30 research outputs found

    Giá vàng - Mối quan hệ lạm phát trong trường hợp Việt Nam: nghiên cứu thực nghiệm trong bối cảnh có sự phá vỡ cấu trúc

    Get PDF
    Mục đích - Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và lạm phát ở Việt Nam dựa trên chuỗi chỉ số giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2001 đến tháng 7 năm 2020

    Các hợp chất đitecpenoit phân lập từ quả loài na biển (Annona glabra) (Phần 2)

    Get PDF
    Four ent-kaurane diterpenoids, annoglabasin E (1), annonaglabasin B (2), 19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic acid (3), and paniculoside IV (4) were isolated from the methanol extract of the Annona glabra fruits by various chromatographic experiments. Their structures were characterized by 1D- and 2D-NMR spectra and ESI-MS, as well as in comparison with those reported in the literature. Among these compounds, 4 has been isolated from the genus Annona for the first time

    Thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển tự động tưới phun sương trong nhà lưới phục vụ nhân giống cây keo lai bằng hom

    No full text
    Hệ thống điều khiển tưới phun sương tự động là một trong những khâu quan trọng, quyết định sự thành công của toàn hệ thống sản xuất hom Keo lai trong nhà lưới có mái che. Việc thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển tưới phun sương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì độ ẩm đất và kiểm soát nhiệt độ không khí. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển tưới phun sương tự động theo thời gian. Khi hệ thống làm việc, người vận hành chỉ cần cài đặt thời gian tưới mong muốn khi đó hệ thống sẽ tự động điều khiển bơm phun sương để liên tục đảm bảo các thông số đã cài đặt

    Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất và thành phần hóa học của lá so đũa (Sesbania grandiflora)

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên trên 48 cây so đũa Thái trắng từ 3 đến 6 tháng tuổi để đánh giá ảnh hưởng của các mức độ phân bón lên năng suất và thành phần dưỡng chất của lá cây. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT), tương ứng với 4 công thức phân (P): NT đối chứng sử dụng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm (P1), NT P2 dùng phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm, NT P3 dùng phân vô cơ 0,8 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm, và NT P4 dùng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm. Kết quả cho thấy NT P4 cho năng suất chất xanh và chất khô cao hơn các NT còn lại (P0,05). Kết quả cho thấy dùng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm giúp cây phát triển và đạt năng suất tốt nhất

    Khảo sát sinh trưởng và năng suất của hai giống so đũa (Sesbania grandiflora) làm thức ăn cho gia súc nhai lại

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 80 cây so đũa (SD) (40 cây SD bông trắng và 40 cây SD bông đỏ) 1 tháng tuổi. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức (SD bông trắng và SD bông đỏ) với 4 lần lặp lại để đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học của hai giống SD. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao cây SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ (P<0,001). Đường kính tán SD bông trắng lớn hơn SD bông đỏ (P<0,05) ở các tuần từ 8 đến 16. Điển hình ở tuần 14, đường kính tán của SD bông trắng lớn hơn SD bông đỏ 1,2 lần. Năng suất chất xanh của SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ, lượng lá và cọng SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ 41,6% (P<0,01). Năng suất chất khô của SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ 1,4 lần (P<0,001). Thành phần hóa học của lá và cọng hai giống SD không có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây SD bông trắng có tiềm năng cao để trồng làm thức ăn cho gia súc nhai lại

    Ảnh hưởng của lá mít và trái mít non phụ phẩm đến các thông số lên men dạ cỏ và sinh khí methane in vitro

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng lá mít (LM) và trái mít non phụ phẩm (TM) thay thế cho cỏ voi (CV) đến tỷ lệ tiêu hoá, lên men dạ cỏ và sinh khí methane (CH4) in vitro sử dụng dịch dạ cỏ từ 4 con dê đực lai Saanen F2 (♂ Saanen × ♀ Bách Thảo). Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại. Ở tất cả các NT, thức ăn hỗn hợp được cố định ở mức 40% DM. Năm NT thí nghiệm được xây dựng từ sự thay thế LM và/hoặc TM cho CV trong khẩu phần, cụ thể như sau: 60% CV (NT1), 30% CV + 30% TM (NT2), 30% CV + 30% LM (NT3), 30% CV + 15% TM + 15% LM (NT4), và 30% TM + 30% LM (NT5). Kết quả cho thấy acid béo bay hơi (VFA) tổng số thấp nhất ở NT1 (57,7%) và cao hơn ở NT3 (73,0%) và NT5 (74,8%) (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa thật in vitro cao nhất ở NT5 (78,5%) và thấp nhất ở NT1 (68,5%) (P<0,001). Tỷ lệ tiêu hóa xơ trung tính in vitro cao nhất ở NT5 (45,0%) và thấp nhất ở NT2 (42,0%) (P<0,001). Hàm lượng khí CH4 (mL/g DM) giảm 17,3% ở NT5 so với NT1 (P<0,01). Kết quả cho thấy NT5 là khẩu phần phù hợp cho việc cải thiện tỷ lệ tiêu hóa, VFA dạ cỏ và giảm sinh khí CH4 ở dê trong điều kiện in vitro
    corecore