60 research outputs found

    SỬ DỤNG KỸ THUẬT ELISA PHÁT HIỆN KHÁNG THỂ CHỐNG PROTEIN PHI CẤU TRÚC 3ABC VÀ KỸ THUẬT RT-PCR PHÁT HIỆN GENE ĐẶC HIỆU VIRUS TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TẠI QUẢNG NGÃI ĐẦU NĂM 2015

    Get PDF
    Tóm tắt: Sử dụng phương pháp ELISA 3ABC phát hiện kháng thể chống protein phi cấu trúc và RT-PCR phát hiện gene virus lở mồm long móng (LMLM) từ những cặp mẫu bệnh phẩm cho thấy hai phương pháp trên có kết quả khác nhau. Từ 144 mẫu huyết thanh trâu bò thu thập đầu năm 2015 ở địa bàn đã từng xảy ra dịch bệnh LMLM tại Quảng Ngãi phát hiện có 27 con (18,75 %) mang kháng thể 3ABC. Theo địa bàn, Sơn Tịnh có tỷ lệ nhiễm cao (25 %) sai khác so với Đức Phổ là huyện bị nhiễm thấp nhất (12,5 %). Bò có tỷ lệ nhiễm cao hơn trâu, trong đó trâu bò chưa tiêm vaccine có tỷ lệ dương tính 3ABC cao hơn rõ rệt (32,81 % so với 7,5 %, p < 0,05) cho thấy tiêm vaccine LMLM trước đó đã không làm tăng tỷ lệ mang kháng thể 3ABC ở trâu bò. Sự phát hiện gene virus LMLM trong 27 mẫu từ trâu bò có và 20 mẫu từ trâu bò không có kháng thể 3ABC nêu trên đã cho thấy kết quả của ELISA 3ABC và RT-PCR không có sự trùng hợp. Trong số 27 con mang kháng thể 3ABC chỉ 1 con bò có gene LMLM, nhưng trong số 20 con không mang kháng thể 3ABC lại có 2 con mang gene virus LMLM trong dịch họng. Như vậy, có những con trâu bò mới nhiễm chưa hình thành kháng thể và cũng có những con đã khỏi bị nhiễm.Từ khóa: bệnh lở mồm long móng, virus, kháng thể, protein phi cấu trúc

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm
    corecore