11 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ TRỰC TUYẾN THEO ĐÔI: MỘT BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘNG CƠ HỌC VÀ KHẢ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH

    Get PDF
    Nhiều nghiên cứu về tác động của việc đánh giá trực tuyến theo đôi trong những lớp học viết tiếng Anh đã được thực hiện ở nhiều bối cảnh giáo dục khác nhau và đã đưa đến nhiều kết quả đối nghịch cũng như tương đồng. Bài viết này trình bày kết quả một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện tại Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu nhằm kiểm chứng (1) tác động của việc đánh giá trực tuyến theo đôi đến việc phát triển động cơ học môn viết và khả năng viết tiếng Anh của sinh viên và (2) sự tương tác giữa động cơ học môn viết và khả năng viết của sinh viên. Nghiên cứu được thiết kế theo hai nhóm: đối chứng và thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về động cơ học môn viết và khả năng viết của sinh viên giữa hai nhóm, sinh viên ở nhóm thực nghiệm có chí số trung bình về động cơ học viết và khả năng viết cao hơn so với những sinh viên thuộc nhóm kiểm chứng

    Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Halquinol lên năng suất sinh trưởng và hiệu quả kinh tế ở heo sau cai sữa

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Chăn nuôi Vemedim ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ trên 54 heo sau cai sữa, giống lai Duroc x (Yorkshire x Landrace). Heo có khối lượng (KL) bình quân đầu kỳ là 24,94 ± 1,63 kg/con và được bố trí cá thể, theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên vào 3 nghiệm thức (NT): (i) Đối chứng (ĐC) là khẩu phần cơ sở (KPCS), không bổ sung chế phẩm (CP); (ii) KPCS có bổ sung CP Halquinol, cho heo ăn liên tục đến hết thí nghiệm (H-L); và (iii) KPCS có bổ sung CP Halquinol cho ăn cách tuần (H-C). Kết quả sau 8 tuần thí nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu về tăng trưởng (KL cuối kỳ, kg/con; tăng trọng tích lũy, kg/con; tăng trọng bình quân, g/con/ngày) của heo ở các NT bổ sung CP cao hơn (

    NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NGHÊU Ở TỈNH TRÀ VINH TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC TỈNH VEN BIỂN PHÍA NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1 tới tháng 4 năm 2007 nhằm mô tả và phân tích chuỗi ngành hàng nghêu trắng (Meretrix lyrata hay lyrate asiatic hard clam), tập trung vào thị trường nghêu ở tỉnh Trà Vinh trong mối liên quan với các tỉnh khác. Các tác nhân chủ yếu tham gia thị trường bao gồm: người cung cấp giống, cơ sở nuôi nghêu, thương lái nghêu thịt, các nhà máy chế biến có thu mua, chế biến - xuất khẩu các sản phẩm nghêu và một số siêu thị. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các tác nhân tham gia ngành hàng này được làm rõ cùng với việc phân tích nhận thức của họ. Nghiên cứu này cũng giúp đưa ra những giải pháp cơ bản để hỗ trợ việc tổ chức việc sản xuất và tiêu thụ nghêu dài hạn ở tỉnh Trà Vinh và các tỉnh ven biển phía Nam với những lưu ý về sự tham gia của cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, biến động về diện tích và sản lượng cũng như giá trị gia tăng

    Ảnh hưởng của bổ sung vi khoáng mangan và kẽm vào khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng gà Hisex Brown

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành trên 540 con gà mái đẻ (35 tuần tuổi) Hisex Brown được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố và 5 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất là Mn (0, 80, 120 ppm) và nhân tố thứ 2 là Zn (0, 40, 60 ppm). Kết quả cho thấy khi bổ sung Mn vào khẩu phần thì tỷ lệ đẻ của gà cao nhất ở nghiệm thức Mn120 (90,62%) và đối chứng (ĐC) thấp nhất (84,51%) (

    THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

    Get PDF
    Tình trạng các tân SV (SV) của các trường đại học ở Việt Nam nói chung và tại trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) nói riêng thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặt biệt là trong học tập, luôn là mối bận tâm của nhà trường, giảng viên (GV) và gia đình. Mục tiêu của nghiên cứu ?Thuận lợi và khó khăn trong học tập của SV năm nhất ĐHCT? là khảo sát những cơ hội và thách thức trong học tập của các SV năm nhất tại nhà trường, từ đó đưa những đề xuất mang tính khả thi để giúp các tân SV sớm khắc phục những khó khăn, nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập ở bậc đại học và đạt kết quả học tập tốt nhất. Để đạt được mục đích đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra và bảng câu hỏi phỏng vấn cho cả tân SV lẫn giảng viên, cố vấn học tập (CVHT) tại nhà trường. Báo này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng từ thông tin do 703 SV năm nhất tại trường cung cấp thông qua phiếu điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bên cạnh một số thuận lợi nhất định, các SV năm nhất gặp rất nhiều yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng học tập của SV. Những khó khăn này phát sinh từ ba nhóm yếu tố chính là (1) bản thân tân SV, (2) cán bộ giảng dạy và CVHT và (3) nhà trường, gia đình và bạn bè. Trong đó, hai nhóm yếu tố đầu tiên là gây ra nhiều trở ngại nhất cho hoạt động học tập của SV năm nhất. Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi cũng tổng hợp được những đề xuất nhằm giúp các tân SV có thể vượt qua những khó khăn trong học tập

    ‘Exploring, progressing and harvesting’: Participant experiences of engaging in speech-language pathology research within a cross-cultural setting

    No full text
    Objective This qualitative descriptive study explored the experiences of a group of Vietnamese speech-language pathologists who collaborated in a longitudinal research programme with an Australian researcher. Conducted between 2013 and 2016, the research programme sought to document the development of the speech-language pathology profession in Vietnam through the experiences of Vietnam's first university-trained speech-language pathologists. Method Utilising a series of questions, seven participants explored their experiences of engaging in the research, and the advice they would offer others who were considering involvement in cross-cultural research. Qualitative content analysis was used to analyse the data. Result Four main categories of experience were identified: capacity building, team work and group processes, cross-cultural issues, and advice for others. Uncertainty as to the collaborative ethos of the research design informed recommendations for future researchers and participants. The relationship between the researcher, interpreter and participants was considered critical to successful engagement in cross-cultural research. Conclusion This research illuminated the perspectives of the research participants and highlighted a complex interplay of factors informing and shaping participation in cross-cultural research. Researchers engaging in research within contexts that are not their own must consider how the research can proceed in a culturally safe manner and support findings that are responsive to and reflective of local context
    corecore