20 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhận diện các đặc điểm văn hóa của các doanh nghiệp theo mô hình văn hóa tổ chức của Denison (Denison’s Organizational cuture model) và xem xét sự ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy văn hóa doanh nghiệp tại địa điểm nghiên cứu có tính hướng nội và có xu hướng linh hoạt. Trong mô hình này, đặc điểm Sự thích ứng của doanh nghiệp được đánh giá thấp nhất và đặc điểm Sự tham gia được đánh giá cao nhất. Mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy có sự tác động cùng chiều của bốn đặc điểm văn hóa doanh nghiệp đến Hiệu quả tài chính theo thứ tự Sự tham gia, Sứ mệnh, Sự thích ứng và Tính nhất quán.Từ khóa: văn hóa doanh nghiệp, hiệu quả tài chính, mô hình Deniso

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển của sản phẩm mây tre đan tại tại hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập tại HTX mây tre đan Bao La trong giai đoạn 2013- 2015, các niên giám thống kê, sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan. Với kỹ thuật thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu thì kết quả nghiên cứu cho thấy HTX có đủ năng lực về con người và nguồn vốn để sản xuất. Về tình hình sản xuất thì sản phẩm chủ yếu của HTX là sản phẩm kết hợp mây tre; nguồn nguyên liệu để chế tạo nên sản phẩm ngày càng khan hiếm, chất lượng và giá cả không ổn định; hoạt động sản xuất chuyển từ thủ công sang bán thủ công hoặc máy móc hiện đại. Kết quả và hiệu quả kinh doanh sản phẩm mây tre đan tại HTX có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là tổng doanh thu và lợi nhuận tăng lên qua 3 năm. Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ khách hàng là doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, điểm bán hàng, các nhà phân phối sản phẩm thủ công mỹ nghệ.Từ khóa: Thực trạng, sản phẩm mây tre đan, Bao L

    CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    Get PDF
    Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những cơ hội, thách thức đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện nay. Nhìn chung điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, lợi thế về quy mô dân số đông, hệ thống chính sách và định hướng phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống được chú trọng,…là những yếu tố tạo cơ hội phát triển đối với các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn gặp những khó khăn, thử thách  trong giai đoạn hiện nay như quy mô nhỏ bé, kỹ  thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm thấp… Để đưa các nghề, làng nghề tại Hà Tĩnh bảo tồn và phát triển, các cấp chính quyền cũng như bản thân các làng nghề, hộ nghề phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.Từ khóa: thách thức, làng nghề truyền thống, Hà Tĩn

    THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ THUỘC NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ

    Get PDF
    Tóm tắt. Các nghề và làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Hà Tĩnh tuy nhiên việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn nhiều bất cập. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất của các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng với 174 phiếu khảo sát các cơ sở thuộc 8 nghề và làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh, nghiên cứu cho thấy các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu, đa số sử dụng công cụ thủ công truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất đi…Từ đó nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất ở các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh.  Từ khóa: nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Hà Tĩn

    Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Thừa Thiên Huế Solution to attract investment into the economic zone Chan May - Lang Co, Thua Thien Hue

    No full text
      TÓM TẮT Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (KKT CM-LC) là nơi hội đủ các điều kiện tiềm năng và thế mạnh để trở thành một khu kinh tế hấp dẫn của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Tuy nhiên tình hình thu hút các dự án đầu tư vào khu kinh tế này còn nhiều hạn chế về qui mô và số lượng các dự án, thiếu cân đối các lĩnh vực và ngành nghề đầu tư. Các dự án đầu tư đang tập trung nhiều vào lĩnh vực du lịch và công nghiệp, các lĩnh vực nông lâm thủy sản và dịch vụ còn khiêm tốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào KKT CM-LC và có 8 yếu tố ảnh hưởng đến  môi trường đầu tư. Đặc biệt kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhóm nhân tố (được rút trích từ 10 biến quan sát) ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào khu KKT CM-LC. Để thu hút hơn nữa vốn đầu tư vào KKT CM-LC cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể về quản lý nhà nước và môi trường pháp lý; hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư; cở sở hạ tầng và xây dựng môi trường đầu tư:Marketing đầu tư:lựa chọn thị trường mục tiêu theo nguồn hình thành vốn đầu tư; xúc tiến đầu tư; nguồn nhân lực và giải pháp về an ninh và an toàn xã hội

    Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Thừa Thiên Huế Solution to attract investment into the economic zone Chan May - Lang Co, Thua Thien Hue

    No full text
      TÓM TẮT Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (KKT CM-LC) là nơi hội đủ các điều kiện tiềm năng và thế mạnh để trở thành một khu kinh tế hấp dẫn của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Tuy nhiên tình hình thu hút các dự án đầu tư vào khu kinh tế này còn nhiều hạn chế về qui mô và số lượng các dự án, thiếu cân đối các lĩnh vực và ngành nghề đầu tư. Các dự án đầu tư đang tập trung nhiều vào lĩnh vực du lịch và công nghiệp, các lĩnh vực nông lâm thủy sản và dịch vụ còn khiêm tốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào KKT CM-LC và có 8 yếu tố ảnh hưởng đến  môi trường đầu tư. Đặc biệt kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhóm nhân tố (được rút trích từ 10 biến quan sát) ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào khu KKT CM-LC. Để thu hút hơn nữa vốn đầu tư vào KKT CM-LC cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể về quản lý nhà nước và môi trường pháp lý; hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư; cở sở hạ tầng và xây dựng môi trường đầu tư:Marketing đầu tư:lựa chọn thị trường mục tiêu theo nguồn hình thành vốn đầu tư; xúc tiến đầu tư; nguồn nhân lực và giải pháp về an ninh và an toàn xã hội

    ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG QUA MÔ HÌNH ASK

    No full text
    Nghiên cứu tổng hợp kết quả khảo sát 404 giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung, nhằm đánh giá thực trạng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ này trong bối cảnh hội nhập quốc tế dựa trên mô hình ASK. Kết quả cho thấy nhìn chung đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung còn hạn chế về năng lực xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược, năng lực phát triển đội ngũ, năng lực huy động và phối hợp nguồn lực, và năng lực khởi xướng sự thay đổi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã lượng hóa được sự tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung

    ĐÁNH GIÁ SỨC HẤP DẪN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI LINH HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

    No full text
    Taxi Mai Linh Huế đã không ngừng phấn đấu và giữ vững được thương hiệu của mình. Điều này thể hiện ở sức hấp dẫn của công ty đối với khách hàng ngày cang cao. Sức hấp dẫn được cấu thành từ nhiều yếu tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thu hút khách của công ty rất cao (81,3% khách hàng nghĩ đến đầu tiên là taxi Mai Linh) do bởi thương hiệu nổi tiếng, chất lượng xe và phong cách phục vụ. Khả năng lôi cuốn khách hàng cũng khá cao (62,7% khách hàng trả lời đi taxi Mai Linh nếu có cơ hội). Kết quả là sự hài lòng và niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ của taxi Mai Linh Huế khá cao. Khách hàng đánh giá rất cao sức hấp dẫn của công ty này với hơn 94% khách hàng được phỏng vấn đồng ý với yếu tố này. Kết quả hồi qui cũng cho thấy: sức hấp dẫn của doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố sự chú ý của khách hàng; sự lôi cuốn khách hàng; sự hài lòng của khách hàng và niềm tin của khách hàng
    corecore