6 research outputs found

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng phân hủy protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ được thu tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân lập các dòng vi khuẩn (VK) có khả năng phân huỷ protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ; và khảo sát ảnh hưởng của VK lên sự sống sót của trùn quế (Perionyx excavates). Mẫu rác thải hữu cơ được thu từ các chợ, quán ăn và các hộ gia đình để phân lập VK có khả năng tiết enzyme protease và cellulase. Kết quả phân lập được 58 dòng VK. Trong đó, 46 dòng có khả năng tiết ra enzyme protease và 12 dòng có khả năng tiết enzyme cellulase. Kết quả đánh giá khả năng phân hủy thịt vụn, cá vụn và rau cải thừa đã tuyển chọn được 6 dòng VK có tiềm năng là pAT3, pPT, pTVC3, cAT1, cTA1 và cCR. Năm dòng VK được định danh sử dụng phương pháp sinh học phân tử ở vùng gene 16S rRNA và xác định đến mức độ loài và 1 dòng chưa được định danh. Sáu dòng VK này giúp giảm mùi hôi của rác phân hủy và không ảnh hưởng đến sự sống sót và sinh trưởng của trùn quế trong điều kiện phòng thí nghiệm

    Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới

    No full text
    325 tr. ; 19 cm

    KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU VÀ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT TRỒNG RAU VÀ NƯỚC TƯỚI TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện tại phường Hương An và Hương Chữ, nơi cung cấp rau chính cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng sản xuất rau và xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong đất trồng rau và nước tưới tại 2 địa phương này để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hộ dân ở 2 phường này đều có đất và tham gia trồng rau, tuy nhiên quy mô diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún. Chủng loại rau được sử dụng là khá đa dạng, nhưng chỉ có một số loại được trồng phổ biến như xà lách, cải, hành, ngò, húng, kiệu. Năng suất các loại rau chưa cao và không ổn định, hành là loại rau đạt năng suất cao nhất khoảng 10 tạ/sào và thu lãi khoảng trên 7 triệu đồng/sào. Kết quả phân tích một số kim loại nặng cơ bản như As, Cu, Pb, Cd, Zn trong 20 mấu đất trồng rau và Hg, Cd, Pb trong 16 mẫu nước tưới tại 2 phường này cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong mẫu đất trồng rau và nước tưới đều dưới ngưỡng cho phép theo quy chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

    KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU VÀ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT TRỒNG RAU VÀ NƯỚC TƯỚI TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện tại phường Hương An và Hương Chữ, nơi cung cấp rau chính cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng sản xuất rau và xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong đất trồng rau và nước tưới tại 2 địa phương này để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hộ dân ở 2 phường này đều có đất và tham gia trồng rau, tuy nhiên quy mô diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún. Chủng loại rau được sử dụng là khá đa dạng, nhưng chỉ có một số loại được trồng phổ biến như xà lách, cải, hành, ngò, húng, kiệu. Năng suất các loại rau chưa cao và không ổn định, hành là loại rau đạt năng suất cao nhất khoảng 10 tạ/sào và thu lãi khoảng trên 7 triệu đồng/sào. Kết quả phân tích một số kim loại nặng cơ bản như As, Cu, Pb, Cd, Zn trong 20 mấu đất trồng rau và Hg, Cd, Pb trong 16 mẫu nước tưới tại 2 phường này cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong mẫu đất trồng rau và nước tưới đều dưới ngưỡng cho phép theo quy chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
    corecore