11 research outputs found

    Molecular markers for indentifying Cytoplasmic Male Sterility (CMS) in chili pepper

    Get PDF
    Cytoplasmic male sterility (CMS) is an inherited trait leading to functional pollen failure. It is an important trait for producing hybrid seed. For commercial chili pepper, identifying CMS elementsby the traditional method is a time-consuming process. Molecular markers are, therefore, rapidly developed to overcome this. In order to identify Vietnam CMS chili pepper, we analyzed published data to determine the possibility of using molecular markers. Results show that two elements should be used for identifying CMS pepper: (1) S and N cytoplasm, and (2) Rfand rf gene. Each element could be determined by different molecular makers. This article provides an overview ofCMS genetics for screening potential molecular markers for Vietnam CMS pepper. Also, PCR primers which could be used for future experimental research have been determined

    Chỉ thị phân tử CsFemale-1 và giới tính của dưa leo

    Get PDF
    Trong quá trình chọn giống, việc nhận diện chính xác kiểu hình của cây trồng có vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định mối tương quan giữa chỉ thị phân tử CsFemale-1 với kiểu hình giới tính hoa của các dòng dưa leo. Thực hiện phản ứng PCR sử dụng chỉ thị CsFemale-1 để khuếch đại vùng trình tự mục tiêu trên 120 mẫu thuộc 12 dòng dưa leo thuần (5 dòng toàn hoa cái, 7 dòng có cả hoa đực và hoa cái, mỗi dòng 10 mẫu). Kết quả sàng lọc 50 mẫu thuộc 5 dòng toàn hoa cái cho thấy độ tương thích giữa chỉ thị CsFemale-1 với kiểu hình toàn hoa cái là 100%. Tuy nhiên, với 70 mẫu có kiểu hình có cả hoa đực và hoa cái, độ tương thích giữa CsFemale-1 và kiểu hình là 42%. Kết quả này cho thấy, khả năng nhận diện các dòng dưa leo mang toàn hoa cái của CsFemale-1 khá tốt. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng trong chọn giống, cần kết hợp CsFemale-1 với một chỉ thị phân tử khác để nhận diện chính xác kiểu hình dòng dưa leo có cả hoa đực và hoa cái

    Quá trình trưởng thành của MicroRNA 144 phụ thuộc vào Dicer

    Get PDF
    MicroRNA (miRNA) là một nhóm RNA có kích thước từ 20 đến 25 nucleotide, có chức năng điều hòa biểu hiện gen bằng cách gắn đặc hiệu với một trình tự trên mRNA đích. Quá trình trưởng thành của các miRNAs từ tiền miRNA có thể phụ thuộc Dicer hoặc Ago2. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát vai trò của Dicer trong quá trình trưởng thành của miRNA 144 (miR-144). Theo đó, hàm lượng miR-144 trong tế bào bị mất Dicer sẽ được kiểm tra bằng real-time PCR. Kết quả cho thấy khi Dicer bị mất đi, lượng miR-144 trưởng thành giảm mạnh. Điều đó cho thấy quá trình trưởng thành của miR-144 phụ thuộc vào Dicer

    NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.)

    No full text
    Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là loại cây trồng lâu năm, thân hóa gỗ. hạt hồ tiêu có giá trị để làm gia vị rất phổ biến trên thế giới. Hồ tiêu được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, Phương pháp này có hạn chế là tốn nhiều thời gian, cây con khó đồng nhất về hình thái và di truyền. Nhân giống vô tính thông qua phương pháp nuôi cấy mô được xem là phương pháp thay thế tốt hơn cho phương pháp nhân giống truyền thống để tạo ra lượng cây con lớn và đồng nhất về mặt di truyền, làm tiền đề để tạo giống sạch bệnh virus trên hồ tiêu. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu hệ thống tái sinh in vitro cây hồ tiêu. Môi trường MS (Murashige, Skoog 1962) bổ sung 1 mg/l BAP cho khả năng tái sinh chồi tốt nhất đạt 2,33 chồi/đoạn thân tự nhiên sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường MS bổ sung BAP (4-5 mg/l) kết hợp IBA (0,5-1 mg/l) và KIN 0,5 mg/l cho hiệu quả tái sinh chồi từ callus. Khả năng tái sinh chồi của callus có nguồn gốc từ hạt là lớn nhất. Trên môi trường MS bổ sung BAP 4 mg/l kết hơp IBA 0,5 mg/l và KIN 0,5 mg/l, callus từ hạt cảm ứng tạo chồi tốt nhất đạt 6,67 chồi/mẫu. Các chồi hồ tiêu in vitro tái sinh từ callus của các dòng hồ tiêu được kiểm tra bằng kỹ thuật PCR. Kết quả kiểm tra sự có mặt của virus PYMoV cho thấy chồi in vitro tạo thành từ tất cả các mẫu vật đều có sự xuất hiện của virus PYMoV, ngoại trừ chồi in vitro tái sinh từ callus có nguồn gốc từ hạt

    NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.)

    No full text
    Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là loại cây trồng lâu năm, thân hóa gỗ. hạt hồ tiêu có giá trị để làm gia vị rất phổ biến trên thế giới. Hồ tiêu được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, Phương pháp này có hạn chế là tốn nhiều thời gian, cây con khó đồng nhất về hình thái và di truyền. Nhân giống vô tính thông qua phương pháp nuôi cấy mô được xem là phương pháp thay thế tốt hơn cho phương pháp nhân giống truyền thống để tạo ra lượng cây con lớn và đồng nhất về mặt di truyền, làm tiền đề để tạo giống sạch bệnh virus trên hồ tiêu. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu hệ thống tái sinh in vitro cây hồ tiêu. Môi trường MS (Murashige, Skoog 1962) bổ sung 1 mg/l BAP cho khả năng tái sinh chồi tốt nhất đạt 2,33 chồi/đoạn thân tự nhiên sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường MS bổ sung BAP (4-5 mg/l) kết hợp IBA (0,5-1 mg/l) và KIN 0,5 mg/l cho hiệu quả tái sinh chồi từ callus. Khả năng tái sinh chồi của callus có nguồn gốc từ hạt là lớn nhất. Trên môi trường MS bổ sung BAP 4 mg/l kết hơp IBA 0,5 mg/l và KIN 0,5 mg/l, callus từ hạt cảm ứng tạo chồi tốt nhất đạt 6,67 chồi/mẫu. Các chồi hồ tiêu in vitro tái sinh từ callus của các dòng hồ tiêu được kiểm tra bằng kỹ thuật PCR. Kết quả kiểm tra sự có mặt của virus PYMoV cho thấy chồi in vitro tạo thành từ tất cả các mẫu vật đều có sự xuất hiện của virus PYMoV, ngoại trừ chồi in vitro tái sinh từ callus có nguồn gốc từ hạt

    CHÍNH SÁCH VÀ TẾ CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÙNG VEN ĐÔ: Trường hợp nghiên cứu tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

    No full text
    Phương án quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) xã Phú Thượng được xây dựng cho giai đoạn 5 năm từ 2005 đến 2010, đã được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền, tuy nhiên thực tế sử dụng đất của xã năm 2010 không hoàn toàn đúng theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy tiến trình xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chưa tuân theo đúng trình tự nội dung của văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch có hiệu lực tại thời điểm thực hiện quy hoạch, một số khâu quan trọng trong tiến trình làm quy hoạch bị bỏ quên hoặc không được chú ý đúng mức. Việc áp dụng phương án quy hoạch vào thực tiễn đã tạo nên thay đổi về sử dụng đất và tạo ra những áp lực trong quá trình sử dụng đất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Chính vì vậy, việc thay đổi sử dụng đất ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn, họ phải tự tìm kiếm các hoạt động sinh kế mới để tạo thêm thu nhập. Mặc dù vậy nguồn thu nhập của họ không ổn định như trước và có xu hướng giảm dần. Trên thực tế có đến 48,94 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong đó có đến 89,3% tổng diện tích đất thu hồi không được đưa vào sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt theo phương án quy hoạch, mà bị bỏ hoang nhiều năm trong khi người nông dân không có đất để canh tác. Việc này đã gây tổn thất khá lớn về mặt kinh tế của người dân địa phương. Từ khóa: Quy hoạch sử dụng đất, phân tích, phương án, sinh kế, thực tế

    CHÍNH SÁCH VÀ TẾ CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÙNG VEN ĐÔ: Trường hợp nghiên cứu tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

    No full text
    Phương án quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) xã Phú Thượng được xây dựng cho giai đoạn 5 năm từ 2005 đến 2010, đã được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền, tuy nhiên thực tế sử dụng đất của xã năm 2010 không hoàn toàn đúng theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy tiến trình xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chưa tuân theo đúng trình tự nội dung của văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch có hiệu lực tại thời điểm thực hiện quy hoạch, một số khâu quan trọng trong tiến trình làm quy hoạch bị bỏ quên hoặc không được chú ý đúng mức. Việc áp dụng phương án quy hoạch vào thực tiễn đã tạo nên thay đổi về sử dụng đất và tạo ra những áp lực trong quá trình sử dụng đất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Chính vì vậy, việc thay đổi sử dụng đất ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn, họ phải tự tìm kiếm các hoạt động sinh kế mới để tạo thêm thu nhập. Mặc dù vậy nguồn thu nhập của họ không ổn định như trước và có xu hướng giảm dần. Trên thực tế có đến 48,94 ha đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong đó có đến 89,3% tổng diện tích đất thu hồi không được đưa vào sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt theo phương án quy hoạch, mà bị bỏ hoang nhiều năm trong khi người nông dân không có đất để canh tác. Việc này đã gây tổn thất khá lớn về mặt kinh tế của người dân địa phương. Từ khóa: Quy hoạch sử dụng đất, phân tích, phương án, sinh kế, thực tế

    Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR13251 và SSR18956 trong nhận diện giới tính hoa dưa leo

    Get PDF
    Trong quá trình chọn tạo giống dưa leo, việc sử dụng các dòng toàn hoa cái làm dòng mẹ đóng vai trò quan trọng trong hạn chế lẫn giống do quá trình tự thụ gây ra, không cần tốn công lao động khử đực hoặc bao cách ly hoa cái, có thể tận dụng côn trùng để thụ phấn và đảm bảo năng suất cao. Để nhận diện sớm và chính xác các dòng dưa leo toàn hoa cái, marker phân tử chính là công cụ hỗ trợ hữu ích nhất. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát mối tương quan giữa hai chỉ thị phân tử SSR13251 và SSR18956 với giới tính hoa của 50 mẫu dưa leo thuần (19 dòng toàn hoa cái, 31 dòng có cả hoa đực và hoa cái). Thực hiện phản ứng PCR để khuếch đại vùng trình tự mục tiêu. Kết quả cho thấy marker SSR13251 không phân biệt được các dòng dưa leo. Trong khi đó, kích thước sản phẩm PCR của marker SSR18956 có sự khác nhau giữa các dòng dưa leo, giúp nhận diện đúng mục tiêu dòng dưa leo toàn hoa cái. Sau khi sàng lọc 50 mẫu thuần với marker SSR18956, ghi nhận tỷ lệ nhận diện chính xác của marker này so với kiểu hình giới tính hoa dưa leo là 84%. Như vậy, marker SSR18956 có thể là một marker tiềm năng giúp hỗ trợ nhận diện các dòng dưa leo toàn hoa cái

    NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÂY BƯỞI THANH TRÀ (CITRUS GRANDIS (L.) OSBECK) ĐẦU DÒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ BẰNG KỸ THUẬT RAPD

    No full text
    Bưởi Thanh Trà là loại trái cây đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong các năm 2003-2007, 11 cây bưởi Thanh Trà đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng đã được tuyển chọn và công nhận, tuy nhiên, kết quả khảo sát gần đây thì đã có 8/11 cây chết. Kết quả phân tích đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) với 32 mồi ngẫu nhiên của các cây bưởi nghiên cứu cho thấy 3 cây bưởi Thanh Trà đầu dòng còn lại có hệ số tương đồng di truyền khá cao (từ 66-73%). So sánh các cây bưởi Thanh Trà đầu dòng và những cây bưởi Thanh Trà khác cho kết quả có sự khác biệt di truyền lớn. Việc tìm kiếm chỉ thị cho cây bưởi Thanh trà đầu dòng cũng đã được thực hiện và đã tìm được 4 băng DNA có tiềm năng (C5-1.335, E7-2.077, E7-1.161 và E7-999), đây là các băng DNA chỉ xuất hiện ở cây đầu dòng mà không xuất hiện ở những cây khảo sát. Từ khóa: bưởi Thanh Trà, cây đầu dòng, chỉ thị phân tử, RAPD
    corecore