36 research outputs found

    Ảnh hưởng của biến động dòng chảy và độ mặn theo mùa đến (sinh trưởng và phát triển) cây tràm và cây dừa nước – Nghiên cứu tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Rừng tràm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái ở Mỹ Phước, Sóc Trăng. Hệ thống đê bao khép kín và cống đã được xây dựng nhằm ngăn mặn và quản lý nước. Tuy nhiên, sự biến động dòng chảy bên trong đê có thể ảnh hưởng đến các loài thực vật bản địa. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của thay đổi mực nước và xả thải đến sự phát triển của thực vật bên trong đê. Khảo sát mặt cắt ngang và vận tốc trung bình được thực hiện trong mùa khô (5/2018) và mùa mưa (8/2018). Phân tích thống kê đa biến và phỏng vấn trực tiếp cũng được sử dụng để đánh giá sự thay đổi mực nước và sự phát triển của thực vật trong cả hai mùa. Kết quả cho thấy mực nước có sự thay đổi rất ít và xấp xỉ nhau trong cả hai mùa. Bên cạnh đó, xu hướng giảm diện tích cây bản địa đang được lưu tâm và tìm kiếm biện pháp đề giải quyết

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    Tình hình nhiễm virus gây bệnh Marek trên gà thả vườn ở thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh Marek (MDV) trên các đàn gà thả vườn đã được thực hiện ở thành phố Cần Thơ. Tổng số 353 mẫu nang lông được thu thập từ 50 đàn gà chưa tiêm vaccine phòng bệnh Marek ở các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Việc xác định gà nhiễm MDV được thực hiện bằng kỹ thuât PCR để phát hiện gen Meq đặc hiệu của MDV serotype 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 26/353 mẫu nhiễm MDV chiếm 7,37%. Tỷ lệ nhiễm MDV trên gà ở huyện Phong Điền là cao nhất với 16,07%, kế đến là ở các huyện Cờ Đỏ (8,60%), Thới Lai (5,43%) và Vĩnh Thạnh (3,57%); có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ nhiễm MDV trên gà giữa các huyện Phong Điền, Thới Lai và Vĩnh Thạnh (P<0,05). Tỷ lệ nhiễm MDV trên giống gà nòi (11,58%) cao hơn gà lai (6,17%). Tỷ lệ nhiễm MDV trên gà giữa các độ tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu chứng minh có sự hiện diện của MDV trên gà ở các huyện khảo sát
    corecore