3 research outputs found

    Ảnh hưởng của kế toán trách nhiệm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Kế toán trách nhiệm (KTTN) là một trong các công cụ được đánh giá cao và không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên đo lường tác động của các nhân tố thuộcKTTN đến hiệu quả hoạt động là một chủ đề cần thảo luận. Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của KTTN đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cách áp dụng KTTN phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động. Số liệu được thu thập từ 122 doanh nghiệp qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định Cronbach Alpha và phân tích bằng mô hình hồi quy bội được sử dụng trong nghiên cứu này. Việc thực thi KTTN tại các doanh nghiệp ở ĐBSCL ở mức khá. Kết quả hồi quy cho thấy việc phân chia cơ cấu tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, lập dự toán, chính sách khen thưởngvà nhận thức của nhà quản lý ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả. Trong khi phân quyền quản lý và phân bổ thu nhập – chi phí ảnh hưởng tiêu cựcđến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Cuối cùng, một số giải pháp đồng bộ được đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động

    Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến hàm lượng polyphenol, flavonoid, vitamin C, acid gallic và khả năng chống oxy hóa của dịch ép nước dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora Lour.)

    Get PDF
    Quá trình xử lý nhiệt được áp dụng trong nghiên cứu dịch ép làm từ trái dâu Hạ Châu. Các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp kiểm trong các công đoạn xử lý nhiệt là polyphenol tổng số (thuốc thử Folin-Ciocalteu), flavonoid tổng số (tạo phức AlCl3), vitamin C và acid gallic (sắc ký lỏng cao áp HPLC) và khả năng chống oxy hóa (DPPH) thể hiện qua hoạt tính kháng oxy hóa (giá trị EC50 mg/mL). Kết quả nghiên cứu đã chọn được điều kiện chần, đun sơ bộ và chế độ thanh trùng được chọn lần lượt là 90oC-90 giây, 85oC-2 phút, 90oC-1,5 phút ứng với chất lượng của dịch ép dâu theo thứ tự các chỉ tiêu quan sát là 244,57 mgGAE/L, 193,47 mgQE/L, 115,97 mg/L, 17,62 mg/L và 383,95 mg/mL (EC50). Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho quy trình chế biến nước giải khát làm từ trái dâu góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ dâu
    corecore