16 research outputs found

    Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI)

    Get PDF
    Các mẫu nước sông Bồ - một sông quan trọng thuộc hệ thống sông Hương ở tỉnh Thừa Thiên Huế - được lấy mỗi tháng một lần, từ tháng 2 đến tháng 7/2009, tại 5 trạm lựa chọn để phân tích các thông số chất lượng nước: nhiệt độ, pH, DO, EC, SS, BOD5, COD, NO3-, PO43-, tổng coliform (n = 9), một số kim loại độc (Cu, Pb, Cd, Zn). Với các thông số chất lượng nước đó và trên cơ sở nghiên cứu điều chỉnh mô hình WQI do Bharvaga đề xuất, đã xây dựng được mô hình WQI phù hợp để đánh giá chất lượng nước sông Bồ. Nói chung, sông Bồ có chất lượng nước khá tốt: 90% số liệu WQI thuộc mức I (rất tốt) và mức II (tốt). Chất lượng nước sông Bồ (đánh giá qua WQI) không khác nhau theo không gian với p > 0,05 nhưng khác nhau theo thời gian với p < 0,05. So sánh với chất lượng nước sông Hương từ tháng 2 đến tháng 5/2007, chất lượng nước sông Bồ tốt hơn và ít biến động theo không gian hơn. Cũng như sông Hương, lo ngại nhất về chất lượng nước sông Bồ là ô nhiễm vi khuẩn phân, độ đục tăng cao khi có mưa to (do rửa trôi và xói mòn từ vùng ven bờ) và nồng độ P-PO43- ở mức tiềm tàng gây phú dưỡng

    Phân bố và quan hệ không gian của loài sến mủ (Shorea roxburghii G. Don) trong rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Tân Phú tỉnh Đồng Nai để giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh thái của loài sến mủ - loài cây có tên trong Danh lục đỏ IUCN. Về thu thập dữ liệu, một ô tiêu chuẩn 2 ha (OTC) đã được thiết lập. Mật độ, tiết diện ngang và chỉ số giá trị quan trọng (IVI%) được xác định cho từng loài. Tổng số 100 loài thuộc 49 họ đã được xác định. Mật độ, tiết diện ngang và IVI% của sến mủ là cao nhất nhưng đường kính ngang ngực bình quân của loài ở mức trung bình so với 16 loài cây chủ yếu trong OTC. Mô hình không gian của sến mủ là phân bố kiểu cụm ở giai đoạn cây non, phân bố ngẫu nhiên ở giai đoạn cây sào và thành thục. Trong mối quan hệ không gian của sến mủ và 16 loài cây chủ yếu của OTC, sến mủ có quan hệ tương hỗ với 5 loài, quan hệ cạnh tranh với 4 loài và quan hệ độc lập với 7 loài

    Nghiên cứu khả năng bổ cập nước dưới đất từ nước mưa trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm điều tra hiện trạng khai thác nước dưới đất và tính toán lượng nước bổ cập tự nhiên cho nước dưới đất trong giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Các phương pháp được sử dụng gồm thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, khảo sát thực địa, điều tra phỏng vấn, phân tích và xử lý số liệu, tính lượng mưa bổ cập theo Bindeman (1963). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng khai thác nước dưới đất tương ứng 84.855,38 m3/ngày và cao hơn lượng bổ cập tự nhiên 1,21 lần. Theo đó, lượng bổ cập cao nhất vào năm 2013 và thấp nhất là năm 2017. Trong giai đoạn 2013-2017, lượng nước bổ cập cho nguồn nước dưới đất giảm với trung bình 12.485 m3/ngày. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thấm trên tổng lượng mưa ở địa bàn thị xã Dĩ An cũng có xu hướng suy giảm đáng kể. Do đó, chúng ta cần có biện pháp quản lý thích hợp nhằm hạn chế sự khai thác nước ngầm quá mức

    Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đất ngập nước kiến tạo sử dụng thực vật xử lý nguồn nước mặt ô nhiễm

    Get PDF
    Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đất ngập nước kiến tạo có dòng chảy đứng để xử lý nguồn nước mặt ô nhiễm kênh D ở thị xã Thuận An phục vụ canh tác nông nghiệp đã được tiến hành. Hai yếu tố tác động đã được nghiên cứu gồm (1) cây trồng và (2) tải nạp thủy lực. Cỏ sậy (Phragmites australis L.) và cỏ vertiver (Vertiveria zizanioides L.) được sử dụng trong nghiên cứu với đối chứng là không trồng cây. Các tải nạp thủy lực được thử nghiệm lần lượt gồm 500, 1000 và 1500 mL/phút/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ đất ngập nước kiến tạo với mức tải nạp thủy lực 500 mL/phút/m2 có hiệu quả xử lý tốt nhất với lần lượt: hàm lượng BOD5 của nước sau xử lý là 10,6±0,8 mg/L, hiệu quả xử lý 94,4±0,4%; COD là 24,3±2,7 mg/L, hiệu quả xử lý 90,6±0,8%; TSS là 23,6±0,2 mg/L, hiệu quả xử lý 84,4±0,6%. Quá trình phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả xử lý BOD5, COD, TSS giữa các loại cây trồng (P>0,05). Tuy nhiên, mức độ loại bỏ thông số vi sinh fecal coliform chỉ ra tác động tích cực của các loại cây trồng trong mô hình đất ngập nước kiến tạo. Trong khi đó, yếu tố tải nạp thủy lực có tác động rõ rệt đến hiệu quả xử lý BOD5, COD, TSS (P<0,05). Từ đó cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với xu hướng thân thiện môi trường và đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững
    corecore