15 research outputs found
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH
Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG
Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ELISA XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC PHƯỜNG VEN THÀNH PHỐ HUẾ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi, tiêm phòng và tỷ lệ mắc một số? bệnh trên đàn trâu, bò nuôi tại một số phường vùng ven thành phố Huế. Sao không nói tên đề tài vào mục đích? Đề tài đã tiến hành điều tra trên 210 hộ chăn nuôi trâu bò từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2013. Phương pháp ELISA được sử dụng để xác định sự có mặt của vi khuẩn E. coli, Coronavirus và Rotavirus trong mẫu phân bê đi tiêu chảy. Kết quả cho thấy số trâu, bò trung bình nuôi ở các hộ là từ 3,07 và 9,05 con/hộ. Tỷ lệ tiêm phòng các bệnh đạt cao trong thời gian nghiên cứu: bệnh Tụ huyết trùng (100% trên cả trâu và bò); bệnh Lở mồm long móng (94,31% trâu; 94,33% bò). Tỷ lệ trâu bị mắc bệnh Lở mồm long móng là 7,64%; bò là 0,25%. Tỷ lệ bò bị tiêu chảy khá cao (17,88% trên trâu và bò). Kết quả xác định sự có mặt của các mầm bệnh gây tiêu chảy cho thấy có sự hiện diện của cả 3 loại mầm bệnh; trong đó có 37,78% mẫu có Rotavirus; 33,33% mẫu có Coronavirus và 28,89% mẫu có sự hiện diện của vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên bám dính F5.Từ khóa: E. coli, Coronavirus, Rotavirus, Tiêu chảy, B
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ELISA XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC PHƯỜNG VEN THÀNH PHỐ HUẾ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi, tiêm phòng và tỷ lệ mắc một số? bệnh trên đàn trâu, bò nuôi tại một số phường vùng ven thành phố Huế. Sao không nói tên đề tài vào mục đích? Đề tài đã tiến hành điều tra trên 210 hộ chăn nuôi trâu bò từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2013. Phương pháp ELISA được sử dụng để xác định sự có mặt của vi khuẩn E. coli, Coronavirus và Rotavirus trong mẫu phân bê đi tiêu chảy. Kết quả cho thấy số trâu, bò trung bình nuôi ở các hộ là từ 3,07 và 9,05 con/hộ. Tỷ lệ tiêm phòng các bệnh đạt cao trong thời gian nghiên cứu: bệnh Tụ huyết trùng (100% trên cả trâu và bò); bệnh Lở mồm long móng (94,31% trâu; 94,33% bò). Tỷ lệ trâu bị mắc bệnh Lở mồm long móng là 7,64%; bò là 0,25%. Tỷ lệ bò bị tiêu chảy khá cao (17,88% trên trâu và bò). Kết quả xác định sự có mặt của các mầm bệnh gây tiêu chảy cho thấy có sự hiện diện của cả 3 loại mầm bệnh; trong đó có 37,78% mẫu có Rotavirus; 33,33% mẫu có Coronavirus và 28,89% mẫu có sự hiện diện của vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên bám dính F5.Từ khóa: E. coli, Coronavirus, Rotavirus, Tiêu chảy, B
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ELISA XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN CÁC PHƯỜNG VEN THÀNH PHỐ HUẾ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi, tiêm phòng và tỷ lệ mắc một số? bệnh trên đàn trâu, bò nuôi tại một số phường vùng ven thành phố Huế. Sao không nói tên đề tài vào mục đích? Đề tài đã tiến hành điều tra trên 210 hộ chăn nuôi trâu bò từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2013. Phương pháp ELISA được sử dụng để xác định sự có mặt của vi khuẩn E. coli, Coronavirus và Rotavirus trong mẫu phân bê đi tiêu chảy. Kết quả cho thấy số trâu, bò trung bình nuôi ở các hộ là từ 3,07 và 9,05 con/hộ. Tỷ lệ tiêm phòng các bệnh đạt cao trong thời gian nghiên cứu: bệnh Tụ huyết trùng (100% trên cả trâu và bò); bệnh Lở mồm long móng (94,31% trâu; 94,33% bò). Tỷ lệ trâu bị mắc bệnh Lở mồm long móng là 7,64%; bò là 0,25%. Tỷ lệ bò bị tiêu chảy khá cao (17,88% trên trâu và bò). Kết quả xác định sự có mặt của các mầm bệnh gây tiêu chảy cho thấy có sự hiện diện của cả 3 loại mầm bệnh; trong đó có 37,78% mẫu có Rotavirus; 33,33% mẫu có Coronavirus và 28,89% mẫu có sự hiện diện của vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên bám dính F5.Từ khóa: E. coli, Coronavirus, Rotavirus, Tiêu chảy, B
ĐÁNH GIÁ TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN E. COLI VÀ SALMONELLA SPP PHÂN LẬP TỪ PHÂN LỢN CON THEO MẸ BỊ TIÊU CHẢY Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nghiên cứu được thực hiện trên 60 mẫu phân tiêu chảy thuộc đối tượng lợn con theo mẹ tại 5 trại heo và 20 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm xác định mức độ đề kháng kháng sinh và tính mẫn cảm của 2 loại vi khuẩn E.coli và Salmonella gây tiêu chảy trên heo con. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng vi khuẩn trong các mẫu phân tiêu chảy phân lập được dao động từ 2,45 đến 75,84 tỷ vi khuẩn/1g phân. Kết quả trên kháng sinh đồ, vi khuẩn E. coli đề kháng hoàn toàn (100%) với Enrofloxacin, Norflorxacin và Tetracyclin, đề kháng cao với một số loại kháng sinh như Sulfamethoxazol-Trimethoprim (91,67%), Kanamycin (86,67%), Neomycin (88,33%) và Gentamycin (75%). Vi khuẩn Salmonella spp đề kháng hoàn toàn (100%) với Enroflorxacin, Norfloxacin và Sulfamethoxazol-Trimethoprim, đề kháng cao với Tetracyclin (82,05%), Gentamycin (74,36%), Kanamycin và Neomycin (51,28%). Vi khuẩn Salmonella spp nhạy cảm hoàn toàn (không đề kháng) với với Amoxycilin/Clavulanic và Colistin
ĐÁNH GIÁ TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN E. COLI VÀ SALMONELLA SPP PHÂN LẬP TỪ PHÂN LỢN CON THEO MẸ BỊ TIÊU CHẢY Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nghiên cứu được thực hiện trên 60 mẫu phân tiêu chảy thuộc đối tượng lợn con theo mẹ tại 5 trại heo và 20 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm xác định mức độ đề kháng kháng sinh và tính mẫn cảm của 2 loại vi khuẩn E.coli và Salmonella gây tiêu chảy trên heo con. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng vi khuẩn trong các mẫu phân tiêu chảy phân lập được dao động từ 2,45 đến 75,84 tỷ vi khuẩn/1g phân. Kết quả trên kháng sinh đồ, vi khuẩn E. coli đề kháng hoàn toàn (100%) với Enrofloxacin, Norflorxacin và Tetracyclin, đề kháng cao với một số loại kháng sinh như Sulfamethoxazol-Trimethoprim (91,67%), Kanamycin (86,67%), Neomycin (88,33%) và Gentamycin (75%). Vi khuẩn Salmonella spp đề kháng hoàn toàn (100%) với Enroflorxacin, Norfloxacin và Sulfamethoxazol-Trimethoprim, đề kháng cao với Tetracyclin (82,05%), Gentamycin (74,36%), Kanamycin và Neomycin (51,28%). Vi khuẩn Salmonella spp nhạy cảm hoàn toàn (không đề kháng) với với Amoxycilin/Clavulanic và Colistin
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ CHẾT LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI LỢN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ chết (hao hụt) trước cai sữa (TLHH) của lợn con trước cai sữa liên quan đến số lợn con trên lứa, khối lượng sơ sinh (KLSS) và số lứa đẻ của lợn mẹ dựa trên số liệu từ 1126 lứa đẻ từ 369 con nái GF24 được phối tinh PIC 399. Tương quan Pearson và mô hình GLM được sử dụng nhằm phân tích các tương quan và ảnh hưởng giữa các biến số. Kết quả cho thấy TLHH trung bình là 12,3 %. TLHH trước cai sữa trong đàn từ 13 - 15 con là 18,9 % cao hơn đáng kể (p < 0,05) so với đàn chỉ có 1 con đến 7 con (9,1 %), 8 con đến 10 con (8,9 %) và 11 con đến 12 con (12,1 %). Lợn con có khối lượng sơ sinh (KLSS) thấp (< 1,25 kg) có TLHH (14,6 %) cao hơn đáng kể (p < 0,05) so với KLSS trung bình (1,26 kg – 1,59 kg) là 12,4 % và KLSS cao (≥ 1,60 kg) là 9,8 %. Hơn nữa, TLHH cao hơn khi lợn con có KLSS thấp (< 1,25 kg) được nuôi bởi nái có lứa đẻ ≥ 5. Như vậy, để giảm TLHH ở các trang trại chăn nuôi công nghiệp được nghiên cứu, cần có sự quan tâm hơn ở các đàn lớn hơn 13 con và với những cá thể lợn con có KLSS thấp hơn 1,25 kg.Từ khóa: sơ sinh, lợn con, số con/lứa, trước cai sữ
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ CHẾT LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI LỢN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ chết (hao hụt) trước cai sữa (TLHH) của lợn con trước cai sữa liên quan đến số lợn con trên lứa, khối lượng sơ sinh (KLSS) và số lứa đẻ của lợn mẹ dựa trên số liệu từ 1126 lứa đẻ từ 369 con nái GF24 được phối tinh PIC 399. Tương quan Pearson và mô hình GLM được sử dụng nhằm phân tích các tương quan và ảnh hưởng giữa các biến số. Kết quả cho thấy TLHH trung bình là 12,3 %. TLHH trước cai sữa trong đàn từ 13 - 15 con là 18,9 % cao hơn đáng kể (p < 0,05) so với đàn chỉ có 1 con đến 7 con (9,1 %), 8 con đến 10 con (8,9 %) và 11 con đến 12 con (12,1 %). Lợn con có khối lượng sơ sinh (KLSS) thấp (< 1,25 kg) có TLHH (14,6 %) cao hơn đáng kể (p < 0,05) so với KLSS trung bình (1,26 kg – 1,59 kg) là 12,4 % và KLSS cao (≥ 1,60 kg) là 9,8 %. Hơn nữa, TLHH cao hơn khi lợn con có KLSS thấp (< 1,25 kg) được nuôi bởi nái có lứa đẻ ≥ 5. Như vậy, để giảm TLHH ở các trang trại chăn nuôi công nghiệp được nghiên cứu, cần có sự quan tâm hơn ở các đàn lớn hơn 13 con và với những cá thể lợn con có KLSS thấp hơn 1,25 kg.Từ khóa: sơ sinh, lợn con, số con/lứa, trước cai sữ