27 research outputs found

    THÀNH PHẦN LOÀI MUỖI CULEX- MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ MUỖI VÀ TỶ LỆ NHIỄM VIRÚT VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO TẠI TP CẦN THƠ VÀ TỈNH BẠC LIÊU

    Get PDF
    Nghiên cứu cắt ngang về thành phần loài muỗi Culex và tỷ lệ nhiễm virút VNNB trên heo được thực hiện đồng thời tại quận Ninh Kiều và huyện Cờ Đỏ thuộc thành phố Cần Thơ, huyện Vĩnh Lợi và huyện Đông Hải thuộc tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy muỗi Culex là giống muỗi có mật số cao nhất chiếm tỷ lệ 57,59% trong tổng số muỗi thu thập. Trong tổng số muỗi Culex thu thập được, Culex tritaeniorhynchus có số lượng cao nhất chiếm tỷ lệ 52, 88%, kế đến là Culex vishnui với tỷ lệ 24,84%. Tỷ lệ nhiễm virút VNNB trên heo có mối tương quan cao với mật độ muỗi trung bình (MĐTB) của muỗi Culex (R2= 0,9996), trong đó tương quan cao với loài muỗi Culex tritaeniorhynchus (R2=0,9998) và Cx. vishnui (R2=0,6629) nhưng không có tương quan với các loài muỗi Culex khác

    TÌNH HÌNH BỆNH GUMBORO TRÊN CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu tình hình bệnh Gumboro trên các giống gà thả vườn được thực hiện qua việc khảo sát dấu hiệu lâm sàng, quan sát bệnh tích và xét nghiệm bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch từ 47 đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2010. Kết quả cho thấy có 18 đàn gà mắc bệnh Gumboro từ 22 đàn nghi ngờ. Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Gumboro là (22,30%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,62%). Tỷ lệ đàn nhiễm bệnh Gumboro cao nhất được ghi nhận ở những đàn gà nhỏ hơn 30 ngày tuổi (62,5%), kế đến là gà từ 30-45 ngày tuổi (53,85%) và thấp nhất là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (23,08%). Bệnh thường xảy ra nhất ở các đàn không được tiêm vaccine (70,0%), kế đến là các gà chỉ được tiêm vaccine một lần (62,5%) và gà được tiêm vaccine 2 lần (28,57%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ đàn nhiễm giữa các giống gà

    Khảo sát tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột (Rattus novergicus và Rattus rattus) tại tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột tại thành phố Rạch Giá và huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang bằng thử nghiệm vi ngưng kết (M.A.T) với 18 serogroup Leptospira. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chuột tại tỉnh Kiên Giang là 22,73%(20/88), trong đó chuột cống(Rattus novergicus) nhiễm với tỷ lệ là 19,18%(14/73) và chuột nhà (Rattus rattus) nhiễm 46,15%(6/15). Các serogroup phổ biến trên chuột là: L. semaranga(14,29%), L. grippotyphosa(9,52%) và L. ballum(9,52%). Cường độ nhiễm serogroup trên 1 cá thể chuột cao nhất là 4 serogroup(2/20, 10%), 3 serogroup(5/20, 25%) và 2 serogroup (6/20, 30%)

    Chẩn đoán bệnh “cúm cần” ở vịt bằng phương pháp thử nghiệm trên chuột bạch

    Get PDF
    Trong những năm gần đây, nhiều vịt bị chết do một bệnh mới xuất hiện được người nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long gọi là bệnh “cúm cần”. Bệnh có các triệu chứng phổ biến như liệt cổ, liệt mí mắt, liệt cánh và không có bệnh tích điển hình, tương tự bệnh “cổ mềm” do nhiễm độc tố thần kinh của vi khuẩn Clostridium botulinum (botulin) đã được mô tả trước đây ở Hoa Kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2016, chúng tôi đã tiến hành thu thập và kiểm tra 50 mẫu huyết thanh của vịt có triệu chứng như mô tả ở trên để chẩn đoán bằng phương pháp thử nghiệm gây chết chuột bạch theo mô tả của CDC (1998). Những bệnh phẩm huyết thanh không xử lý hoặc đã được xứ lý nhiệt được tiêm vào xoang bụng cho 2 nhóm chuột bạch và theo dõi triệu chứng trong vòng 7 ngày. Kết quả cho thấy có 37/50 mẫu bệnh phẩm huyết thanh không xử lý nhiệt đã gây chết chuột, chiếm tỷ lệ 74%, trong khi tất cả mẫu huyết thanh đã xử lý nhiệt đều không gây chết chuột thí nghiệm. Chuột thí nghiệm trước khi chết thường có các triệu chứng ủ rủ, kém vận động, khó thở và liệt hai chi sau. Những chuột chết sau khi tiêm huyết thanh vịt bệnh thấy có bệnh tích xuất huyết ở bề mặt gan (86,05%), phổi (83,72%), và ở tim (72,09%)). Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy bệnh “cúm cần” trên vịt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khả năng là do bị nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum

    NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA INDIRUBIN-3'-OXIME VÀ VIÊN NANG VINDOXIM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ

    Get PDF
    Indirubin-3'-oxime, là sản phẩm bán tổng hợp trực tiếp từ bột chàm giàu indirubin, có khả năng ức chế enzym cyclin-dependent kinases (CDKs) và gây ra quá trình tự chết của một số dòng tế bào ung thư ở người. Từ indirubin-3'-oxime, thực phẩm chức năng VINDOXIM đã được bào chế để loại bỏ các tác nhân gây ung thư, thúc đẩy sự tự chết của các tế bào ung thư và sử dụng cho việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Nghiên cứu độc tính cấp của indirubin-3'-oxim trên chuột nhắt trắng chủng Swiss qua đường uống đã xác định hoạt chất indirubin-3'-oxime gần như không độc với LD50 liều gây chết 50 % chuột thí nghiệm) có giá trị 12,0 g mẫu thử/kg chuột. Liều dưới liều chết (LD0) được xác định là 10,0 g/kg chuột. Thử độc tính bán trường diễn, sau khi cho thỏ uống hỗn dịch thuốc VINDOXIM liên tục trong 28 ngày với mức liều 7,2 mg hoạt chất (0,036 viên)/kg thỏ/ngày và 21,6 mg (0,108 viên)/kg thỏ/ngày, toàn bộ thỏ thí nghiệm ở nhóm chứng và 2 nhóm thử tăng cân đều và không có sự khác biệt về mức độ gia tăng trọng lượng, về chỉ sinh hóa và huyết học thỏ giữa nhóm chứng và các nhóm uống thuốc (p 0,05). Trong 4 tuần liên tục, tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt rõ rệt so với nhóm chứng. Quan sát đại thể, không nhận thấy sự bất thường về màu sắc và hình dạng bên ngoài của các tổ chức tim, gan, thận, phổi và hệ tiêu hóa giữa các thỏ nhóm chứng và 2 nhóm thử sau thí nghiệm

    HIỆU QUẢ CỦA BÀO TỬ BACILLUS SUBTILIS BIỂU HIỆN INTERFERON ALPHA GÀ TRONG PHÒNG BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ

    Get PDF
    Nghiên cứu hiệu quả phòng bệnh của bào tử Bacillus subtilis biểu hiện interferon alpha gà (ChIFNa- B. subtilis) trong phòng bệnh Gumboro cho gà được thực hiện trên giống gà 3 tuần tuổi. Thí nghiệm được thực hiện bằng thử nghiệm cho mỗi gà uống 100 ?g bào tử ChIFNa- B. subtilis, sau đó công cường độc virus Gumboro độc lực cao với 4 x 104 ELD50, đồng thời so sánh hiệu quả của ChIFNa chuẩn với liều 104UI. Kết quả thử nghiệm cho thấy B. ChIFNa- B. subtilis có khả năng phòng bệnh Gumboro với tỷ lệ bảo hộ là 77,08% cao hơn so với tỷ lệ bảo hộ bởi ChIFNa (66,67% và so với đối chứng B. subtilis (12,50%). Kết quả thí nghiệm chứng minh ChIFNa- B. subtilis có tiềm năng trong việc phòng bệnh Gumboro trên gà

    HIỆU QUẢ CỦA BÀO TỬ BACILLUS SUBTILIS BIỂU HIỆN INTERFERON ALPHA GÀ (B. SUBTILIS-CHIFN?) TRONG PHÒNG BỆNH NEWCASTLE TRÊN GÀ

    Get PDF
    Nghiên cứu hiệu quả phòng bệnh của bào tử Bacillus subtilis biểu hiện Interferon alpha gà (B. subtilis-ChIFNa) trong phòng bệnh Newcastle cho gà được thực hiện trên gà giống Tam Hoàng 3 tuần tuổi. Thí nghiệm được thực hiện bằng việc thử nghiệm cho gà uống với liều 0,5x1010 bào tử B. subtilis-ChIFNa, sau đó công cường độc virus Newcastle độc lực cao với liều 104 ELD50 cho mỗi gà thí nghiệm, đồng thời so sánh hiệu quả của ChIFNa chuẩn với liều 104UI. Kết quả thí nghiệm cho thấy bào tử B. subtilis-ChIFNa có khả năng phòng bệnh Newcastle với tỷ lệ bảo hộ là 79,17% cao hơn so với tỷ lệ bảo hộ bởi ChIFNa chuẩn (45,83%) và so với lô đối chứng Bacillus subtilis (12,50%). Kết quả thí nghiệm chứng minh B. subtilis-ChIFNa có tiềm năng trong việc phòng bệnh Newcastle trên gà

    SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁC LOẠI VACCINE VÀ ĐƯỜNG CẤP VACCINE PHÒNG BỆNH NEWCASTLE TRÊN GÀ

    Get PDF
    Nghiên cứu so sánh hiệu quả các loại vaccine và đường cấp vaccine trong việc phòng bệnh Newcaste được thực hiện trên gà qua việc khảo sát đáp ứng kháng thể của gà sau khi tiêm phòng bằng xét nghiệm ức chế ngưng kết hồng cầu HI (Heamagglutination Inhibition). Kết quả thí nghiệm trên gà con cho thấy gà được cấp vaccine chủng Lasota cho đáp ứng kháng thể nhanh và hiệu giá kháng thể trung bình (GMT=10,56) cao hơn so với vaccine chủng F (GMT=4,92). Vaccine Lasota cho đáp ứng kháng thể sớm và có hiệu giá bảo hộ ở 2 tuần sau khi được cấp vaccine, GMT của gà được cấp vaccine qua đường nhỏ mắt cao hơn ở gà được cấp vaccine qua đường uống. Kết quả thí nghiệm tiêm vaccine chủng M cho gà lớn (>60 ngày tuổi) cho thấy gà được cấp vaccine qua đường tiêm bắp có đáp ứng kháng thể cao hơn so với gà được cấp vaccine qua đường tiêm    dưới da

    TÌNH HÌNH BỆNH NEWCASTLE TRÊN CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu tình hình bệnh Newcastle trên các giống gà thả vườn được thực hiện qua việc khảo sát dấu hiệu lâm sàng, quan sát bệnh tích và xét nghiệm bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) từ 47 đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2011. Kết quả cho thấy có 23 đàn gà mắc bệnh Newcastle từ 35 đàn nghi ngờ.  Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Newcastle là (20,02%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,09%).  Tỷ lệ đàn nhiễm bệnh Newcastle cao nhất được ghi nhận ở những đàn gà từ 17 ngày đến 30 ngày tuổi (75,00%), kế đến là gà từ 31-45 ngày tuổi (61,54%) và thấp nhất là ở những đàn gà lớn hơn 45 ngày tuổi (34,62%). Bệnh thường xảy ra nhất ở các đàn không được tiêm ngừa (75,00%), kế đến là các gà chỉ được tiêm ngừa một lần (62,50%) và gà được tiêm ngừa 2 lần (42,85%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ đàn nhiễm giữa các giống gà

    Tình hình nhiễm virus gây bệnh Marek trên gà thả vườn ở thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh Marek (MDV) trên các đàn gà thả vườn đã được thực hiện ở thành phố Cần Thơ. Tổng số 353 mẫu nang lông được thu thập từ 50 đàn gà chưa tiêm vaccine phòng bệnh Marek ở các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Việc xác định gà nhiễm MDV được thực hiện bằng kỹ thuât PCR để phát hiện gen Meq đặc hiệu của MDV serotype 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 26/353 mẫu nhiễm MDV chiếm 7,37%. Tỷ lệ nhiễm MDV trên gà ở huyện Phong Điền là cao nhất với 16,07%, kế đến là ở các huyện Cờ Đỏ (8,60%), Thới Lai (5,43%) và Vĩnh Thạnh (3,57%); có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ nhiễm MDV trên gà giữa các huyện Phong Điền, Thới Lai và Vĩnh Thạnh (P<0,05). Tỷ lệ nhiễm MDV trên giống gà nòi (11,58%) cao hơn gà lai (6,17%). Tỷ lệ nhiễm MDV trên gà giữa các độ tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu chứng minh có sự hiện diện của MDV trên gà ở các huyện khảo sát
    corecore