46 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2 ĐẾN SINH KẾ VÀ TIẾP CẬN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Hệ thống đập thuỷ điện ở Việt Nam đã và đang được xây dựng dày đặc trên các hệ thống sông ngòi. Bài báo này phân tích những tác động của xây dựng đập thuỷ điện đến sinh kế của người dân ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn ở của đập thuỷ điện Sông Tranh 2, cũng như chỉ ra những hạn chế chính sách liên quan đến phát triển đập thuỷ điện, tái định cư và đền bù. Nghiên cứu sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin và sử dụng các thống kê thông thường để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn các hoạt động sinh kế đều bị đảo lộn và giảm thu nhập, gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước. Tại khu tái định cư tại thượng nguồn, chính sách đền bù và tái định cư chưa thoả đáng, thiếu chính sách hỗ trợ hậu tái định cư đã đẩy người dân tái định cư vào những khó khăn trầm trọng như mất khả năng tiếp cận và khai thác lâm sản ngoài gỗ ở rừng tự nhiên, mất đất canh tác và các hoạt động sinh kế. Cộng đồng ở hạ nguồn cũng chịu những tác động tiêu cực khá nghiêm trọng. Quá trình tích và xả nước bất hợp lý của đập thuỷ điện khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Những lỗ hổng trong luật tài nguyên nước và chính sách đền bù, tái định cư đã làm cho việc phát triển đập thuỷ điện gây ra nhiều tác động tiêu cực. Để khắc phục những vấn đề này, các bên liên quan cần phối hợp và có những điều chỉnh để chiến lược phát triển đập thuỷ điện của Việt Nam thực sự là chiến lược tốt cho sự phát triển bền vững ở tương lai.Từ khoá: đền bù, tái định cư, sinh kế, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, thuỷ điệ

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VÀ BÌNH TUYỂN CÂY QUÝT HƯƠNG CẦN ĐẦU DÒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành tại vùng trồng Quýt Hương Cần thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở bình tuyển cây đầu dòng Quýt Hương Cần với 28 tiêu chuẩn về các điểm nông sinh học và 10 tiêu chuẩn về chất lượng quả. Căn cứ vào tiêu chuẩn cơ sở, 10 cây Quýt Hương Cần đầu dòng có những đặc điểm nông sinh học đặc trưng của giống đã được bình tuyển. Các cây đầu dòng sinh trưởng tốt, không bị nhiễm bệnh virus. Năng suất cây đầu dòng cao hơn 10% so với cây thông thường. Chất lượng quả đạt được các tiêu chuẩn cơ sở về hình dạng, màu sắc, khối lượng, độ đồng đều, tỷ lệ phần ăn được, màu sắc thịt quả, độ dai của vách múi, độ mịn và mọng nước của thịt quả, số hạt/quả, hương vị quả và độ brix. Cần tiếp tục bình tuyển, bảo tồn và lưu giữ cây đầu dòng để làm vật liệu phục tráng và phát triển sản xuất giống Quýt Hương Cần.Từ khóa: cây đầu dòng, Quýt Hương Cần, tiêu chẩn cơ sở, Thừa Thiên Hu

    NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG XYLOOLIGOSACCHARIDES (XOS) CỦA BACILLUS

    Get PDF
    Hiện nay vi khuẩn Bacillus đang được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm probiotic dùng cho người, ví dụ như Bacillus subtilis, B.licheniformis, B. coagulans. Một dặc điểm ưu việt của Bacillus là khả năng tạo spore của chúng. Các bào tử sẽ nảy mầm thành vi khuẩn và phát triển trong ruột, nhờ đó duy trì được hệ vi khuẩn đường ruột có ích. Probiotic dạng bào tử  bền ở dải pH rộng, từ aicd của dạ dày đến kiềm nhẹ ở đại trực tràng và đang được sử dụng với số lượng lớn trong các chế phẩm probiotic. Xylooligosaccharide (XOS) là một olygomer của xylose. Thị trường cho XOS đang ngày một hấp dẫn do những ưu thế về công nghệ của nó so với các oligosaccharide khác. XOS cũng là cơ chất lên men của Bifidobacteria và Lactobacillus, những vi khuẩn phổ biến trong đại trực tràng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng về việc Bacillus có khả năng đồng hóa XOS. Số liệu thu được cho thấy trong số 5 chủng vi khuẩn Bacillus đã được nghiên cứu, chủng vi khuẩn B. subtilis HU58 có khả năng đồng hóa XOS tốt nhất với 70 % hàm lượng XOS tông số đã được sử dụng. Hàm lượng XOS còn lại trong canh trường nuôi cấy sau 24 giờ  và hình ảnh định tính XOS bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) đã chứng tỏ điều này. Sự lên men XOS của B. subtilis HU58 cũng sinh ra axit butyric. Hàm lượng axit này đã tăng từ 0,54 % lên 8,68 % sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường LB chứa XOS 0,25 %. Như vậy, đây là phát hiện đầu tiên về B. subtilis HU58 có khả năng đồng hóa XOS, gợi ý rằng XOS và B. subtilis HU58 có thể sử dụng để tạo sản phẩm synbiotic mới

    NGHIÊN CỨU TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GENE eltA CỦA E. COLI GÂY TIÊU CHẢY Ở LỢN

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tạo dòng và biểu hiện thành công gene eltA mã hóa cho tiểu đơn vị A độc tố LT của vi khuẩn E. coli trong tế bào khả biến E. coli BL21 (DE3). Đoạn gene eltA phân lập từ ADN tổng số của E. coli thu được từ mẫu phân lợn tiêu chảy có kích thước 798 bp, tương đồng 99 %  với trình tự gene được công bố trên ngân hàng Gene (mã số: K01995.1), trong đó phần gene mã hóa cho tiểu đơn vị A của độc tố LT (LT-A) có kích thước 777 bp, mã hóa chuỗi polypeptide dài 258 amino aicd, tương đồng 98 % với chuỗi polypeptide được công bố trên GenBank (mã số: AAA24685.1). Phân tích điện di SDS cho thấy protein dung hợp 6xHis-LT-A có khối lượng phân tử khoảng 30 kDa.Từ khóa: eltA, LT, độc tố không chịu  nhiệt, E. col

    PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ GEN GIẢ ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

    Get PDF
    Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Giải trình tự và phân tích hệ phiên mã tôm sú sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng cho công tác chọn giống tôm sú. Trong nghiên cứu này, từ gói dữ liệu giải trình tự thế hệ mới mô cơ và mô gan tụy tôm sú thu nhận từ vùng biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi đã đánh giá, tiền xử l. và lắp ráp de novo hệ phiên mã, tinh sạch và thu được 17.406 unigene với kích thước trung bình là 403,06 bp, N50 là 402 bp. Toàn bộ các unigene trong hệ phiên mã tinh sạch được chú giải với 4 cơ sở dữ liệu khác nhau và đã sàng lọc được 51 unigene liên quan đến tính trạng tăng trưởng. Phân tích biểu hiện cho thấy 16.148 unigene có sự biểu hiện khác biệt giữa mô cơ và mô gan tụy. Những kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích về hệ phiên mã tôm sú và có thể được áp dụng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo đặc biệt trong việc sàng lọc các chỉ thị phân tử liên kết với những tính trạng có . nghĩa kinh tế quan trọng ở tôm sú

    Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện  quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ  1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết
    corecore