2 research outputs found

    Khả năng gây độc của cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia L.) trên mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster)

    Get PDF
    Những loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thực vật hiện được đề xuất như những lựa chọn thay thế hữu ích cho thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp để quản lý côn trùng gây hại. Trong nghiên cứu này, ruồi giấm được sử dụng như một mô hình côn trùng để khảo sát khả năng gây độc của chiết xuất từ cây cỏ sữa lá nhỏ. Cỏ sữa lá nhỏ  khi được phân tích thành phần hóa học cho thấy có sự  hiện diện của flavonoid, polyphenol, tannin và alkaloid. Hoạt tính gây độc của chiết xuất cỏ sữa lá nhỏ được đánh giá đối với ấu trùng giai đoạn 2 của ruồi giấm và được chứng minh là có hiệu quả gây tử vong 53,33% ở nồng độ 150 mg/mL. Ngoài ra, cao chiết ethanol cỏ sữa lá nhỏ cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và sinh trưởng của ruồi giấm. Đáng chú ý, cao chiết cỏ sữa lá nhỏ gây ra những thay đổi trong hoạt động của enzyme acetylcholine và những suy giảm trong hoạt động vận động di chuyển đã được ghi nhận

    Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ thân rễ cây thiền liền (Kaempferia galanga L.)

    Get PDF
    Các đặc điểm dược tính quý của cây thiền liền (Kaempferia galanga L.) ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được khảo sát nhiều. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vitro và in vivo của cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền. Hoạt tính kháng oxy hóa in vitro được đánh giá theo ba phương pháp là DPPH, ABTSvà RP. Ruồi giấm hoang dại dòng CS (Drosophila melanogaster) được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vivo. Kết quả cho thấy, cao chiết thiền liền thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa tốt khi khảo sát cả ba phương pháp ABTS, DPPH và RP, với giá trị EC50 (effective concentration) lần lượt là 151,6±2,5 µg/mL; 2404,8±55 µg/mL và 116,5±4,8 µg/mL. Đồng thời, ruồi giấm sống trong môi trường có bổ sung cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền có khả năng chống chịu tốt với điều kiện stress gây ra bởi H2O2 và paraquat tốt hơn so với ruồi giấm được nuôi trong môi trường tiêu chuẩn. Hàm lượng polyphenol và flavonoid trong cao chiết thiền liền được xác định là 54,42 mg GAE/g cao chiết và 56,96 mg QE/g cao chiết. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, thiền liền là một dược liệu tiềm năng chứa nhiều các hợp chất kháng oxy hóa
    corecore