602 research outputs found

    EVALUATION ON ADAPTABILITY OF INTRODUCED MORINGA (Moringa oleifera) ACCESSIONS IN QUANG TRI PROVINCE

    Get PDF
    The main objective of this study was to evaluate ability of growth and biomass yield of introduced Moringa accessions in Quang Tri province. A total of eight accessions were used in this study. Of these, four accessions from World Vegetable Center, namely: VI048687, VI047492, VI048590, VI048718; two accessions such as PKM-1 and Philippines local accession supplied by Philippines University, one Thailand local accession and one Vietnam local accession (control) provided by Hanoi Institue of Fruit and Vegetable. The results showed that the control and PKM–1 had good growth and development, such as: survival rate over 78%, first harvesting time from 90 to 93 days and biomass yield above 356.43 grams/plant (PKM–1). These were suitable accession for applying under local condition. The survival rate of VI047492 and VI048687 was low, only 34.5% - 40.0%, respectively. However, the first harvesting time of those lasted at 95 days and biomass yield was 261.0 - 283.5 grams/plant. These two accessions can be used for breeding and cultivation under local condition

    PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY TINH BỘT

    Get PDF
    Hai mươi lăm mẫu nước thải đã được thu thập từ nước thải tại làng nghề sản xuất bột gạo tại thị xả Sa đéc, tỉnh Đồng Tháp để tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy tinh bột. Hai mươi ba dòng vi khuẩn phân lập được có hình dạng tế bào rất biến động từ hình que ngắn, que dài đến hình chuỗi. Hầu hết các dòng vi khuẩn có khả năng di động. Trong số 23 dòng vi khuẩn phân lập được có 13 dòng vi khuẩn thuộc gram âm và 10 dòng vi khuẩn thuộc gram dương. Các dòng vi khuẩn phân lập được có họat tính enzyme amylase từ 72,44U/ml đến 910,89U/ml sau 72 giờ nuôi cấy. Trong số này có 4 dòng có hoạt tính enzyme amylase cao là 935,VD2, 92, và 16. Hai dòng935vàVD2có khả năng xử lý đến 97% lượng tinh bột có trong nước thải chỉ sau 24 giờ

    Nghiên cứu loại sắt trong nước thải acid từ mỏ khoáng sản (AMD) kết hợp xử lý nước thải chăn nuôi trong mô hình bể sinh học khử sulfate

    Get PDF
    Acid mine drainage (AMD) is contaminated water from mining indistry, characterized by low pH (1 – 4) and high concentration of heavy metals (up to thousands ppm). AMD is highly toxic to aquatic life and soil ecology surrounding the mining areas, therefore should be treated adequately before discharging to the environment. The treatment technology based on sulfate-reducing bioreactors has been applying widely with high efficiency. Sulfate-reducing bacteria (SRB) stand at the central point of the technology, use hydrogen and organic carbons to reduce sulfate to sulfde, that involve in metal precipitation and pH neutralization. For establishing the technology, sources of SRB as well as organic substrates neccesary for the bacteria should be acquired from outside. In many cases, these two requirements can be supplied from cow manure and agriculture residues (such as rice straws) added to the bioreactor before operating. In the present study, a mixed culture of SRB enriched from aquaculture-processing wastewater was used to start up the sulfate-reducing bioreactor for the AMD-treatment laboratory model. Cotreatment of AMD and poultry wastewater in this model operated under continuous mode with retention time of 48 h allowed to remove 85 – 88% Fe2+ in the AMD (from the original concentration of 200 mg/L). Study of the bacterial community via DGGE analyses of the 16S rDNA fragments showed that the enrichment culture consisted of three main SRB genera Desulfovibrio, Desulfomicrobium and Desulfobulbus spp., whereas in the sediment of the bioreactor only Desulfovibrio spp were found dominating. The obtained results would serve as basis for the development of biological-based technology to treat AMD together with organic-rich wastewater sources, suitable for mines located closely to residential areas.Nước thải acid từ hoạt động khai thác khoáng sản (AMD) có pH thấp (1 – 4), hàm lượng kim loại nặng cao (tới vài nghìn ppm), nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Công nghệ xử lý AMD bằng bể sinh học khử sulfate được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới với hiệu quả cao. Tâm điểm của công nghệ là vi khuẩn khử sulfate (SRB) sử dụng hydrogen hay carbon hữu cơ để khử sulfate thành sulfide, kết tủa ion kim loại và trung hòa pH acid của nước thải. Để triển khai công nghệ, nguồn SRB và cơ chất hữu cơ cần thiết cho vi khuẩn này sinh trưởng cần phải được bổ sung vào bể xử lý. Thông thường, hai yếu tố này được đáp ứng từ phân trâu bò và phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ) đưa vào bể sinh học khử sulfate trước khi khởi động. Trong nghiên cứu này, SRB làm giàu từ nước thải chế biến thủy sản được sử dụng làm nguồn vi khuẩn khởi động cho bể sinh học khử sulfate trong mô hình xử lý AMD quy mô phòng thí nghiệm. Xử lý kết hợp AMD với nước thải chăn nuôi trong mô hình này theo chế độ liên tục với thời gian lưu 48 h cho phép loại được 85 – 88% Fe2+ trong nước thải (từ nồng độ ban đầu là ~200 mg/L). Phân tích thành phần quần xã vi khuẩn bằng phương pháp điện di biến tính đối với 16S rDNA cho thấy hỗn hợp SRB khởi động gồm ba nhóm SRB chính là Desulfovibrio, Desulfomicrobium và Desulfobulbus spp. Sau khi vận hành ổn định, chỉ có Desulfovibrio spp. thích nghi và chiếm ưu thế trong bể sinh học khử sulfate. Kết quả nghiên cứu là cơ sở ban đầu để triển khai ứng dụng công nghệ xử lý AMD kết hợp với các nguồn nước thải có hàm lượng hữu cơ cao, thích hợp cho các mỏ khai thác khoáng sản ở gần vùng dân cư

    NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ NƯỚC KHỬ TRÙNG SIÊU Ô XY HOÁ

    Get PDF
    Dung dịch hoạt hóa điện hoá (HHĐH) Anolit ANK trung tính  được điều chế bằng phương pháp điện phân nước muối loãng trong buồng phản ứng điện hóa có màng ngăn FEM-3 là chất oxy hoá mạnh, đã được sử dụng làm chất khử trùng ưu việt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống và sản xuất. Các chỉ số kỹ thuật cơ bản của anolit là hàm lượng chất ô xy hoá khoảng 0,25-0,3 g/l, hàm lượng muối là 5g/lít, pH có giá trị 6,8-7,8, thế oxy hóa khử trên 800 mV. Một phương pháp điều chế chất khử trùng HHĐH mới, sử dụng buồng phản ứng điện hóa thế hệ mới MB-11, cho sản phẩm HHĐH kế thừa các ưu điểm của anolit và có các chỉ số kỹ thuât-kinh tế vượt trội về hàm lượng chất oxy hóa (khoảng 0,5 g/l), hàm lượng muối trong sản phẩm (1-1,2 g/l) và chi phí muối trong sản xuất (thấp hơn khoảng 2 lần), đã được nghiên cứu và xác lập. Các kết quả thử nghiệm sử dụng sản phẩm HHĐH mới với tên gọi là nước siêu oxy hóa (Supowa) để khử trùng cho thấy với cùng hàm lượng chất oxy hóa hiệu lực khử trùng của Supowa và Anolit tương đương. Supowa là chất khử trùng có khả năng được ứng dụng rộng rãi trong y tế và chế biến thủy sả

    THỰC TRẠNG GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH LÂM ĐỒNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá tình hình giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trong giai đoạn 2015–2018 tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy: (i) Tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho 543 tổ chức kinh tế với tổng diện tích là 13.208,55 ha; (ii) Cho thuê đất được thực hiện với tất cả các loại tổ chức kinh tế trong khi đó, việc giao đất không được thực hiện cho loại hình tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; (iii) Các loại đất được giao cho các tổ chức kinh tế nhiều nhất là đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm. Các loại đất được cho thuê nhiều nhất là đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm và đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; (iv) Việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế được thực hiện ở tất cả các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh; (v) Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất được các tổ chức kinh tế đánh giá ở mức khá tốt. Tuy nhiên, một số tổ chức kinh tế cho rằng họ vẫn gặp một số khó khăn nhất định trong việc chuẩn bị đủ hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất.Từ khoá: giao đất, cho thuê đất, tổ chức kinh tế, Lâm Đồn

    SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC TRÊN ĐẤT VÀ KHÔNG CẦN ĐẤT: TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

    Get PDF
    Nowadays, to secure production in the case of restricted natural resources requires innovative farming approaches to achieve a balance between agriculture and environmental protection. This study investigates, via investment metrics and sensitivity analysis, the most popular current farming practices to clarify whether or not these systems can fulfill current and future demands with limited natural resources and at lowest cost. The research analyzes soil-based and soilless (hydroponics and aeroponics) lettuce farming systems to highlight the economic efficiency and limitations of each practice. Outcomes confirm that soilless systems are more efficient in terms of production outputs than soil-based systems. The sensitivity analysis of soil-based systems reveals that the impact of stochastic inputs is in the decreasing magnitude of interest, gross revenue, and total operating cost. The importance of NPV varies under the impact of gross revenue in the systems of hydroponics and aeroponics. This also indicates that alterations in prices or output quantities are much more critical than total operating cost and interest.Ngày nay, nhằm đảm bảo sản xuất trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế đòi hỏi các phương pháp sản xuất sáng tạo để đạt được sự cân bằng giữa trồng trọt và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này điều tra các thực hành canh tác phổ biến nhất hiện nay để làm sáng tỏ các hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai với mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và chi phí thấp nhất, thông qua việc sử dụng các chỉ số đánh giá đầu tư, và phân tích độ nhạy. Nghiên cứu này tiếp cận hệ thống canh tác rau xà lách trên đất và không cần đất (thủy canh, khí canh), để làm nổi bật khả năng kinh tế và giới hạn của mỗi công nghệ. Các phát hiện cho thấy các hệ thống không đất hiệu quả hơn về sản lượng sản xuất chung và hiệu quả kinh tế so với các hệ thống dựa trên đất. Kết quả phân tích độ nhạy trên canh tác không dùng đất, tác động của các biến đầu vào lên Hiện giá ròng NPV giảm dần theo thứ tự: Lãi suất, tổng doanh thu, và tổng chi phí vận hành. Tầm quan trọng của NPV thay đổi nhiều nhất dưới tác động của tổng doanh thu trong hệ thống thủy canh và khí canh, trong khi ở hệ thống dựa trên đất chỉ đứng thứ hai. Tác động lớn nhất của tổng doanh thu cũng cho thấy sự thay đổi đến từ giá bán hoặc sản lượng đầu ra, quan trọng hơn nhiều so với chi phí hoạt động và lãi suất

    KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT BỘT QUẢ HỒNG ĐÀ LẠT (Diospyros kaki T.)

    Get PDF
    Tóm tắt: Hồng là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm bột trái cây cũng như dùng bột trái cây để chế biến thành các dạng sản phẩm khác là rất lớn. Nghiên cứu này sẽ khảo sát các điều kiện để sản xuất bột từ quả hồng sao cho giữ được các chất có hoạt tính sinh học đồng thời thu được bột hồng có chất lượng cảm quan cao. Kết quả cho thấy, khi quả hồng được chần bằng nước nóng 90°C trong thời gian 2 phút, sau đó sấy ở nhiệt độ 70°C đến hàm ẩm 3–4 %, để nguội và xay nghiền để thu được bột quả hồng thì sản phẩm có chất lượng cảm quan tốt nhất với hàm lượng polyphenol đạt 9,39 (mg GAE/g bột khô), hàm lượng flavonoid 10,29 (mg QE/g bột khô). Khả năng kháng oxy hóa 40,01 %, độ trương nở của bột 8,67 (ml/g bột khô). Bột thu được có chất lượng cảm quan tốt nhất.Từ khóa: quả hồng, polyphenol, flavonoid, khả năng kháng oxy hóa, bột hồn

    XỬ LÝ Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI HỌC DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VĂN BẢN

    Get PDF
    Ensuring quality training has been receiving a lot of attention from university training establishments. Learners play an important role in quality assurance in training and education. To understand the meaning of student feedback on training activities at Nha Trang University (NTU) and to improve the university’s training, we propose to handle student feedback through automatic feedback classification and labeling. The classification and prediction of labels are based on the Support Vector Machine (SVM) and Naive Bayes Classifier (NBC) methods. Experiments with the SVM and NBC methods show positive results, 92.13% and 90.10%, respectively, for the data set of student reviews at Nha Trang University.Đảm bảo chất lượng đào tạo đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ sở đào tạo đại học. Người học đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Với mục tiêu hiểu được các phản hồi của người học về các hoạt động đào tạo tại trường Đại học Nha Trang (ĐHNT) nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, chúng tôi đề xuất xử lý các ý kiến phản hồi của người học thông qua việc tự động phân loại và gán nhãn các ý kiến phản hồi của người học. Việc phân loại và dự đoán các nhãn được thực hiện dựa trên phương pháp Support Vector Machine (SVM) và Naive Bayes Classifier (NBC). Thực nghiệm cho kết quả khả quan trên tập dữ liệu ý kiến của người học trường ĐHNT với phương pháp SVM và NBC tương ứng là 92.13% và 90.10%

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHO NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRIỂN VỌNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2015 – 2016 TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được tiến hành trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Thừa Thiên Huế với 8 giống cà chua nhập nội triển vọng để chọn được giống cà chua phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng của Tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống kết thúc thu hoạch sớm gồm: G5, CLN2001A và CLN1621L từ 106 đến 108 ngày. Các giống có cấu trúc thân lá thích nghi tốt với điều kiện Thừa Thiên Huế. Tỷ lệ đậu quả của giống CLN1621L cao nhất đạt 57,72%. Các giống CLN2001A, CLN2418A, CLN1621L và CLN5915 có năng suất thực thu cao trên 40 tấn/ha, trong đó cao nhất là CLN2001A đạt 41,9 tấn/ha và chất lượng quả tương đối tốt. Các giống triển vọng là CLN2001A, CLN2418A, CLN1621L và CLN5915. Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các giống trên trong nhiều vụ và chân đất khác nhau để có cơ sở áp dụng vào thực tế sản xuất

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI MƯỚP HƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỒNG RUỘNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Mướp hương (Luffa cylindrica) là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam, Tuy nhiên, cây mướp hương chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của nó do hạn chế về yếu tố giống và kỹ thuật canh tác.  Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành  đánh giá 9 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng để chọn ra được các tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các tổ hợp lai: M 3, M 4, M 5, M 6, M 7 và M 8 cho năng suất thực thu cao trên 20 tấn/ha, cao nhất là M 7 đạt 23,3 tấn/ha. Chất lượng quả của các tổ hợp lai M 1, M 4, M 5 và M 8 tốt nhất với đặc điểm quả thơm trước và sau khi nấu. Cần tiếp tục nghiên cứu các tổ hợp lai trong nhiều vụ và chân đất khác nhau nhằm đánh giá tốt tiềm năng của các tổ hợp lai để áp dụng vào thực tế sản xuấ
    corecore