17 research outputs found

    TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT HỢP CHẤT PHENOL TỪ LÁ TRÀ ĐÀ LẠT CAMELLIA DALATENSIS LUONG, TRAN & HAKODA

    Get PDF
    The extraction conditions of polyphenols from Camellia dalatensis leaves were optimized by experimental design with five variables using Design-Expert V11.1.0.1 software. Using the methodology of response surface optimization, the optimal polyphenol extraction conditions were found to be an ethanol concentration of 49.29%, temperature at 60°C, a sonication time of 40min, a material size of 0.5mm, and a solvent/material ratio of 5.47.Các điều kiện chiết xuất polyphenol từ lá Trà mi Đà Lạt (C. dalatensis) đã được tối ưu hóa bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm, sử dụng phần mềm Design-Expert.V11.1.0.1. Qua phương pháp tối ưu hóa bằng đáp ứng bề mặt, các điều kiện chiết xuất polyphenol tối ưu đã được xác định là: Dung môi chiết cồn 49.29%, nhiệt độ chiết 60oC, thời gian siêu âm 40 phút, kích thước nguyên liệu 0.5mm, và tỷ lệ dung môi/nguyên liệu 5.47

    Đánh giá việc sử dụng ba loại ảnh có độ phân giải trung bình và thấp trong việc xác định sự phân bố và ước tính sinh khối bốn loại rừng ngập mặn khu vực xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

    Get PDF
    Rừng ngập mặn có vai trò và chức năng to lớn trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái vùng ven biển, đồng thời rừng còn có vai trò điều hòa khí hậu, giảm lượng khí nhà kính và góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, do đó việc ước tính sinh khối rừng là rất cần thiết trong công tác quản lý rừng. Nghiên cứu thực hiện sử dụng 03 loại ảnh viễn thám độ phân giải thấp gồm ảnh MODIS, SPOT và LANDSAT với phương pháp tạo ảnh chỉ số thực vật NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) nhằm xác định hiện trạng phân bố rừng ngập mặn thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau với 4 loại rừng gồm rừng đước, rừng mắm, rừng hỗn giao và rừng kết hợp thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy với 3 loại ảnh được sử dụng để xác định hiện trạng rừng, ảnh SPOT và ảnh LANDSAT có độ tin cậy là 94,72% và 96,14% cao hơn so ảnh MODIS với độ tin cậy 34,3%. Tổng diện tích rừng phân bố là 9.555,21 ha trong đó rừng đước kết hợp với thủy sản chiếm diện tích cao nhất chiếm 48,48%; kế đến là diện tích rừng đước và rừng mắm chiếm 27,2% và 20,6% tổng diện tích và thấp nhất là rừng hỗn giao với 4,25% tổng diện tích phân bố. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định hàm lượng sinh khối tươi của từng loài rừng dựa theo các cấp tuổi và cấp đường kính khác nhau, trữ lượng sinh khối cao nhất phân bố trên rừng mắm với khoảng 214,92 kg/ha/năm, kế đến là sinh khối của rừng đước với 188,42 kg/ha/năm và thấp nhất phân bố trên rừng đước kết hộ với thủy sản là 113,05 kg/ha/năm (với tỉ lệ rừng:tôm là 6:4)

    KHẢO SÁT KHÁNG THỂ THỤ ĐỘNG VÀ KHÁNG THỂ CHỦ ĐỘNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI VIRUS CÚM H5N1 Ở CÁC LOÀI GIA CẦM KHÁC NHAU

    Get PDF
    Nghiên cứu kháng thể thụ động ở vịt con 1 ngày tuổi, các đối tượng không tiêm phòng gồm ngỗng, ngan, vịt và gà thả vườn cũng như sự lưu hành của virus H5N1 được khảo sát ở Đồng Tháp và Hậu Giang. Hiệu giá kháng thể HI được xác định bằng phương pháp ức chế ngưng kết hồng cầu HI. Sự hiện diện của virus H5N1 xác định bằng kỹ thuật RT-PCR với bộ kit Mag MAXTM -96AI/ND viral RNA isolate kit (USA). Kết quả cho thấy: Vịt con giống Super M 1 ngày tuổi nhận được kháng thể thụ động kháng lại virus cúm gia cầm từ mẹ truyền sang, tỉ lệ bảo hộ 23,33% và giảm xuống còn 5% ở ngày tuổi thứ 13. Các đối tượng gia cầm thủy cầm không tiêm phòng như ngỗng, ngan, vịt thịt, gà chăn thả đều có huyết thanh dương tính với virus cúm A, sub type H5 với tỉ lệ từ 4% đến 20% trong số mẫu xét nghiệm. Các nhóm gia cầm này cũng có mang virus từ các mẫu huyết thanh và mẫu swab với tỉ lệ từ 3,84% đến 16,67%. ở khu vực chợ bán gia cầm sống, vịt và ngan ở đây có sự hiện diện của virus trong mẫu swab với tỉ lệ là 16,67%

    ỨNG DỤNG VI KHUẨN PSEUDOMONAS STUTZERI VÀ ACINETOBACTER LWOFFII LOẠI BỎ AMONI TRONG NƯỚC THẢI TỪ RÁC HỮU CƠ

    Get PDF
    ứng dụng vi khuẩn Pseudomonas stutzeri và Acinetobacter lwoffii để loại bỏ amoni trong nước thải từ rác hữu cơ được tiến hành nhằm đánh giá khả năng oxi-hóa amoni ở những nồng độ amoni khác nhau trong điều kiện có và không có sục khí ở thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy các dòng vi khuẩn đều có khả năng oxi-hóa amoni rất tốt ở cả nồng độ 50 mg/l và 100 mg/l trong đó dòng Pseudomonas stutzeri D3b và dòng Acinetobacter lwoffii TN7 có khả năng loại bỏ amoni tốt nhất. Ngoài ra, cả hai dòng vi khuẩn đều xử lý amoni trong điều kiện sục khí tốt hơn không sục khí. Hiệu suất oxi-hóa amoni của Pseudomonas stutzeri D3b là 97,2% và 98,57% và dòng Acinetobacter lwoffii TN7 là 96,32% và 98,31% ở nồng độ 50 mg/l và 100 mg/l của nước rỉ rác, theo thứ tự trong thời gian 3 ngày
    corecore