8 research outputs found

    Phân lập và nhận diện dòng vi khuẩn chịu nhiệt cao có khả năng phân hủy lông gia súc - gia cầm

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn những dòng vi khuẩn chịu nhiệt có khả năng phân hủy mạnh các cơ chất chứa keratin từ lông gia súc-gia cầm. Có 54 dòng vi khuẩn hiếu khí chịu nhiệt đã được phân lập từ 18 mẫu đất và hai mẫu nước thu được tại các lò giết mổ ở ba tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long và Kiên Giang. Với 54 dòng có khả năng phát triển và phân hủy keratin ở 45oC; 18 dòng phát triển ở 50oC; 5 dòng phát triển ở 55oC. Các mẫu được pha loãng và nuôi cấy trên môi trường bột lông vũ để phân lập và khảo sát khả năng phân hủy cơ chất chứa keratin của vi khuẩn. Đa số các dòng vi khuẩn được phân lập có khuẩn lạc màu trắng đục hoặc vàng nhạt, bìa nguyên với 23 dòng tế bào hình que và 31 dòng hình cầu (42 dòng Gram âm và 12 dòng Gram dương). Trong đó dòng KG2 thể hiện khả năng phân hủy keratin mạnh nhất ở 55 oC với kết quả phân hủy lông gia cầm là 57,91%; kết quả phân hủy lông gia súc là 35,06%. Kết quả xác định trình tự đoạn gen 16S ribosomal RNA cho thấy dòng KG2 đồng hình 97% với dòng Bacillus megaterium AIMST 3.Ei.1

    Thành phần hóa học của lá cây lý (Syzygium jambos (L.)), họ sim (Myrtaceae)

    Get PDF
    Lá cây Lý được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, lợi tiểu, hạ sốt và các bệnh về phổi. Trong nghiên cứu này, lá cây Lý được thu hái tại Kiên Giang. Cao tổng ethanol được chiết phân đoạn lần lượt với dung môi n-nexane và ethyl acetate. Bằng phương pháp sắc ký cột đã phân lập được 4 hợp chất gồm Stigmasterol (1), 2-phenyl-4H-chromen-4-one (2), Chavicol β-D-glucopyranoside (3), rutin (4). Cấu trúc các hợp chất được xác định dựa trên phân tích phổ NMR và so sánh với các dữ liệu trong tài liệu tham khảo. Hợp chất (2) và (3) lần đầu tiên được phân lập từ loài thực vật này

    Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ thân rễ cây thiền liền (Kaempferia galanga L.)

    Get PDF
    Các đặc điểm dược tính quý của cây thiền liền (Kaempferia galanga L.) ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được khảo sát nhiều. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vitro và in vivo của cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền. Hoạt tính kháng oxy hóa in vitro được đánh giá theo ba phương pháp là DPPH, ABTSvà RP. Ruồi giấm hoang dại dòng CS (Drosophila melanogaster) được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vivo. Kết quả cho thấy, cao chiết thiền liền thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa tốt khi khảo sát cả ba phương pháp ABTS, DPPH và RP, với giá trị EC50 (effective concentration) lần lượt là 151,6±2,5 µg/mL; 2404,8±55 µg/mL và 116,5±4,8 µg/mL. Đồng thời, ruồi giấm sống trong môi trường có bổ sung cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền có khả năng chống chịu tốt với điều kiện stress gây ra bởi H2O2 và paraquat tốt hơn so với ruồi giấm được nuôi trong môi trường tiêu chuẩn. Hàm lượng polyphenol và flavonoid trong cao chiết thiền liền được xác định là 54,42 mg GAE/g cao chiết và 56,96 mg QE/g cao chiết. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, thiền liền là một dược liệu tiềm năng chứa nhiều các hợp chất kháng oxy hóa

    Nghiên cứu quy trình chiết tách polyphenol có hoạt tính chống oxy hóa từ lá hồng sim (Rhodomryrtus tomentosa)-Phú Quốc

    Get PDF
    Nghiên cứu này, sự tối ưu hóa đa biến trong quá trình chiết tách polyphenol từ lá hồng sim với sự hỗ trợ của phương pháp đáp ứng bề mặt. Các thông số về nồng độ ethanol, nhiệt độ chiết tách, thời gian chiết tách và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đã được tối ưu hóa. Theo các mô hình, điều kiện chiết tách tối ưu là: ethanol 90%, thời gian chiết tách 22 giờ, nhiệt độ chiết tách 59oC và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 (g/mL). Trong các điều kiện tối ưu, hàm lượng polyphenol chiết tách từ lá Hồng sim là 410,45±2,49 mg GAE/g cao chiết, phù hợp với giá trị dự đoán (409,62 mg GAE/g cao chiết). Cao tối ưu của lá hồng sim có khả năng trung hòa gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl (EC50=11,79 µg/mL). Do đó, lá hồng sim có thể được sử dụng như một nguồn polyphenol tự nhiên mới có các ứng dụng tiềm tàng như chất chống oxy hóa trong ngành công nghiệp dược phẩm

    Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến các hợp chất có hoạt tính sinh học trong vỏ bưởi Da Xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đối lưu đến hiệu quả duy trì các thành phần có hoạt tính sinh học trong vỏ bưởi da xanh, thể hiện qua phenolic tổng số (TPC), flavonoid tổng số (TFC), khả năng trung hòa gốc tự do bằng DPPH và ABTS . Thông qua đó, nhiệt độ sấy vỏ bưởi phù hợp để hạn chế sự giảm thấp các thành phần này được đề xuất thất thoát khi xử lý nhiệt vỏ bưởi. Kết quả khảo sát cho thấy các hoạt chất có hoạt tính sinh học giảm khoảng 50% do tác động của nhiệt độ sấy và 80% TPC giảm sau chiết tại 60℃ (19,21 ± 3,21%) và 65℃ (18,99 ± 0,87%). Nhiệt độ tác động đến các thành phần trong nhóm TFC và kéo theo giá trị DPPH, ABTS không lớn

    Hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd)

    Get PDF
    Cóc trắng hay còn gọi Cọc vàng (Lumnitzera racemosa) là một loài thực vật ngập mặn với nhiều dược tính quý. Tuy nhiên, các nghiên cứu về loài cây này không nhiều, đặc biệt ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học cũng như hoạt tính kháng oxy hóa in vitro và hoạt tính kháng khuẩn gây bệnh trên thủy sản của cao chiết Cóc trắng đã được khảo sát. Kết quả cho thấy cao ethanol Cóc trắng có hàm lượng polyphenol và flavonid tổng được xác định lần lượt là 138,532 mg GAE/g; 182,014 mg QE/g. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa cho thấy cao ethanol Cóc trắng cho hoạt tính mạnh nhất trên phương pháp thử nghiệm là ABTS●+(IC50=20,461 μg/mL), DPPH (IC50=81,734 μg/mL) và TAC (OD0,5= 86,943 μg/mL), sau đó là năng lực khử sắt (OD0,5=113,108 μg/mL). Cao chiết Cóc trắng thể hiện hoạt tính kháng đối với 4 dòng vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Aeromonas dhakensis, Edwardsiella ictaluri, Streptococcus agalactiae với đường kính kháng khuẩn tương ứng 3,87 mm, 4,93 mm, 4,93 mm, 5,73 mm

    PHÂN LẬP VÀ TẠO DÒNG GENE THERMOLABILE HEMOLYSIN CỦA VI KHUẨN VIBRIO TỪ CÁ HỒNG MỸ Ở THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    In this study, we isolated and identified the Vibrio parahaemolyticus 01 strain in Thua Thien Hue province causing ulcer disease in Sciaenops ocellatus. The full-length of thermolabile hemolysin (tlh) gene (1257 bp), encoding antigen thermolabile hemolysin toxin (TLH) of the Vibrio sp. was cloned and sequenced successfully. The sequence analysis of gene cloned shows a complete similarity to the Vibrio parahaemolyticus strain (Genbank: AY289609.1). Gene tlh encodes a complete polypeptide sequence of 418 amino acids and completely consistent with polypeptide chains published in Genebank (accession number: AAP41840.1). Our findings show a high potential of the PCR-based method for rapid identification and providing genetic relationship information and isolate the toxin gene from Vibrio bacteria in Thua Thien Hue province.Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập và định danh được một chủng Vibrio parahaemolyticus 01 gây bệnh xuất huyết lở loét ở cá hồng mỹ nuôi tại Thừa Thiên Huế. Gene thermolabile hemolysin (tlh) mã hóa tạo kháng nguyên độc tố không bền nhiệt TLH có kích thước 1257 bp, hoàn toàn tương đồng với trình tự gene được công bố trên Genebank (mã số: AY289609.1). Gene tlh mã hóa tạo chuỗi polypeptide hoàn chỉnh dài 418 acid amin và hoàn toàn tương đồng với chuỗi polypeptide được công bố trên Genebank (mã số: AAP41840.1). Kết quả của chúng tôi cho thấy tiềm năng ứng dụng lớn của phương pháp PCR để xác định nhanh chóng và cung cấp thông tin về mối quan hệ di truyền và phân lập gene độc tố từ vi khuẩn Vibrio ở tỉnh Thừa Thiên Huế
    corecore