3 research outputs found

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ TƯỚI CHO ĐẤT TRỒNG LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: thu thập số liệu, thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của các bên liên quan, và khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ, đập đều có quy mô vừa và nhỏ nên không đủ tưới cho vùng canh tác lúa, đặc biệt là vào vụ Hè Thu. Việc sử dụng các trạm bơm lưu động nhằm tưới cho diện tích đất trồng lúa bị hạn là chưa hiệu quả ở những vùng có địa hình cao. Nguồn nước mặt chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho diện tích lúa trên địa bàn huyện. Với thực trạng đó, nghiên cứu đã phân tích các giải pháp đã được áp dụng để từ đó đề xuất các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, giải pháp về phát triển thủy lợi và giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa phù hợp với thực tế địa phương.Từ khóa: đất trồng lúa, hạn hán, nguồn nước mặt, quản lý, Hòa Van

    Ảnh hưởng của nhiệt độ đến động học quá trình sấy cà chua bi đen (Solanum lycopersicum cv. OG) trong điều kiện chân không

    Get PDF
    Sấy chân không là một phương pháp tiên tiến được sử dụng rộng rãi trong chế biến các sản phẩm rau quả. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của bốn nhiệt độ sấy khác nhau (40oC, 50oC, 60oC và 70oC) ở mức chân không cố định là -700 mmHg (tương ứng với áp suất tuyệt đối 60 mmHg) đến động học biến đổi tỷ lệ ẩm của trái cà chua bi đen (Solanum lycopersicum cv. OG) đã được khảo sát. Tám mô hình sấy thông dụng (Lewis, Page, Page điều chỉnh, Henderson và Pabis, logarit, hai tham số, hàm mũ hai tham số, Henderson và Pabis điều chỉnh) được kiểm tra để chọn ra mô hình phù hợp. Độ khuếch tán ẩm hiệu quả và năng lượng hoạt hóa được tính toán bằng phương trình khuếch tán Fick. Kết quả cho thấy nhiệt độ sấy tăng đã thúc đẩy quá trình sấy chân không diễn ra nhanh hơn và mô hình logarit được chứng minh là phù hợp nhất với các dữ liệu thực nghiệm trong số tám mô hình thử nghiệm. Giá trị độ khuếch tán ẩm hiệu quả dao động từ 3,9028.10-10 đến 1,7580.10-9  m2/s trong phạm vi nhiệt độ khảo sát. Sự phụ thuộc nhiệt độ của độ khuếch tán ẩm hiệu quả tuân theo phương trình Arrhenius với giá trị năng lượng hoạt hóa là 38,69 kJ/mol trong khoảng nhiệt độ 40-70oC

    Phân tích mô tả định lượng và phân tích thành phần chính đối với đặc điểm cảm quan của củ cải và dưa leo muối chua trong môi trường cám gạo

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng phương pháp phân tích mô tả định lượng (QDA) để đánh giá các thuộc tính cảm quan của sản phẩm củ cải trắng và dưa leo muối chua trong môi trường cám gạo. Ba mươi cảm quan viên được lựa chọn và đào tạo để đánh giá các thuộc tính màu sắc, hình dạng, kết cấu, hương vị và khả năng chấp nhận tổng thể của hai sản phẩm. Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) được sử dụng để xác định hai thành phần chính quan trọng chiếm lần lượt là 88,75% và 81,40% phương sai. Tỷ lệ phối chế cám gạo: nước: muối là 49: 48: 3 (mẫu củ cải F3), 49: 48: 3 (mẫu dưa leo M3) và 45: 52: 3 (mẫu dưa leo M4) cho giá trị cảm quan cao và được yêu thích nhất. Kết quả thu nhận đã chứng minh tính hữu ích của phương pháp phân tích mô tả định lượng trong việc xác định và đo lường các đặc tính cảm quan của sản phẩm củ cải trắng và dưa leo muối chua trong môi trường cám gạo
    corecore