5 research outputs found

    Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn: Trường hợp Cà Mau và Sóc Trăng

    Get PDF
    Diễn biến xâm nhập mặn có ảnh hưởng rất lớn đến hộ trồng lúa ở các tỉnh ven biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Cà Mau và Sóc Trăng. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác trên đất lúa trong điều kiện xâm nhập mặn dựa vào mô hình Ricardian. Kết quả chỉ ra rằng nhiều mô hình trồng lúa kết hợp như lúa cá, lúa tôm, và lúa màu được ghi nhận trên địa bàn của hai tỉnh bên cạnh mô hình chuyên canh cây lúa. Xu hướng chuyển đổi từ mô hình trồng lúa chuyên canh 2 vụ và 3 vụ sang mô hình lúa kết hợp trong điều kiện xâm nhập mặn được ghi nhận với tỉ lệ khá cao trên 50%. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giữa mô hình sản xuất lúa chuyên canh và mô hình lúa kết hợp của hộ trồng lúa ở Cà Mau và Sóc Trăng bao gồm: diện tích đất, vay vốn, địa bàn và xâm nhập mặn. Trong đó, xâm nhập mặn là yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực trực tiếp đến quyết định lựa chọn mô hình sản xuất từ lúa chuyên canh sang lúa kết hợp. Kết quả này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của các tỉnh khác ở trong vùng

    Đánh giá khung pháp lý của nhà nước về tài nguyên nước mặt tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu dựa vào nguyên tắc 7 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để đánh giá khung pháp lý quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Số liệu thứ cấp là các văn bản quản lý Nhà nước về phòng, chống xâm nhập mặn được thu thập thông qua cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cấp tỉnh và cấp huyện; số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn những người am hiểu về tài nguyên nước tại các huyện Kế Sách, Long Phú và Trần Đề từ năm 2019 đến 2021. Công tác phòng, chống xâm nhập mặn (XNM) đã có khung pháp lý quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương về phòng, chống XNM. Ngoài ra, Trung ương và tỉnh đã triển khai toàn diện, chặt chẽ các giải pháp ứng phó với XNM giai đoạn 2019-2021. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ của tỉnh về phòng, chống XNM còn hạn chế về các giải pháp công trình không đảm bảo tính khả thi so với thực trạng XNM tại địa phương
    corecore