251 research outputs found
Tổng hợp chọn lọc lập thể tubuphenylalanine axit (Tup) của tubulysin
A highly stereoselective synthesis of tubuphenylalanine fragment (9) of tubulysin is described with the key step of Wittig condensation reaction and stereoselective hydrogenation of double bond. The desired product was confirmed by 1D and 2D-NMR spectroscopies. Keywords. Wittig reaction, triethyl-2-phosphonopropionate, phenylalanine
Giải mã hệ gen ở thực vật và các loài thuộc chi Nhân sâm (Panax L.)
Advances in genome sequencing technologies have created a new genomic era of life sciences research worldwide in which a number of modern and sophisticated techniques and tools have been developed and employed. Many countries have invested in plant genome sequencing as part of a sustainable development strategy. Each year, the number of plant genomes and transcriptomes sequenced has increased. The results obtained offer opportunities for fundamental and applied research, provide valuable data for identification of genes or molecular markers linked to traits that are important for selection, cultivation, and/or production. In Vietnam, partial or complete genome sequencing of crops has been recently conducted, primarily as part of international collaborative projects. The genus Panax L. (Araliaceae family) is comprised of several species of commercial value with narrow distributions such as P. bipinnatifidus Seem., P. stipuleanatus H.T.Tsai K.M.Feng, and Panax vietnamensis Ha et Grushv. Despite their very important roles in traditional medicine, understanding of their genetic characteristics is still limited. Molecular studies on the genus have, so far, only evaluated limited markers for phylogenetic analysis. Therefore, genome sequencing of these important herbal plants is needed to understand their genetic characteristics, their evolutionary history and the genes and biochemical pathways contributing to medicinally important metabolites. This review summarizes all related genome sequencing technologies including the most recent advances in the last decade and their applications in genome and transcriptome sequencing of plants in general and in the genus Panax L. in particular.Thành công trong việc phát triển các công nghệ giải trình tự gen đã mở ra thời kỳ phát triển mới trong nghiên cứu về khoa học sự sống với rất nhiều kỹ thuật phức tạp và hiện đại đã được phát triển và ứng dụng. Với chiến lược phát triển bền vững, nhiều nước trên thế giới đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu giải mã và phân tích hệ gen ở các đối tượng thực vật. Hàng năm, số lượng các loài được giải mã hệ gen tăng lên nhanh chóng. Kết quả đạt được mở ra nhiều cơ hội cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, cung cấp dữ liệu cho việc tìm kiếm các chỉ thị phân tử liên quan đến các tính trạng quan trọng và xác định nguồn gen. Ở Việt Nam, nghiên cứu giải mã toàn bộ hoặc một phần hệ gen các loài cây trồng có giá trị chỉ được bắt đầu trong thời gian gần đây trong khuôn khổ các chương trình hợp tác quốc tế. Chi Nhân sâm bao gồm các loài cây rất có giá trị kinh tế với khu vực phân bố hẹp như Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (P. stipuleanatus H.T.Tsai K.M.Feng) và Sâm Ngọc linh hay còn gọi là Sâm việt nam (P. vietnamensis Ha et Grushv.)…Mặc dù là các loài dược liệu quý nhưng những hiểu biết về di truyền phân tử của các loài này còn rất hạn chế. Hiện nay, các nghiên cứu chỉ sử dụng một số chỉ thị phân tử để nhận dạng hay đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen. Vì vậy, các nghiên cứu liên quan đến giải mã hệ gen, phát triển bộ mã vạch phân tử góp phần hiểu biết sâu hơn về các đặc tính di truyền phân tử và tiến hóa của loài. Bài viết này sẽ tổng quan một số công trình nghiên cứu về các công nghệ giải trình tự DNA/hệ gen trên thế giới và những ứng dụng trong giải mã hệ gen, hệ gen biểu hiện ở thực vật nói chung và các loài thuộc chi Nhân sâm nói riêng
Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc
Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Sacombank Chi nhánh Bình Thuận
Nghiên cứu định lượng nhằm đo lường, đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng thông qua mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của khách hàng về Chất lượng dịch vụ (CLDV) cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Chi nhánh Bình Thuận. Kết quả cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của khách hàng về CLDV cho vay tiêu dùng tại Sacombank Chi nhánh Bình Thuận là: Phương tiện hữu hình; Sự đồng cảm; Năng lực phục vụ; Sự đáp ứng; Sự tin cậy; Giá cả. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng trong giai đoạn 2025-2030
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NGÁT GIAI ĐOẠN GIỐNG (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON 1882)
Nghiên cứu này nhằm góp phần tìm ra loại thức ăn thích hợp cho ương nuôi cá ngát giống. Thí nghiệm được thực hiện có 9 nghiệm thức gồm 3 nghiệm thức cho ăn đơn thuần: trùn chỉ, cá tạp và thức ăn công nghiệp và 6 nghiệm thức cho ăn kết hợp của mỗi loại này với Artemia hoặc Moina với mật độ 1 con/ml. Cá ngát có khối lượng ban đầu 0,5g/con được bố trí ngẫu nhiên với mật độ 1con/L trong các bể nhựa chứa 50L nước có độ mặn 10?. Cá được xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống sau mỗi 10 ngày và thí nghiệm kéo dài 30 ngày. Kết quả cho thấy, sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chịu ảnh hưởng chính của 3 loại thức ăn: cá tạp, trùn chỉ và thức ăn công nghiệp. Nhóm nghiệm thức có cá tạp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá cao nhất, tiếp theo là nhóm nghiệm thức có trùn chỉ và thấp nhất có ý nghĩa là nhóm nghiệm thức có thức ăn công nghiệp
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LỨA CẮT VÀ CHẤT PHỤ GIA DÙNG TRONG Ủ CHUA TỚI HÀM LƯỢNG OXALATE TRONG CỌNG VÀ LÁ MÔN (Colocasia Esculenta (L) Schott)
Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giống, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua với các chất phụ gia khác nhau tới thành phần oxalate trong cọng và lá môn ao trắng và môn ngọt (Colocasia Esculenta (L) Schott) bao gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1, xác định ảnh hưởng của giống và lứa cắt, được bố trí theo phương pháp 2 nhân tố với 4 lần lặp. Kết quả cho thấy, thành phần oxalate tổng số, hòa tan và không hòa tan đều cao hơn ở giống môn ao trắng (p < 0,01). So với lá, thành phần oxalate trong cọng cũng cao hơn (p < 0,05). Thành phần oxalate có xu thế giảm dần theo lứa cắt tăng lên (p < 0,05); ở lứa cắt thứ 5, oxalate tổng số giảm 71 % trong cọng và 40 % trong lá so với ban đầu. Thí nghiệm 2, xác định ảnh hưởng các phụ gia trong khối ủ, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức tương ứng với từng chất phụ gia (cám gạo, bột sắn, rỉ mật và không phụ gia). Kết quả cho thấy, nồng độ oxalate đều có xu hướng giảm dần theo thời gian ủ và sử dụng rỉ mật làm giảm nồng độ oxalate tổng số, hoà tan và không hoà tan lớn nhất. Từ kết quả trên cho thấy, thành phần oxalate trong môn ảnh hưởng bởi giống, bộ phận của cây, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua.Từ khóa: môn, giống, lứa cắt, oxalate, ủ chu
Tạo dòng tế bào hybridoma tiết kháng thể đơn dòng gây ngưng kết hồng cầu của người mang kháng nguyên A
The determination of ABO blood group is obliged in many cases especially before blood transfusion, that is indicated at Point a, Clause 4, Article 14 Circular 26/2013/TT-BYT - Vietnam, date 09.16.2013. For this purpose, both standard sera (monoclonal antibodies) and standard red blood cells are common used but monoclonal antibodies are prefered. In Vietnam, monoclonal antibodies against ABO blood group are not available in domestic production. In this study, we succeeded in the generation of hybidoma cells secreting anti-A monoclonal antibody. Firstly, Balb/c mice were injected with Vietnamese human group A red blood cells to evoke B lymphocyte cells against A antigen present on the surface of the red blood cells. Afterward the lymphocytes were fused with sp2/0 myeloma cells in the presence of polyethylene glycol (PEG) to gain hybrid cells that were identified through ability to expand cells in a selective medium (hypoxanthine aminopterine thymine - HAT) at 37°C and 5% CO2. During screening and isolation process, the positive clones were identified by agglutination test with standard group A red blood cells. Of the 1440 wells, 12 monoclonal hybrid clones were selected. The hybrid cell line (designated A6G11C9) was the best one secreting the highest anti-A monoclonal antibody into culture with the antibody titer of 512. The antibody showed good intensity (+++), and the agglutination was visible by 10 seconds. This antibody is the promising for ABO-grouping kit development.Xác định nhóm máu ABO là bắt buộc đối với người cho và người nhận máu trước khi truyền máu được quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 14 của Thông tư 26/2013/TT-BYT, ngày 16/9/2013. Theo đó, nhóm máu ABO phải được xác định bằng phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu. Trong xét nghiệm y tế hiện nay người ta sử dụng kháng thể đơn dòng kháng A để xác định hồng cầu mang kháng nguyên A trên bề mặt. Cho đến nay, đã có nhiều công ty sản xuất và thương mại kháng thể đơn dòng kháng A trên thế giới, tuy nhiên chưa có đơn vị nào tại Việt Nam sản xuất kháng thể này. Do vậy, để chủ động công nghệ và nguồn sinh phẩm, chúng tôi đã nghiên cứu để tạo ra tế bào lai sản xuất kháng thể kháng nguyên A bằng công nghệ tế bào lai. Trong bài báo này, chúng tôi công bố việc tạo thành công dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng gây ngưng kết đặc hiệu hồng cầu mang kháng nguyên A. Tế bào lai được tạo ra bằng cách lai tế bào lymphocyte B chuột (chuột Balb/c đã được gây miễn dịch bằng hồng cầu mẫu nhóm máu A) với tế bào myeloma chuột sp2/0 với sự có mặt của polyethylene glycol (PEG). Tế bào lai được nuôi cấy trong môi trường chọn lọc hypoxanthine aminopterine thymine (HAT) ở 37oC và 5% CO2. Kết quả là mười hai dòng tế bào lai đơn dòng sinh kháng thể gây ngưng kết đặc hiệu hồng cầu nhóm máu A được chọn lọc từ 1440 vị trí nuôi cấy. Dòng tế bào A6G11C9 được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Hiệu giá kháng thể của dòng tế bào này là 512, cường độ phản ứng tốt (+++), thời gian kháng thể gây ngưng kết hồng cầu khoảng 10 giây. Kháng thể do tế bào A6G11C9 sản xuất có thể sử dụng để tạo bộ sinh phẩm xác định nhóm máu ABO
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG
Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun
Thiết kế mô hình kiểm tra và giám sát thành tích trong thi năng khiếu thể dục thể thao tại Trường Đại học Cần Thơ
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy, nghiên cứu sản xuất và trong đời sống đang là xu thế tích cực hiện nay. Tuyển sinh năng khiếu thể dục thể thao cho ngành giáo dục thể chất tại Trường Đại học Cần Thơ lâu nay sử dụng những thiết bị xác định thành tích chủ yếu bằng thủ công và ảnh hưởng chủ quan của người đo. Công việc này ít nhiều chưa đảm bảo tính khách quan và công bằng cho thí sinh. Với mong muốn tạo ra những thiết bị có hệ thống giám sát và kiểm tra nội dung thi năng khiếu thể dục thể thao tại Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu đã sử dụng Kit Raspberry Pi 3 được cài đặt với phần mềm WinIoT và Visual Studio, cảm biến quang SRF05, Module thu phát RF 315 MHz và những linh kiện thiết kế cảm biến quang. Những thiết bị này mang tính chuyên dụng, có chi phí thấp, có khả năng đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc xác định thành tích cho các thí sinh. Để đạt được điều này, nhóm nghiên cứu đã thiết kế và tạo ra ba sản phẩm: máy đếm thời gian môn chạy, máy đo gập dẻo dạng ngồi và bật xa tại chỗ
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG KÍCH KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOβ-GLUCAN
TÓM TẮT Oligoβ-glucan và oligochitosan được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch β-glucan và chitosan trong H2O2. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã đựợc đo bằng sắc ký gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT của oligoβ-glucan và oligochitosan giảm khi tăng nồng độ H2O2 và liều xạ. Ðối với oligoβ-glucan, KLPT giảm từ 56.7 kDa xuống còn 7,1 kDa khi chiếu xạ dung dịch β-glucan 10%/H2O2 1% tại liều xạ 14 kGy. Đối với oligochitosan KLPT giảm từ 45,5 kDa xuống 5,0 kDa khi chiếu xạ dung dịch chitosan 4%/H2O2 0,5% tại liều xạ 21 kGy. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được cho ăn thức ăn có bổ sung oligoβ-glucan và oligochitosan ở các nồng độ 50, 100 và 200 mg/kg trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để khảo sát hiệu ứng kich kháng bệnh gan thận mủ. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan và oligochitosan đều có hiệu ứng kích kháng bệnh tốt với nồng độ thích hợp là khoảng 100 mg/kg
- …