5 research outputs found

    Sự biến động theo độ sâu của đặc điểm trầm tích đầm Sam khu vực huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

    No full text
    Tiểu khu đầm Sam thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) có dạng lõm sâu vào đất liền về phía Tây Nam, giới hạn ngoài với đầm Thanh Lam bởi đường nối mũi Đồng Miệu và mũi Hàn. Kết quả nghiên cứu biến động đặc điểm trầm tích (gồm thành phần hạt, thành phần khoáng vật và hóa học) theo độ sâu (từ mặt đáy xuống sâu 1.0-1.3 m) của 5 mẫu lõi trầm tích (N588, N589, N591, N593 và N595) cho thấy đặc điểm biến đổi trầm tích phụ thuộc vào vị trí của mẫu và có xu hướng hạt thô dần khi xuống sâu (tầng mặt nhóm hạt cát chiếm 65.1-74.5% và đạt 100% bắt đầu từ độ sâu 0.6 m). Thành phần khoáng vật của trầm tích chủ yếu gồm thạch anh, illit, kaolinit, felsdpat, goethit và pyrit; khoáng vật nặng chiếm không đáng kể. Hàm lượng thạch anh tăng theo chiều sâu tương ứng với sự gia tăng của nhóm hạt cát. Sự có mặt của pyrit và lưu huỳnh (0.16-1.79%) kèm theo mùi nồng H2S trong tất cả các mẫu chỉ thị cho môi trường khử và yếm khí trong suốt quá trình tích lũy chiều dày trầm tích. Hàm lượng Si tương quan thuận với hàm lượng nhóm hạt cát, hàm lượng Fe, Al Mn, Mg, K và tổng lượng nguyên tố vết tương quan thuận với nhóm hạt sét. Cu, Ni, Sr và Zn giảm nhẹ, Co tăng nhẹ theo chiều sâu, còn Zr tăng ở tầng giữa. Hàm lượng các nguyên tố hàm lượng các nguyên tố Cr (33-144 mg/kg), Cu (17-63 mg/kg), Zn (33-147 mg/kg), As (<10 mg/kg) và Pb (<20 mg/kg) đều dưới ngưỡng cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường về chất lượng trầm tích nước lợ.

    Nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene đơn lớp bằng phương pháp phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh

    Get PDF
    Lý thuyết phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh (DFTB) được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene với độ rộng dãy khác nhau. Dãy penta-silicene tạo ra bằng cách cắt từ màng penta-silicene sau khi hồi phục, bốn loại biên thu được gồm: răng cưa (SS), zigzag - zigzag (ZZ), armchair - armchair (AA), zigzag - armchair (ZA). Tuy nhiên, penta–silicene không ổn định. Sự ổn định động học của penta –silicene được khôi phục lại bằng cách gắn Hidro lên bề mặt. Qua kết quả tính toán năng lượng biên, việc hình thành dãy penta-silicene từ màng 2D là khả thi. Thêm vào đó, dựa trên tính toán năng lượng liên kết, dạng biên SS có cấu trúc ổn định nhất. Cấu trúc điện tử của penta –silicene cũng được nghiên cứu, kết quả là tìm thấy được tất cả dạng biên đều tồn tại vùng cấm và khi độ rộng dãy tăng lên thì độ rộng vùng cấm giảm

    Xây dựng chiến lược bảo trì góp phần nâng cao hiệu quả quản lý động cơ tại công ty khí Cà Mau

    Get PDF
    Bài báo trình bày phương pháp xây dựng kế hoạch bảo trì có điều kiện góp phần nâng cao hiệu quả quản lý động cơ trong Công ty Khí Cà Mau. Những dữ liệu về tình trạng của động cơ sẽ được kiểm tra định kỳ từ phương pháp kiểm tra online và offline. Từ đó, người quản lý bảo trì sẽ đưa ra kế hoạch bảo trì hợp lý cho từng động cơ dựa trên tiêu chi tối ưu về thời gian và chi phí. Bảo trì có điều kiện sẽ nâng cao hiệu suất làm việc của động cơ so với những phương pháp bảo trì truyền thống. Phương pháp này giúp giảm thiểu được tình trạng động cơ hư hỏng ở mức độ nghiêm trọng nhờ sự chủ động trong công tác bảo trì và sửa chữa theo lịch đã đề xuất từ trước
    corecore