44 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG HỖ TRỢ CỦA CÁC ION IODUA ĐẾN SỰ ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CARBON BỞI HEXAMETHYLENETETRAMINE TRONG NƯỚC VÀ NHŨ TƯƠNG “CONDENSATE/NƯỚC”

    Get PDF
    Tác dụng hỗ trợ của các ion iodua (I-) đến sự ức chế  ăn mòn thép carbon trong nước và các nhũ tương “condensate/nước” bởi hexametylentetramine (C6H12N4), đã được nghiên cứu bằng các phương pháp khối lượng, phân cực thế động, phân cực tuyến tính và trở kháng điện hóa. Hexametylentetramine ức chế sự  ăn mòn thép carbon ở những nồng độ thấp. Hiệu quả ức chế ăn mòn thép carbon của hexametylentetramine tăng với sự tăng nồng độ của ion iodua và với sự giảm hàm lượng nước trong các nhũ tương“condensate/ nước”. Hiệu quả ức chế ăn mòn thép carbon bởi hỗn hợp “Hexametylentetramine (2g/l) + KI (0; 0,5; 1; 2g/l)” được tăng đáng kể trong các dung dịch nước đã loại bỏ khí oxy. Hiệu quả cao nhất của sự ức chế ăn mòn thép carbon bởi hỗn hợp “Hexametylentetramine (2 g/l) + KI (0; 0,5; 1; 2g/l)” quan sát thấy ở nhiệt độ 100 oC trong khoảng nhiệt độ từ 30 oC đến 140 oC. Cơ chế ức chế ăn mòn thép carbon bởi hỗn hợp “Hexametylentetramine + KI” được giải thích là do có sự tạo thành lớp hấp phụ kép trên bề mặt thép

    Hướng dẫn sử dụng Internet

    No full text
    253 tr. : minh hoạ ; 24 cm

    3DS Max 6

    No full text
    616 tr. : minh hoạ ; 24 cm

    Autodesk 3DS Max 8

    No full text
    420 tr. : minh hoạ ; 24 cm

    Autodesk 3DS Max 8

    No full text
    1 đĩa CD-ROM ; 4 3/4 in

    Một số đặc điểm sinh trưởng của móng tay (Solen strictus) ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

    Get PDF
    Móng tay là một loài thuộc họ Pharidae sống ở các vùng bãi triều đáy cát. Ở Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy, tỉnh Nam Định móng tay được người dân địa phương khai thác để tiêu thụ dưới dạng hải sản tươi sống và qua chế biến. Nghiên cứu này nhằm phân tích mối tương quan giữa chiều dài - khối lượng của móng tay, được thực hiện từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022 ở VQG Xuân Thủy. Kết quả định danh cho thấy móng tay ở VQG Xuân Thủy là loài Solen strictus (sự tương đồng 99%) và sự gia tăng chiều dài cơ thể nhanh hơn sự gia tăng về khối lượng. Thêm vào đó, mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài của loài được mô tả bằng phương trình W = 8E-0,5*L2,5221 với hệ số tương quan (R2) là 0,5846. Sự tăng trưởng của móng tay được đo bằng mô hình tăng trưởng von Bertalanffy với L∞ = 8,4 cm, k = 0,67/năm, và t0 = -0,34. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học về động lực quần thể móng tay tại VQG Xuân Thủy có thể hữu ích cho việc sử dụng và quản lý nguồn lợi móng tay để duy trì sự bền vững về môi trường và sinh thái
    corecore