57 research outputs found

    ĐIỀU CHẾ BIODIESEL TỪ MỠ CÁ TRA VỚI XÚC TÁC BAZ RẮN KOH/γ-Al2O3

    Get PDF
    BIODIESEL PRODUCTION FROM FAT OF TRA CATFISH BY KOH/γ-Al2O3 AS A SOLID-BASE CATALYST The objective of the project is to research the production of biodiesel from fat of Tra Catfish and methanol using K+/γ-Al2O3 as a solid-base catalyst. The results show that KOH/γ-Al2O3 prepared by loading KOH of 7 mmol on Al(OH)3 of 1 g, after being calcined at 550oC for 2 h, which can give the best catalytic activity for this reaction. The maximum conversion of 92,63% has been achieved after 90 minutes, at 60oC when the molar ratio of MeOH to tra fat is 8/1 and 6% KOH/γ-Al2O3 catalyst. The produced biodiesel met the required ASTM D6751 standard. 

    Effect of plant growth regulators on adventitious rooting of Rosa canina L. and Rosa hybrida L.

    Get PDF
    Plant growth regulators including Indole-3-acetic acid (IAA), Indole-3-butyric acid (IBA), 1-Napthalene acetic acid (NAA) and 2,4-dichlorophenoxyacetic (2,4-D) at different concentrations were used to induce adventitious rooting from the stem cuttings of Dog rose (Rosa caninaL.) or the in vitroshoot explants of red Velvet rose (Rosahydrida L.). Morphological and physiological changes in root formation were analyzed. The process ofthe adventitiousroot formation process in Rosa caninaL. included four stages: activation of cell division in the cambium, initiation of the meristematic region, the formation of root primordium and elongation of the root. 300 mg/L NAA was strongly stimulated adventitious root formation in the cutting of Rosa caninaL. In the root development of Rosa, especially in the root primordium stage, the respiration intensity and IAA contents were increased. The correlation of plant growth regulators, respiration intensity and adventitious root morphogenesis were discussed. The combination of IBA (0.5 mg/L) and IAA (0.5 mg/L) in ½ MS medium strongly induced root from the shoot explants of Rosa hydridaL. that is suitable for obtaining in vitrocompleteplants

    Ứng dụng GIS và viễn thám trong việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm 2008 tỷ lệ 1:50.000 ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

    Get PDF
    Việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật bằng phương pháp truyền thống tồn tại từ rất lâu nhưng mang rất nhiều hạn chế trong thực hiện, đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian và sức lực trong công tác thu thập, tổng hợp thống kê số liệu từ các cấp địa phương. Đặc biệt là do thời gian tổng hợp và xây dựng bản đồ hiện trạng thảm thực vật cho lãnh thổ phải kéo dài, dẫn đến thông tin trên bản đồ bị lạc hậu và không còn chính xác. Do đó, đòi hỏi phải có một phương pháp khác khắc phục được nhược điểm trên của phương pháp truyền thống trong điều tra nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học. Trong khuôn khổ bài báo này, quy trình phân tích ảnh viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật được đề cập. Nhóm tác giả đã thành lập được bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2008 từ nguồn tư liệu viễn thám Landsat TM

    KHẢO SÁT AN TOÀN VỆ SINH SẢN XUẤT NEM CHUA Ở HÀ NỘI

    Get PDF
    Nem  chua  là  sản  phẩm  thịt  lên men  truyền  thống  của  Việt  Nam  được  nhiều  người  ưa chuộng. Đây  là sản phẩm giàu giá  trị dinh dưỡng, hương vi hài hoà,  thơm ngon mang nét văn hoá truyền thống đăc trưng cho mỗi vùng. Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo phương pháp thủ công, nguyên liệu chính là thịt lợn không qua xử lý nhiệt, quá trình “chín” của sản phẩm dựa chủ yếu vào giai đoạn lên men nhờ vi khuẩn lactic có sẵn trong thịt do đó việc giữ cho sản phẩm có chất lượng ổn định là rất khó khăn và luôn  tiềm ẩn nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.  Để có thể xác định được nguy cơ gây nhiễm các vi sinh vật độc hại và gây bệnh vào nem chua trong quá trình chế biến, chúng tôi đã chọn 3 cơ sở sản xuất nem chua ở tại Hà Nội để xác định  pH và một số chỉ tiêu vi sinh tại 4 điểm được coi là trọng yếu.  Kết quả nhận được cho thấy mặc dù thịt được dùng trong sản xuất nem chua  phải sử dụng ngay sau khi mổ nhưng vẫn là nguồn tạp nhiễm chủ đạo, chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là S. aureus và E. coli), từ đó kéo theo chất lượng vi sinh không đảm bảo ở sản phẩm Nem chua  . Quá trình xử lí nguyên liệu, phối trộn và bao gói trước lên men có khả năng làm  tăng  sự nhiễm, đặc biệt  là  trường hợp của B. cereus, và quá  trình  lên men  lactic  tự nhiên không có tác dụng ức chế nhiều các vi sinh vật gây bệnh (trừ trường hợp của C. perfringens)

    Sử dụng sinh khối vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium để nâng cao hàm lượng docosahexaenoic acid (DHA, C22:6-3) trong trứng gà

    Get PDF
    The consumers’ demand for food products of superior health quality are growing. Many researches have been conducted to enhance nutritional value of foods as meat, eggs, and milk. Eggs are considered the most convenient way to supply bioactive nutrients. While protein and total lipid concentrations of eggs are not readity altered, fatty acid composition, mineral and vitamin contents can be modified by feeding the hens with certain dietary ingredients. In this study, we investigated the effect of adding microalga Schizochytrium mangrovei PQ6 biomass in basal diet on egg production and egg quality parameters, especially docosahexaenoic acid content (DHA, C22:6w-3) of laying hens. Total number of 60 line G3 laying hens (mix between line HA and Hungary, 51-60 weeks of age) were randomly allotted into one of three groups by 20 hens each (KPCS, KP1 and KP2). All groups of hens were fed basal diets of standard ingredients while feed of KP1 and KP2 group of hens was supplemented with S. mangrovei PQ6 biomass as a source of w-3 fatty acid in amount of 1 and 5 % respectively. The obtained results have shown that, after trial 10 weeks, addional microalgal biomass in the diet of hens did not effect on egg production and normal egg quality parameters (egg weight, ratio of yolk and albumen, Haugh unit, yolk color). However, adding 5% microalga biomass in diet improved markedly DHA content in egg (reached up to 234.19 mg/egg) compared to that in control (52.85 mg/egg) and 1% level of microalgal biomass in basal diet (54.15 mg/egg).Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại thực phẩm cao cấp có lợi cho sức khỏe đang ngày càng phát triển. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm như thịt, trứng, và sữa bằng cách thay đổi khẩu phần ăn. Trứng được xem là cách thuận tiện nhất để cung cấp các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học. Trong khi hàm lượng protein và lipid tổng số của trứng không dễ dàng thay đổi, thì thành phần acid béo, khoáng chất, vitamin lại có thể thay đổi được bằng cách thay đổi khẩu phần dinh dưỡng thức ăn nhất định của gà. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung sinh khối tảo biển Schizochytrium mangrovei PQ6 vào khẩu phần cơ sở đến năng suất và chất lượng trứng, đặc biệt là hàm lượng acid docosahexaenoic (DHA, C22: 6w-3) của gà mái đẻ. Sáu mươi gà mái đẻ chuyên trứng dòng G3 (lai giữa dòng gà HA và Hungary, 51-60 tuần tuổi) được chia thành 3 lô, mỗi lô 20 con (KPCS, KP1 và KP2). Tất cả các nhóm đều được cho ăn khẩu phần cơ sở có thành phần dinh dưỡng đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhóm KP1 và KP2 được bổ sung thêm sinh khối tảo S. mangrovei PQ6 như nguồn cung cấp các acid béo w-3 với lượng tương ứng là 1 và 5%. Kết quả thu được cho thấy, sau 10 tuần thử nghiệm, việc bổ sung sinh khối tảo vào khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và một số chỉ tiêu chất lượng trứng thông thường (khối lượng trứng; tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng; chỉ số Haugh và mầu sắc lòng đỏ). Tuy nhiên, việc bổ sung tảo ở mức 5% đã cải thiện khá rõ rệt hàm lượng DHA trong trứng (234,19 mg/trứng) so với đối chứng (52,85 mg/trứng) và ở lô bổ sung 1% vi tảo (54,15 mg/ trứng)

    TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GENE MÃ HÓA KHÁNG NGUYÊN RHOPTRY-ASSOCIATED PROTEIN-1 CỦA BABESIA BOVIS TRONG ESCHERICHIA COLIBL21 (DE3)

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tạo dòng và biểu hiện thành công đoạn gene mã hóa kháng nguyên Rhoptry-Associated Protein (RAP-1) của Babesia bovis phân lập từ mẫu máu bò thu thập tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoạn gene mã hóa cho kháng nguyên RAP-1 được tạo dòng và gắn vào plasmid pGEX-4T-1, sau đó biến nạp vào chủng Escherichia coli BL21 (DE3). Kết quả cho thấy đoạn gene mã hóa kháng nguyên RAP-1 có chiều dài 300 bp, mã hóa chuỗi polypeptide dài 100 axit amin, tương đồng 99% so với đoạn gene mã hóa cho RAP-1 đã được công bố trên GenBank (LC157851). Kết quả điện di trên SDS-PAGE cho thấy protein dung hợp GST-RAP-1 có khối lượng phân tử khoảng 38kDa.Từ khóa: Babesia bovis, RAP-1, pGEX-4T-1, E. coli BL21, tạo dòng, Thừa Thiên Huê

    NGHIÊN CỨU CỐ ĐỊNH TẾ BÀO NẤM MEN ỨNG DỤNG TRONG LÊN MEN CỒN TỪ RỈ ĐƯỜNG

    Get PDF
    Các điều kiện cố định tế bào nấm men phù hợp cho quá trình lên men cồn từ rỉ đường bằng phương pháp lên men liên tục đã được khảo sát, bao gồm nồng độ Na-alginate, nồng độ CaCl2, tốc độ dòng chảy tạo hạt, mật độ tế bào trong dung dịch gel. Ngoài ra đã đánh giá được việc tái sử dụng tế bào nấm men cố định trong lên men cồn trên môi trường rỉ đường qua 4 lần lên men. Kết quả cho thấy điều kiện cố định tế bào thích hợp là nồng độ chất mang Na-alginate 3 %, nồng  độ  dung  dịch  tạo  gel CaCl2    2 %, mật  độ  giống  thích  hợp  trong  dịch  chất mang  109  tế bào/ml gel, tốc độ dòng chảy tạo hạt tế bào cố định cho hệ thống tạo hạt 24 kim (đường kính hạt 0,5 cm) là  200 ml/phút. Ngoài ra kết quả đánh giá lên men cho thấy sau 4 lần lên men thì hạt tế bào cố định tái sử dụng vẫn có hoạt lực khá tốt, nồng độ cồn tạo ra chỉ giảm nhẹ (từ 11 %v /v xuống 10,5 % v/v) so với lần đầu sử dụng
    corecore