10 research outputs found
Mô phỏng hệ đo Rayleigh-Compton bằng phương pháp Monte Carlo
Trong nghiên cứu này, phương pháp Monte Carlo được áp dụng để mô phỏng cho hệ đo tán xạ Rayleigh-Compton sử dụng đầu dò bán dẫn Si(Li) trên phần mềm MCNP6. Trong đó, tia gamma tới mang năng lượng 59,54 keV được phát ra từ nguồn 241Am và góc tán xạ được xác định ở 124o. Các bia tán xạ là các đơn nguyên tố có nguyên tử số Z trải dài từ 13 đến 82. Song song với việc mô phỏng, các giá trị lý thuyết của tỉ số Rayleigh-Compton đã được tính toán dựa vào các mô hình NRFF, RFF, MFF trên phần mềm MATLAB. Các kết quả giá trị tỉ số Rayleigh-Compton từ mô phỏng và tính toán lý thuyết có độ sai biệt trung bình dưới 4%. Như vậy, với mô hình mô phỏng hệ đo tán xạ Rayleigh-Compton như trên, việc xác định nguyên tử số hiệu dụng cũng như mật độ electron cho các hợp chất có thể được thực hiện chính xác, nhanh chóng và thuận tiện hơn
ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI VÙNG ĐỒI NÚI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên cơ sở áp dụng GIS theo địa giới hành chính như ở cấp huyện, tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để kết quả đạt được tốt và mang tính thực tiễn hơn, thì công tác đánh giá đất đai cần tiến hành trên cơ sở phân vùng sinh thái. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: Qua phân tích hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của vùng đồi núi của thị xã Hương Trà, kết hợp phân tích SWOT, chúng tôi đã lựa chọn được 3 loại hình sử dụng đất có triển vọng cho vùng nghiên cứu, gồm: loại hình trồng cao su, keo lai và thanh trà. Áp dụng công nghệ GIS, đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai với 53 đơn vị trên tổng diện tích 37.478,01ha của vùng nghiên cứu. Tiến hành đánh giá phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên cho các loại hình sử dụng đất có triển vọng tại vùng nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau: 22 đơn vị đất đai với 5513,43ha phù hợp với cây cao su; 31 đơn vị đất đai với 8.530,640ha phù hợp với cây keo lai và 14 đơn vị đất đai với 2.831,71ha phù hợp với cây bưởi Thanh Trà. Từ khóa: Đồi núi, loại hình sử dụng đất, đánh giá thích hợp
ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI VÙNG ĐỒI NÚI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên cơ sở áp dụng GIS theo địa giới hành chính như ở cấp huyện, tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để kết quả đạt được tốt và mang tính thực tiễn hơn, thì công tác đánh giá đất đai cần tiến hành trên cơ sở phân vùng sinh thái. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: Qua phân tích hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của vùng đồi núi của thị xã Hương Trà, kết hợp phân tích SWOT, chúng tôi đã lựa chọn được 3 loại hình sử dụng đất có triển vọng cho vùng nghiên cứu, gồm: loại hình trồng cao su, keo lai và thanh trà. Áp dụng công nghệ GIS, đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai với 53 đơn vị trên tổng diện tích 37.478,01ha của vùng nghiên cứu. Tiến hành đánh giá phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên cho các loại hình sử dụng đất có triển vọng tại vùng nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau: 22 đơn vị đất đai với 5513,43ha phù hợp với cây cao su; 31 đơn vị đất đai với 8.530,640ha phù hợp với cây keo lai và 14 đơn vị đất đai với 2.831,71ha phù hợp với cây bưởi Thanh Trà. Từ khóa: Đồi núi, loại hình sử dụng đất, đánh giá thích hợp
ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI VÙNG ĐỒI NÚI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên cơ sở áp dụng GIS theo địa giới hành chính như ở cấp huyện, tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để kết quả đạt được tốt và mang tính thực tiễn hơn, thì công tác đánh giá đất đai cần tiến hành trên cơ sở phân vùng sinh thái. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: Qua phân tích hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của vùng đồi núi của thị xã Hương Trà, kết hợp phân tích SWOT, chúng tôi đã lựa chọn được 3 loại hình sử dụng đất có triển vọng cho vùng nghiên cứu, gồm: loại hình trồng cao su, keo lai và thanh trà. Áp dụng công nghệ GIS, đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai với 53 đơn vị trên tổng diện tích 37.478,01ha của vùng nghiên cứu. Tiến hành đánh giá phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên cho các loại hình sử dụng đất có triển vọng tại vùng nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau: 22 đơn vị đất đai với 5513,43ha phù hợp với cây cao su; 31 đơn vị đất đai với 8.530,640ha phù hợp với cây keo lai và 14 đơn vị đất đai với 2.831,71ha phù hợp với cây bưởi Thanh Trà. Từ khóa: Đồi núi, loại hình sử dụng đất, đánh giá thích hợp
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HẠN HÁN ĐẤT TRỒNG LÚA VỤ HÈ THU BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho các diện tích đất trồng lúa vụ Hè Thu trong giai đoạn 1996 đến 2013. Bằng việc kết hợp chỉ số khác biệt thực vật (NDVI) với chỉ số khô hạn (SPI) và phương pháp GIS có sự tham gia cho thấy rằng: hạn hán vụ hè thu chủ yếu rơi vào tháng 5 và tháng 7 và yếu tố SPI giải thích được khoảng 40% sự thay đổi của NDVI. Bên cạnh đó, kết quả cho thấy 850,65 ha đất trồng lúa đã bị chuyển đổi sang mục đích khác do hạn hán từ giai đoạn 1996 đến năm 2013, trong tương lai, tại huyện Đại Lộc sẽ có 142,55 ha đất lúa có nguy cơ hạn hán cao, tập trung tại các xã Đại Hồng, Đại Đồng, Đại Hưng và Đại Quang