16 research outputs found

    HƯỚNG DẪN CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỌC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN KẾT QUẢ LÀM BÀI ĐỌC CỦA HỌC SINH TRÊN LỚP: NGHIÊN CỨU TẠI MỘT TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC Ở VIỆT NAM

    Get PDF
    Reading can be seen as an essential skill that language learners need to be good at, for it is one of the means of transferring many pieces of valuable knowledge in many fields of the world to many people and nations. One of the common barriers for many Vietnamese students studying English as a Foreign Language to acquiring reading skills is reading anxiety. For years, various researches have been conducted to test the effectiveness of students\u27 using cognitive reading strategies and of teachers’ reading strategy instruction to improve students’ performance in class. The present study aims to find out the effects of cognitive reading strategy training on Vietnamese EFL students’ reading performance in an upper secondary school in Vinh Long province, Vietnam. Furthermore, this study aims to find out students’ perceptions on the effectiveness of the training session in their use of cognitive reading strategies. The two groups, including 32 students in the experimental group and 37 students in the control group, participated in the study. The study utilized a mixed-method approach in which both qualitative and quantitative data from the questionnaire and interview were collected. The results from the data indicated that via cognitive reading strategy instruction, EFL students in the educational setting achieved a significant improvement in reading comprehension and they also had positive perceptions on the necessity of cognitive reading strategy training.Đọc là một kĩ năng quan trọng mà người học cần phải đạt được. Vì nếu đọc giỏi, người học có thể lĩnh hội được nhiều tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Lo lắng khi đọc là một trong những vấn đề thường gặp trong quá trình học tiếng Anh của nhiều học sinh ngôn ngữ, điều đó đã ngăn cản việc tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài của họ. Nhiều năm qua, một số bài nghiên cứu được tiến hành đã chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng các chiến lược đọc nhận thức và hướng dẫn các chiến lược đọc cho sự cải thiện về kết quả làm bài đọc của học sinh trên lớp. Nghiên cứu này nhằm làm rõ về ảnh hưởng của việc rèn luyện sử dụng các chiến lược đọc nhận thức lên khả năng làm bài của học sinh ngôn ngữ ở một trường Cấp ba của tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam. Thêm vào đó, mục đích của bài nghiên cứu còn nhằm xem nhận thức của học sinh về sự hiệu quả từ việc rèn luyện sử dụng các chiến lược đọc nhận thức. Hai nhóm, gồm 32 học sinh ở nhóm thực nghiệm và 37 học sinh ở nhóm đối chứng, đã tham gia vào cuộc khảo sát. Bài nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng để thu thập số liệu. Kết quả từ số liệu cho thấy có sự cải thiện tổng quát trong việc đọc hiểu của học sinh và có được nhận thức tích cực về việc rèn luyện cách sử dụng các chiến lược đọc nhận thức

    Phân tích biểu hiện gen GmNAC085 dưới ảnh hưởng của xử lý mất nước và muối ở giống đậu tương chịu hạn tốt DT51 và chịu hạn kém MTD720

    Get PDF
    NAC transcription factors (NAC TFs) are important regulatory factors in plant response to drought and salt which are the two osmotic stresses seriously affecting plant production. In our previous studies, GmNAC085 was confirmed as a drought-responsive gene in shoots and roots of soybeans. In this study, expression of GmNAC085 under osmotic stresses was examined in drought-tolerant soybean DT51. 12-day-old plants were dehydrated or treated with salt for 0 h, 2 h and 10 h. Our results shown that under dehydration, the expression of GmNAC085 significantly increased in both shoots and roots, especially in shoots. More specifically, its expression was elevated 30-fold in shoots and 5-fold in roots at 2 h; at 10 h, its expression was elevated 260-fold in shoot and 8-fold in root of DT51; in MTD720, expression was elevated 15-fold and 28-fold in root, 499-fold and 494-fold in shoot tissues at 2h and 10h, respectively. Similarly, under salt treatment at 2h and 10h, the expression of GmNAC085 was up-regulated in both shoots and roots. The expression of GmNAC085 was elevated 35-fold and 656-fold in shoots, 2-fold and 14-fold in root of DT51, respectively; meanwhile, in MTD720, expression was elevated 10-fold and 377-fold in shoots, 5-fold and 26-fold in roots. Therefore, GmNAC085 was considered to be not only drought-responsive but also abiotic stress-responsive. GmNAC085 is a potential gene for genetic engineering to improve stress tolerance in soybean and other crops.Các yếu tố phiên mã NAC là tác nhân điều hòa quan trọng trong phản ứng của thực vật để đáp ứng với hạn hán và mặn, hai yếu tố stress thẩm thấu ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất cây đậu tương. Trong nghiên cứu trước của chúng tôi, GmNAC085 đã được xác định là gen điều hòa tiềm năng liên quan đến tính chịu hạn ở cả mô rễ và chồi của đậu tương. Trong nghiên cứu này, sự biểu hiện của gen GmNAC085 được tiếp tục đánh giá ở giống đậu tương chịu hạn tốt DT51 và chịu hạn kém MTD720 dưới các điều kiện xử lý stress thẩm thấu khác biệt. Cây 12 ngày tuổi được xử lý mất nước và mặn ở 0 giờ, 2 giờ và 10 giờ. Kết quả cho thấy, khi mất nước, sự biểu hiện của gen tăng rất nhiều lần ở cả chồi và rễ, đặc biệt là ở chồi. Cụ thể, đối với giống DT51, gen có biểu hiện tăng 30 lần ở chồi và 5 lần ở rễ tại 2 giờ; tương tự tăng 260 lần ở chồi và 8 lần ở rễ khi xử lý 10 giờ; ở giống MTD720 là 15 lần và 28 lần ở rễ, 499 lần và 494 lần ở chồi lần lượt tại 2 giờ và 10 giờ. Tương tự, khi xử lý mặn lần lượt tại 2 giờ và 10 giờ, GmNAC085 biểu hiện tăng cường ở cả mô chồi và rễ. Gen biểu hiện tăng 35 lần và 656 lần ở chồi, 2 lần và 14 lần ở rễ của DT51 sau xử lý 2 giờ và 10 giờ. Trong khi đó, ở MTD720 là 10 lần và 377 lần ở chồi, 5 lần và 26 lần ở rễ. Kết quả này cho thấy GmNAC085 không chỉ liên quan đến đáp ứng hạn ở cây đậu tương mà còn liên quan đến một số phản ứng đáp ứng tác nhân vô sinh khác. Vì vậy, GmNAC085 là gen tiềm năng cho phương pháp chuyển gen nhằm tăng tính chống chịu ở đậu tương nói riêng và cây nông nghiệp nói chung

    Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn khách sạn 2 sao của khách du lịch nội địa đến Huế

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn khách sạn 2 sao của khách du lịch nội địa đến Huế thông qua mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng, ý định lựa chọn, các nghiên cứu liên quan về ý định lựa chọn khách sạn, và kết quả nghiên cứu định tính với chuyên gia, khách du lịch. Dựa trên số liệu điều tra 204 khách du lịch (nội địa) đã và đang lưu trú tại 5 khách sạn (KS) 2 sao điển hình ở Huế; kết quả phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá (EFA) cho thấy có 07 nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn khách sạn 2 sao của khách du lịch (nội địa), đồng thời kết quả kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định lựa chọn khách sạn 2 sao của khách du lịch (nội địa) bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội cũng cho thấy cả 07 nhân tố đều tác động thuận chiều đến ý định lựa chọn khách sạn. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của 07 nhân tố đến ý định lựa chọn khách sạn 2 sao theo thứ tự giảm dần lần lượt là: (1) giá cả, (2) sản phẩm, (3) vị trí, (4) an ninh an toàn, (5) nhân viên phục vụ, (6) ảnh hưởng xã hội, và (7) chiêu thị

    Nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản bằng công nghệ A2/O - MBR

    Get PDF
    Nhằm nghiên cứu khả năng áp dụng quá trình A2/O-MBR (Anaerobic Anoxic/Oxic – Membrane BioReactor) trong xử lý nước thải, mô hình A2/O-MBR quy mô phòng thí nghiệm với thể tích bể A2/O 55 lít kết hợp bể lọc màng MBR 26 lít được sử dụng để xử lý nước thải chế biến thủy sản có nồng độ ni-tơ và phốt-pho tương đối cao. Nước thải đầu vào có COD, BOD5, N-NO3-, N-NH4+, TKN, TN và TP lần lượt là 749± 41,73 mg/L, 507± 49,08 mg/L, 4,35± 1,43 mg/L, 18,77± 0,92 mg/L, 72,9 ± 11,38 mg/L, 77,25 ± 10,01 mg/L và 37,67± 9,07 mg/L và ở pH 6,9. Mô hình A2/O-MBR được vận hành với thời gian lưu nước 8 giờ, tải nạp chất hữu cơ 1,52 kg BOD/m3.ngày, tải nạp COD cho ngăn yếm khí là 22,47 kg COD/m3.ngày và nồng độ MLSS trong bể A2/O là 4.163 mg/L. Nước sau xử lý có giá trị COD, BOD5, N-NO3-, N-NH4+, TKN, TN, và TP tương ứng lần lượt là 21,49 ± 0,86 mg/L, 16,8 ± 1,56 mg/L, 2,4 ± 0,28 mg/L, 0,75 ± 0,13 mg/L, 1,32 ± 0,39 mg/L, 3,72 ± 0,41 mg/L, và 5,87 ± 1,0 mg/L. Kết quả này đạt cột A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thuỷ sản QCVN 11-MT:2015/BTNMT với hiệu suất xử lý tương ứng COD 97%; BOD5 96%; N-NO3- 45%, N-NH4+ 96%; TKN 98%, TN 95%, và TP 84 %. Do đó, công nghệ A2/O-MBR hoàn toàn có khả năng áp dụng trong xử lý nước thải thuỷ sản và các loại nước thải có lượng chất ô nhiễm tương tự

    Tinh sạch, xác định hoạt tính kháng khuẩn và kháng mốc của polyphenol từ bã cà phê

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, polyphenol được chiết tách từ bã cà phê bằng phương pháp sử dụng dung môi có hỗ trợ tiền xử lý bằng vi sóng và siêu âm sau đó thực hiện cô quay chân không thu cao chiết polyphenol. Tiến hành nghiên cứu quá trình tinh sạch polyphenol từ cao chiết bã cà phê bằng phương pháp sắc ký cột silicagel để thu các phân đoạn có hàm lượng và độ tinh sạch của polyphenol cao nhất, tiếp theo thử hoạt tính chống oxy hóa (dịch trích và bột polyphenol bã cà phê) bằng phương pháp bắt gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl-hydrate), hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm mốc. Vi khuẩn và nấm mốc được sử dụng trong nghiên cứu là Escherichia coli (E. coli) và Aspergillus niger (A. niger). Kết quả thu được cho thấy các phân đoạn được chọn sau khi qua sắc ký cột silicagel có độ tinh sạch cao từ 48,43% - 76,81%, hàm lượng polyphenol cao nhất là 95,51 (μg/mL) ở phân đoạn số 6. Ngoài ra, dịch trích polyphenol còn có hoạt tính kháng khuẩn (E. coli) và kháng nấm mốc (A. niger) với nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration - MIC) lần lượt là 45 (μg/mL) và 75 (μg/mL). Hoạt tính chống oxy hóa của dung dịch trích từ bã cà phê có giá trị SC50 đạt 53,78 ± 4,65 (μg/mL)

    Cải thiện năng suất lúa OM5451 trên vùng đất phèn nặng thông qua sử dụng phân urea humate, kali humate và phân hỗn hợp NPK chậm tan có kiểm soát tại Hậu Giang

    Get PDF
    Nhằm mục tiêu thay đổi tập quán canh tác lúa theo kiểu truyền thống (sử dụng phân bón thông thường, không cân đối, sạ dày) của nông dân tại vùng đất phèn canh tác 2 vụ lúa/năm tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Mô hình canh tác theo phương pháp canh tác cải tiến (mô hình cải tiến) sử dụng phân hỗn hợp NPK chậm tan có kiểm soát, urea humate, kali humate và giảm lượng giống gieo sạ được thực hiện qua hai vụ lúa (Đông Xuân 2018 – 2019 và Hè Thu 2019) với diện tích 3000 m2/mô hình.  Kết quả cho thấy mô hình cải tiến có pHH20 cao hơn, hàm lượng lân hữu dụng trong đất tăng, hàm lượng Al3+ và H+ giảm thấp so với mô hình đối chứng. Năng suất lúa mô hình cải tiến đạt 6,19 tấn/ha cao hơn so với mô hình đối chứng (5,67 tấn/ha) ở vụ Đông Xuân. Ở vụ canh tác tiếp theo (vụ Hè thu) chưa có sự khác biệt về năng suất lúa giữa mô hình cải tiến (5,57 tấn/ha) và mô hình đối chứng (5,05 tấn/ha). Mô hình cải tiến đã giúp nông dân tiết kiệm được 30% lượng giống gieo sạ, 50% lượng phân đạm và lân, lợi nhuận thu được cao hơn đối chứng từ 5,5 triệu đồng/ha  (vụ Đông Xuân) và 3,9 triệu đồng/ha vụ Hè Thu
    corecore