9 research outputs found

    Hoạt tính kháng khuẩn của một số cao chiết thảo dược kháng vi khuẩn gây bệnh ở tôm nuôi

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của bảy loại chất chiết thảo dược (thầu dầu, lưỡi rắn, mật gấu, chùm ngây, lược vàng, ô rô và sài đất) với nguyên liệu được thu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của bảy loại cao chiết thảo dược được sàng lọc trên hai chủng vi khuẩn thường gây bệnh cho tôm nuôi (Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus). Kết quả ghi nhận: Bảy loại cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn khác nhau, trong đó cao chiết thầu dầu (Ricinus communis L.) cho hiệu quả cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn 17 - 18 mm, kế đến là cao chiết mật gấu (Vernonia amygdalina del.), chùm ngây (Moringa oleifera), ô rô (Acanthus ilicifolius L.) và sài đất (Wedelia calendulacea (L) Less.) với đường kính vòng vô khuẩn ở mức trung bình từ 10 - 11 mm. Ngược lại, đường kính vòng vô khuẩn thấp nhất trên cả hai chủng vi khuẩn thu được từ dịch chiết cây lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa L.) và lược vàng (Callisia fragrans) với vòng kháng khuẩn tương ứng là 7 mm và 8 mm; Kết quả cũng được xác định hiệu quả ở cao chiết thầu dầu đối với V. harveyi, V. parahaemolyticus, tương ứng với giá trị MIC và MBC là 1,25 mg/ml và 2,5 mg/ml; 2,5 mg/ml và 5,0 mg/ml

    Hiệu quả của chất chiết cây giấm (Hibiscus sabdariffa L.) đối với hoạt tính kháng Vibrio parahaemolyticus, tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của chất chiết lá cây giấm (Hibiscus sabdariffa L.) trong các dung môi khác nhau. Các chất chiết xuất thu được có hoạt tính kháng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Đường kính vùng ức chế lần lượt là 24,9 mm, 21,6 mm và 11,9 mm trong dung môi methanol, ethanol và nước đun sôi. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của dịch chiết trong methanol lần lượt là 0,02 mg/mL và 0,08 mg/mL. Ngoài ra, chất chiết methanol lá cây giấm còn kích thích tôm tăng trưởng khi cho tôm ăn thức ăn có bổ sung chất chiết ở nồng độ 1% và 1,5% sau 30 ngày thí nghiệm. Thông số huyết học bao gồm tổng tế bào máu (THC), bạch cầu có hạt (GC), bạch cầu không hạt (HC) của tôm ở các nghiệm thức có 1% và 1,5% chất chiết có sự tăng cường khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p< 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy chất chiết lá cây giấm rất tiềm năng trong nuôi tôm

    Ảnh hưởng của cao chiết thầu dầu (Ricinus communis L.) lên miễn dịch và khả năng kháng bệnh do Vibrio parahaemolyticus của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

    Get PDF
    Thí nghiệm nhằm đánh giá tác động của cao chiết thầu dầu (R. communis L.) lên đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng V. parahaemolyticus trên tôm thẻ chân trắng (P. vannamei). Tôm được cho ăn thức ăn trộn với cao chiết thầu dầu 0; 0,5; 1; 1,5% trong 60 ngày. Chỉ số huyết học, hoạt tính phenoloxidase (PO), superoxide dismutase (SOD) được xác định vào ngày 30, 60. Khả năng đề kháng với V. parahaemolyticus của tôm thẻ chân trắng vào ngày 60. Kết quả (i) chỉ tiêu THC, DHC và PO ở tôm thẻ chân trắng ăn thức ăn bổ sung cao chiết thầu dầu cao hơn so với đối chứng ở 30 và 60 ngày, nghiệm thức bổ sung 1,0% khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    Đáp ứng miễn dịch và sức đề kháng với Vibrio harveyi của tôm sú (Penaeus monodon) ăn thức ăn có bổ sung chất chiết từ rong mơ (Sargassum microcystum)

    No full text
    Thử nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp chất chiết từ rong mơ (Sargassum microcystum) bổ sung vào thức ăn cho tôm sú (Penaeus monodon). Tôm được cho ăn với chế độ ăn bổ sung hỗn hợp chất chiết rong mơ S. microcystum ở các hàm lượng khác nhau (0%, 0,5%, 1%, 2% chiết xuất từ rong mơ), cho ăn liên tục trong 30 ngày, Thí nghiệm cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi được tiến hành trong xô nhựa 60 L với 30 con tôm/nghiệm thức. Các chỉ tiêu miễn dịch của tôm thí nghiệm bao gồm tổng số tế bào bạch cầu (THC), số lượng tế bào bạch cầu có hạt (LGC), số lượng tế bào bạch cầu không hạt (HC), hoạt tính phenoloxidase (PO) và sức đề kháng với V. harveyi được đánh giá. Kết quả cho thấy: (i) THC, LGC, HC và hoạt tính enzyme PO gia tăng đáng kể trong nhóm bổ sung 1% chiết xuất từ rong mơ, (ii) tỉ lệ sống cao nhất (80%) được ghi nhận ở nhóm ăn thức ăn bổ sung với nồng độ 1% chất chiết từ rong mơ sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn V. harveyi. Đồng thời, việc cho ăn 1% hỗn hợp chất chiết từ rong mơ S. microcystum có thể tăng khả năng đáp ứng miễn dịch và kháng lại V. harveyi ở tôm sú

    Ảnh hưởng của chất chiết thảo dược lên tăng trưởng, miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) với Vibrio parahaemolyticus

    Get PDF
    Bệnh truyền nhiễm trên tôm nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt với sự xuất hiện của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính vào năm 2009. Trong bối cảnh đó, ứng dụng chiết xuất thảo dược bổ sung vào thức ăn được xem như giải pháp an toàn để phòng bệnh trong nuôi thủy sản. Nhiều loại thảo dược được xác định có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn dịch, và khả năng kháng bệnh ở động vật thủy sản. Trong nghiên cứu này, chất chiết bàng (Terminalia catappa), diệp hạ châu thân đỏ (Phyllanthus urinaria) được bổ sung vào thức ăn ở nồng độ 1%, 2% cho tôm thẻ chân trắng trong 4 tuần, sau đó đánh giá tác động đến tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch. Kết quả ghi nhận: (i) bổ sung chất chiết diệp hạ châu thân đỏ, chất chiết bàng ở nồng độ 1%, 2% không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng sau 4 tuần; (ii) nghiệm thức bổ sung 1% chất chiết bàng giúp tôm thẻ chân trắng tăng cường các chỉ số miễn dịch (chỉ số huyết học, hoạt tính phenoloxidase, hoạt tính superoxide dismutase) và tỷ lệ sống khi cảm nhiễm với Vibrio parahaemolyticus. Những kết quả đạt được của nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng của chất chiết bàng, diệp hạ châu trong nuôi tôm thương phẩm

    Tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Thảo dược được sử dụng nhằm cải thiện sức khỏe, phòng và trị bệnh trên động vật thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, thông tin chi tiết về tình hình sử dụng thảo dược tại hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL vẫn còn hạn chế. Những thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá đặc điểm, nhu cầu và tiềm năng của thảo dược đối với ngành nuôi tôm biển. Nghiên cứu trình bày kết khảo sát về việc sử dụng thảo dược tại 90 hộ nuôi tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng, khảo sát được thực hiện vào năm 2018. Kết quả ghi nhận (i) thảo dược được sử dụng trong mô hình nuôi thâm canh bằng ao đất và siêu thâm canh bằng ao lót bạt. Số hộ đang sử dụng thảo dược chiếm 58% ở Cà Mau và 51% ở Sóc Trăng; đối tượng áp dụng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. (ii) Có 18 loài thảo dược được sử dụng trong quá trình nuôi. (iii) Các loài thảo dược giúp tăng cường miễn dịch được người nuôi lựa chọn sử dụng nhiều nhất, kế đến là hoạt tính kháng khuẩn. (iv) Ở Cà Mau, nhóm hộ nuôi sử dụng thảo dược cho biết có sự chênh lệch về kích cỡ tôm thu hoạch, chi phí và lợi nhuận so với nhóm hộ không sử dụng thảo dược. Kết quả khảo sát cho thấy thảo dược được sử dụng hiệu quả và có tiềm năng sử dụng rộng rãi trong tương lai gần trong nuôi tôm biển ở vùng ĐBSCL

    Sử dụng thức ăn bổ sung chất chiết lá lựu (Punica granatum) phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

    Get PDF
    Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính là một trong những nguyên nhân gây thất thoát sản lượng tôm nuôi hàng năm, dẫn đến gia tăng lượng kháng sinh dùng trong hệ thống nuôi tôm. Để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chế độ cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết lá lựu đến tăng trưởng, thông số miễn dịch và khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần với chế độ bổ sung khác nhau, bao gồm nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức bổ sung 1% chất chiết lá lựu và nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá lựu. Kết quả cho thấy (i) chế độ cho ăn bổ sung chất chiết lá lựu mức 2% giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng (p>0,05), và một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu ở tôm thẻ chân trắng (p<0,05); (ii) chế độ cho ăn bổ sung chất chiết lá lựu (2%) giúp tăng tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng khi cảm nhiễm với Vibrio parahaemolyticus (p<0,05). Kết quả đạt được của nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng của chất chiết lá lựu trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trong nuôi tôm thương phẩm

    Ảnh hưởng của mô hình nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong câu (Gracilaria sp.) và chế độ cho ăn lên khả năng đề kháng bệnh của tôm

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tác động tích cực của mô hình nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) - rong câu (Gracilaria sp.) và chế độ cho ăn khác nhau lên khả năng đề kháng vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Vibrio parahaemolyticus) của tôm sú. Sau 60 ngày thí nghiệm, tôm thí nghiệm được xác định các chỉ tiêu tổng tế bào máu (THC), định loại bạch cầu (DHC), hoạt tính enzyme phenoloxidase (PO) và khả năng kháng lại vi khuẩn V. parahaemolyticus. Kết quả ghi nhận (i) tổng tế bào máu, bạch cầu không hạt và hoạt tính PO đều tăng đáng kể ở những nghiệm thức nuôi kết hợp; (ii) tỉ lệ chết tích lũy sau 14 ngày cảm nhiễm ở những nghiệm thức nuôi kết hợp có tỉ lệ thấp hơn (23,3%) so với nghiệm thức đối chứng (63,3%). Kết quả trên cho thấy tôm sú được nuôi kết hợp rong câu và chế độ cho ăn khác nhau giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch và tăng tỉ lệ sống cho tôm sú khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus

    Hoạt tính kháng khuẩn của một số chất chiết thảo dược kháng Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi gây bệnh ở tôm biển

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết thảo dược trên vi khuẩn gây bệnh tôm - Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi. Hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của các chất chiết xuất với vi khuẩn gây bệnh được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và phương pháp pha loãng đa nồng độ. Kết quả ghi nhận: (i) chất chiết diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria), lựu (Punica granatum) và trà xanh (Camellia sinensis) có khả năng ức chế đồng thời V. parahaemolyticus và V. harveyi; (ii) chất chiết hồng ri (Cleome spinosa) và hoa ngũ sắc (Agerantun conyzoides) chỉ có hoạt tính kháng khuẩn V. harveyi. Bên cạnh đó, chất chiết tra (Thespesia populnea), tía tô (Perilla frutescens), cỏ lào (Chromlacna odorata), đu đủ (Carica papaya) và chùm ngây (Moringa oleifera) không có hoạt tính kháng V. parahaemolyticus. (iii) Chất chiết diệp hạ châu thân đỏ được xác định có chứa alkaloids, flavonoids, steroid và triterpenoids, đường khử, tanins và sesquiterpene lactones. Trong đó, hàm lượng polyphenols tổng là 28,6±0,9 mg GAE/g và flavonoids tổng là 341±2,4 mg QE/g
    corecore