45 research outputs found

    Thiết kế máy cắt bột và tạo viên trân châu hỗ trợ các làng nghề sản xuất bột truyền thống

    Get PDF
    Bài báo trình bày một giải pháp thiết kế máy cắt bột tự động cho các làng nghề làm bột gạo nguyên liệu ở Việt Nam. Gạo sau khi ngâm và xay ra thành nước bột sẽ được tách nước, nén và cắt với kích thước định trước. Để phơi mau khô và tạo tính đồng đều cho bột nguyên liệu, cơ cấu cắt bột tự động được đề xuất. Từ kinh nghiệm của các hộ sản xuất bột tại các làng nghề và thử nghiệm thực tế, máy nén bột với cơ cấu vít-me được dùng trong nghiên cứu này. Kết quả thử nghiệm thực tế tại làng nghề huyện Mỹ Tú cho thấy, cơ cấu nén bột dùng vít-me cho bột đầu ra đồng đều và tự nhiên hơn. Năng suất trung bình của máy đạt xấp xỉ 400 kg/ngày. Ngoài ra để tạo tính linh hoạt cho máy cắt bột tự động này, một cơ cấu tạo các viên trân châu được tích hợp như một lựa chọn. Nếu muốn tạo viên trân châu, khung dao tạo khối bột hình trụ được sử dụng. Khối bột hình trụ này được cắt và tạo viên nhờ vào cơ cấu vo viên tự động sử dụng hai ru-lô quay cùng chiều nhưng khác tốc độ. Với kết quả đạt được, máy cắt bột tự động nên được đưa vào sử dụng tại các làng nghề làm bột ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung

    CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    Get PDF
    Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những cơ hội, thách thức đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện nay. Nhìn chung điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, lợi thế về quy mô dân số đông, hệ thống chính sách và định hướng phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống được chú trọng,…là những yếu tố tạo cơ hội phát triển đối với các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn gặp những khó khăn, thử thách  trong giai đoạn hiện nay như quy mô nhỏ bé, kỹ  thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm thấp… Để đưa các nghề, làng nghề tại Hà Tĩnh bảo tồn và phát triển, các cấp chính quyền cũng như bản thân các làng nghề, hộ nghề phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.Từ khóa: thách thức, làng nghề truyền thống, Hà Tĩn

    ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIẢI TRÌNH TỰ GEN THẾ HỆ MỚI VÀ CÁC PHẦN MỀM TIN SINH HỌC TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ BIẾN THỂ DI TRUYỀN Ở NGƯỜI BỆNH TỰ KỶ VIỆT NAM

    Get PDF
    Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh. Bệnh được biểu hiện bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp và các hành vi sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ và có xu hướng ngày càng tăng nhanh trên thế giới. Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm cho các triệu chứng của bệnh tự kỷ. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng tự kỷ là một trong bệnh có yếu tố di truyền chiếm từ 40-80%, và do nhiều gen liên quan. Nguy cơ di truyền của bệnh có liên quan đến ảnh hưởng kết hợp của các biến thể khác nhau. Giải trình tự vùng mã hóa - Whole exome sequencing (WES) đã xác định hàng chục nghìn biến thể gen trong mỗi exome ở nhiều bệnh đa gen như: tim mạch, thần kinh Vì thế, WES đang được coi là hướng đi đúng đắn để nghiên cứu di truyền bệnh tự kỷ. Bằng cách ứng dụng các phần mềm tin sinh học chuyên sâu như BWA (Burrows-Wheeler Alignment Tool); Picard; GATK (Genome Analysis Tool Kit), SnpEff, SnpSift, PolyPhen-2, nghiên cứu này đưa ra một quy trình cơ bản nhất để xác định các biến thể di truyền ở người bệnh tự kỷ. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp WES để phân tích mối liên quan di truyền với bệnh nhân tử kỷ ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này làm cơ sở để định hướng cách thức phân tích số liệu WES

    Các hợp chất đitecpenoit phân lập từ quả loài na biển (Annona glabra) (Phần 2)

    Get PDF
    Four ent-kaurane diterpenoids, annoglabasin E (1), annonaglabasin B (2), 19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic acid (3), and paniculoside IV (4) were isolated from the methanol extract of the Annona glabra fruits by various chromatographic experiments. Their structures were characterized by 1D- and 2D-NMR spectra and ESI-MS, as well as in comparison with those reported in the literature. Among these compounds, 4 has been isolated from the genus Annona for the first time
    corecore