101 research outputs found

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN TREO

    Get PDF
    Bài viết làm rõ một số vấn đề lý luận về mối liên hệ giữa mục đích của hình phạt và bản chất pháp lý của án treo; phân tích và nhận diện được một số bất cập của pháp luật thi hành án hình sự và những hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn thi hành án treo thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực tiễn thi hành án treo, góp phần bảo đảm hiệu lực thực thi pháp luật và bảo đảm quyền cho người bị kết án, trong đó có người chấp hành bản án treo

    ĐặC ĐIểM GEN CủA VI RúT GÂY BệNH ĐốM TRắNG (WHITE SPOT SYNDROME VIRUS) PHÂN LậP Từ Hệ THốNG NUÔI TÔM Sú QUảNG CANH CảI TIếN

    Get PDF
    Khảo sát sự đa dạng về đặc điểm gen của vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) ngoài tự nhiên là một trong những phương pháp tiếp cận giúp hiểu rõ hơn về các đặc điểm dịch tể học của loài vi rút này. Nghiên cứu phân tích số lượng của các đơn vị lặp lại (RU) nằm trên các vùng lặp lại liền kề khác nhau (VNTR) của ORF75, ORF94 và ORF125 (WSSV-TH strain; van Hulten et al., 2001) từ 326 mẫu WSSV-DNA thu từ 29 ao tôm quảng canh cải tiến. Kết quả cho thấy: (i) ORF94 xác định được 16 nhóm kiểu gen WSSV, từ 3VLL đến 18VLL. Trong đó, kiểu gen có 10 VLL (20,6%) và 11 VLL (19,8%) là những kiểu gen phổ biến nhất. (ii) ở ORF125, hiện diện 14 nhóm kiểu gen WSSV, từ 3 VLL đến 17 VLL. Trong đó, 7 VLL là kiểu gen chiếm ưu thế (24,9%); (iii) ở ORF75, vùng lặp lại kép này có 10 kiếu gen được ghi nhận, trong đó 500bp là sản phẩm khuếch đại được phát hiện nhiều nhất (51%). Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy sự tồn tại của nhiều kiểu gen WSSV khác nhau trong mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Vùng lặp lại liền kề ở ORF94, kế đó là ORF125 và ORF75 có thể được sử dụng để phân biệt các dòng WSSV phân lập từ mô hình quảng canh cải tiến.

    ĐA DẠNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ VÙNG TRỒNG KEO Ở MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Đa dạng hoạt động sinh kế giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ đa dạng sinh kế, xác định xu hướng đa dạng hóa sinh kế và thay đổi thu nhập của các nhóm hộ trong vùng sản xuất rừng keo trọng điểm của các nông hộ vùng trồng keo ở miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã phỏng vấn 30 người am hiểu và 180 hộ ở vùng miền núi thông qua kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên có phân loại. Dữ liệu chính được thu thập bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn sâu. Dữ liệu được phân tích bằng thống kê mô tả và phân tích phương sai. Kết quả cho thấy, từ 2011 đến 2018, xu hướng đa dạng sinh kế của nông hộ là không tăng số hoạt động sinh kế mà thay hoạt động sinh kế này bằng hoạt động sinh kế khác và thay đổi đối tượng trong hoạt động sinh kế. Thay đổi này dẫn đến thay đổi trong thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ. Cơ cấu thu nhập của hộ thay đổi tăng, giảm theo xu hướng thay đổi hoạt động sinh kế của hộ. Thay đổi trong hoạt động sinh kế đã làm tăng tổng thu nhập và thu nhập bình quân/người của hộ, nhưng mức tăng khác nhau giữa các nhóm hộ khác nhau về dân tộc và trồng keo. Có sự khác biệt lớn về thu nhập giữa các hộ dân tộc Kinh và dân tộc Cơ Tu. Mức tăng thu nhập của nhóm hộ dân tộc Cơ Tu vẫn còn rất thấp.Từ khóa: sinh kế, dân tộc thiểu số, thu nhập, trồng keo, miền núi, nông thôn mớ

    ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ NGỰA VẰN (HIPPOCAMPUS COMES, CANTOR, 1850) Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA

    Get PDF
    Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ nuôi  lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá ngựa vằn được tiến hành trong thời gian105 ngày. Chiều dài cá thí nghiệm bắt đầu là 39,06 mm, 39,26 mm và 39,73 mm (P 0,05) ở  ứng với lô thử nghiệm nuôi 50 con/ 150 lít (lô 1), 100 con/150 lít (lô 2) và 150 con/ 150 con (lô 3). Sau 105 ngày nuôi thí nghiệm, cá đạt  chiều dài  94,40 mm,  89,95 mm và 91,00 mm ở lô 1, lô 2 và lô 3. Sự tăng trưởng của cá nuôi ở mật độ  50 con/ 150 lít (lô 1) nhanh hơn so với cá ở lô 2 và lô 3 (P 0,05). Tỉ lệ sống của cá nuôi ở các bể thí nghiệm đều lớn hơn 96%. Nghiên cứu này đã chứng tỏ rằng nuôi cá ngựa ở mật độ 1 con trên 3 lít nước biển là tốt nhất.Summary: The effects of stocking density on juvenile growth and survival rate of Tiger tail seahorse (Hippocampus comes) were examined over 105 days. The initial length of seahorse is 39.06 mm, 39.26 mm and 39.73mm (P 0.05) in trials 50 ind./150 liters (set1), 100 ind./ 150 (set 2) and 150 ind./ 150 liters (set 3), respectively. After 105 days of experiment, the final length of seahorse reaches 94.40 mm, 89.95 mm and 91,00 mm in set 1, 2 and 3, respectively. Growth rate was higher for cultured seahorse with density 50ind./150 liters  than for the density 100 ind./150 and 150 ind./150 liters treatments (P 0.05). Survival rate of seahorse in all trials was higher than 96% (P 0.05). This experiment demonstrates that growth rate of seahorse is the best when they are cultured with density 1 ind. in 3 liters of sea water

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA DUNG DỊCH NANO BẠC SỬ DỤNG CHITOSAN LÀM CHẤT KHỬ/CHẤT ỔN ĐỊNH

    Get PDF
    SUMMARY STUDY ON SYNTHESIS AND ANTIBACTERIAL ACTIVITY OF SILVER NANOPARTICLE CONTAINING SOLUTION USING CHITOSAN AS REDUCING/ STABILIZING REAGENT Silver nanoparticles (AgNPs) were synthesized using chitosan as reducing and stabilizing agent via a green and facile method. First, AgNO3 was mixed with chitosan solution, then, the mixture was heated up to 85 – 95oC for a cerain period of time (2 - 48 h), in which AgNPs were  formed and homogeniously distributed/penetrated inside chitosan chains. AgNPs were characterized by XRD, IR, TEM and UV-vis methods. The obtained results confirmed that AgNPs, whose the  particle size of about 7 - 12 nm, were coated by chitosan layer, therefore are stable for at least 4 months without any significant agglomeration. Antibacterial test of AgNPs were investigated, confirming their enhanced antibacterial activities thanks to synergic properties of both AgNPs and chitosan. Keywords. Silver nanoparticles, chitosan, antibacterial activit

    Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn phân giải cellulose từ đất trồng sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam

    Get PDF
    Ngoc Linh ginseng (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) is an endemic species in Vietnam and was discovered at the Ngoc Linh mountain (Kon Tum/Quảng Nam). Investigations showed that the soil with a thick layer of humus was the ideal condition for growth and development of Ngoc Linh ginseng. Therefore research on microbial flora as well as cellulose-degrading bacteria in ginseng soil may elucidate factors contributing to acclimatized cultivation of this ginseng in Vietnam. From the soil sample with cultivated Ngoc Linh ginseng in Quang Nam, five bacteria strains with cellulose-degrading activities were isolated (QN1, QN2, QN3, QN4, QN5 with respectively hydrolyzed CMC halos diameters of 10, 11, 22, 7, 22 mm) with cellulase activities of 1,31; 1,23; 2,99; 0,99; 2,51 U/ml. The combination of 16S rRNA gene sequences and cultured/biochemical characteristics of the bacteria showed that the five bacteria strains was classified to be Pseudomonas sp. QN1; Pseudomonas sp. QN4; Bacillus sp. QN2; Bacillus sp. QN3; Roseomonas sp. QN5.Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là loài đặc hữu của Việt Nam được phát hiện tại vùng núi Ngọc Linh (Kon Tum/Quảng Nam). Kết quả khảo sát cho thấy những vùng đất có tầng mùn dày là nơi có điều kiện lý tưởng cho cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy việc tìm hiểu về khu hệ vi sinh vật nói chung, vi khuẩn phân giải cellulose nói riêng trong đất trồng sâm là một trong những hướng đi tiềm năng cho nghiên cứu trồng di thực loài sâm này của Việt Nam. Từ mẫu đất trồng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, chúng tôi đã phân lập được 05 vi khuẩn có hoạt tính phân giải cellulose (kí hiệu QN1, QN2, QN3, QN4, QN5 với kích thước vòng phân giải đo được trên môi trường chứa cơ chất CMC (0,1%) tương ứng đạt: 10, 11, 22, 7, 22 mm), hoạt tính cellulase đạt lần lượt là 1,31; 1,23; 2,99; 0,99; 2,51 U/ml. Kết hợp nghiên cứu một số đặc điểm nuôi cấy/sinh hóa và phân tích trình tự gen 16S rARN đã xác định vị trí phân loại của các vi khuẩn phân lập được như sau: QN1 và QN4 thuộc chi Pseudomonas; QN2, QN3 thuộc chi Bacillus; QN5 thuộc chi Roseomonas

    Isolation and selection of a strain of bacillus subtilis group for high antagonistic activity against Colletotrichum scovilleicausing chilli anthracnose disease in Ho Chi Minh City

    Get PDF
    Chilli anthracnose disease caused by Colletotrichum spp. has heavily damaged the quality and yield production of chili around the world. In Viet Nam, many chili growing regions namely Ho Chi Minh City have been enormously affected by the disease for many years. Nowadays, a biological control using antagonistic microorganisms to prevent plant pathogens is becoming increasingly popular due to its safety and effectiveness. In particular, bacteria belonging to Bacillus subtilis group has been proven to have antagonistic ability against pathogenic fungi. Therefore, this study was conducted to isolate and select bacteria of Bacillus subtilis group which show high antagonistic activity against the fungus Colletotrichum scovillei causing Chilli anthracnose disease in Ho Chi Minh City. From five soil samples, the study isolated 22 candidate strains that initially categorized as Bacillus subtilis group. Out of 22 isolates, the BHCM8.3 strain showed the best inhibitory effect on the growth of Colletotrichum scovillei in the dual-culture agar overlay method (antagonistic effectiveness is 81.58% after 15 days). 16S ribosomal DNA (rDNA)-based molecular identification reveals that the BHCM8.3 strain is completely identical to the bacterium Bacillus subtilis (100%)

    KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊT LỢN AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng tiếp cận thịt lợn an toàn của người tiêu dùng, tạo cơ sở xác định giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 100 người tiêu dùng ở 4 phường của thành phố Huế được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 8 cán bộ các ban ngành liên quan và tiểu thương để thu thập thông tin về tình hình quản lý thịt lợn trên địa bàn thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 100 % người tiêu dùng mong muốn được sử dụng thịt lợn an toàn và sẵn sàng chi trả thêm, nhưng chỉ 27 % số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm trên 20 % giá thường. Khả năng tiếp cận đến thịt lợn an toàn của người tiêu dùng rất thấp, yếu tố chính cản trở đến khả năng tiếp cận là sự sẵn có của thịt an toàn và lòng tin đối với thịt an toàn. Để đẩy mạnh khả năng tiếp cận thịt an toàn cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về thịt lợn an toàn, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát từ sản xuất đến cung ứng nhằm củng cố lòng tin cho người tiêu dùng, cũng như tạo ra được sản phẩm sẵn có trên thị trường.Từ khóa: sự sẵn sàng chi trả, khả năng tiếp cận, thịt lợn an toà

    MẠNG LƯỚI CÁC TÁC NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG ĐẦM SAM CHUỒN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    TÓM TẮTTóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định mạng lưới các tác nhân và tiềm năng của các tác nhân trong hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được thu thập qua khảo sát 70 hộ thuỷ sản, phỏng vấn sâu 27 tác nhân cung cấp thông tin, 5 chuyên gia thuỷ sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để phân tích tiềm năng của các tác nhân trong mạng lưới. Kết quả cho thấy mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thủy sản (NTTS) gồm có 3 hợp phần: (1) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân cung ứng vật tư NTTS gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, cơ sở giống thủy sản; (2) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ tác nhân tiêu thụ sản phẩm NTTS gồm người bán buôn và thu gom (3) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân hỗ trợ NTTS gồm cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, cán bộ cấp xã, người am hiểu cộng đồng và người NTTS khác. Trong đó, các tác nhân có mức tiềm năng cao gồm cán bộ huyện, cán bộ xã, người am hiểu cộng đồng; mức tiềm năng trung bình gồm người thu gom, cán bộ tỉnh và người NTTS; các tác nhân khác có mức tiềm năng thấp và rất thấp.Từ khoá: nuôi trồng thuỷ sản, thông tin thị trường, mạng lướ

    PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ GEN GIẢ ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

    Get PDF
    Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Giải trình tự và phân tích hệ phiên mã tôm sú sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng cho công tác chọn giống tôm sú. Trong nghiên cứu này, từ gói dữ liệu giải trình tự thế hệ mới mô cơ và mô gan tụy tôm sú thu nhận từ vùng biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi đã đánh giá, tiền xử l. và lắp ráp de novo hệ phiên mã, tinh sạch và thu được 17.406 unigene với kích thước trung bình là 403,06 bp, N50 là 402 bp. Toàn bộ các unigene trong hệ phiên mã tinh sạch được chú giải với 4 cơ sở dữ liệu khác nhau và đã sàng lọc được 51 unigene liên quan đến tính trạng tăng trưởng. Phân tích biểu hiện cho thấy 16.148 unigene có sự biểu hiện khác biệt giữa mô cơ và mô gan tụy. Những kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích về hệ phiên mã tôm sú và có thể được áp dụng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo đặc biệt trong việc sàng lọc các chỉ thị phân tử liên kết với những tính trạng có . nghĩa kinh tế quan trọng ở tôm sú
    corecore