11 research outputs found

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng chuyển hóa glucose thành acid gluconic

    Get PDF
    Acid gluconic được ứng dụng trong  xây dựng, công nghệ thực phẩm, dược phẩm, v.v. Một số loài vi sinh vật cũng được chứng minh có khả năng sử dụng glucose để tổng hợp acid gluconic. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng chuyển hóa glucose thành acid gluconic. Hai mươi lăm dòng vi khuẩn có khả năng sử dụng glucose đã được phân lập từ các loại vỏ trái cây, trong đó, ba dòng GAB3, GBN6 và GSF5 chuyển hóa glucose (100 g/L) thành acid gluconic hiệu quả nhất trong môi trường khoáng tối thiểu có pH từ 5 đến 8 sau 5 ngày nuôi cấy. Dòng vi khuẩn GSF5 tổng hợp acid gluconic cao nhất, đạt 29,19 g/L khi được nuôi cấy trong môi trường có pH = 6. Kết quả phân tích và so sánh trình tự gen 16S-rRNA cho thấy dòng vi khuẩn GSF5 thuộc chi Staphylococcus và được định danh là Staphylococcus sp. GSF5

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA HỖN HỢP POLYSACCHARIDE LY TRÍCH TỪ RONG MƠ SARGASSUM MICROCYSTUM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của hỗn hợp polysaccharide ly trích từ rong mơ S. microcystum. Polysaccharides được trích xuất bởi ba dung môi khai thác khác nhau: nước 100 oC, HCl 0,1N và Ethanol 90%. Kết quả cho thấy khi ly trích bằng dung môi HCl 0,1N thu được hàm lượng polysaccharide cao nhất (40,2 ± 1,8%) kế đến là dung môi nước 100 oC (25,0 ± 1,3%) và Ethanol 90% (10,9 ± 0,4%). Hàm lượng protein ở các nghiệm thức tương đối thấp, đạt giá trị 9,3; 7,7 và 5,6% đối với nghiệm thức nước 100 oC, HCl 0,1 và Ethanol 90% tương ứng. Hàm lượng phlorotannin cao nhất ở nghiệm thức HCl 0,1N (6,5 mg/g) kế đến là nghiệm thức nước 100 oC và Ethanol 90%. Hoạt tính khử gốc oxy hóa DPPHã, hoạt tính tạo phức với Fe+2 và hoạt tính khử Fe+3 gia tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng hàm lượng của polysaccharide. Điều này cho thấy polysaccharide ly trích từ rong mơ S. microsystum có thể sử dụng như một hợp chất giàu hoạt tính chống oxy hóa và có thể nghiên cứu ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản để tăng cường miễn dịch của tôm cá nuôi

    Công nghệ gen

    No full text
    402 tr. : minh hoạ ; 24 cm

    Công nghệ gen

    No full text
    402 tr. : minh hoạ ; 24 cm
    corecore