16 research outputs found

    NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO SIÊU VẬT LIỆU KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO PHÂN CỰC SÓNG ĐIỆN TỪ

    Get PDF
    Gần đây, để thu được vật liệu có độ từ thẩm âm và vật liệu chiết suất âm các nhà nghiên cứu thường sử dụng siêu vật liệu có cấu trúc dạng vòng cộng hưởng có rãnh (split-ring resonator - SRR) hay cặp thanh kim loại (cut-wire-pair - CWP) kết hợp với các lưới dây kim loại liên tục. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng các cấu trúc này là phụ thuộc rất mạnh vào phân cực của sóng điện từ chiếu đến. Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng cấu trúc biến đổi của CWP - cấu trúc cặp đĩa có tính đối xứng cao để hạn chế nhược điểm trên. Ô cơ sở của cấu trúc này gồm một cặp đĩa kim loại cách nhau bởi một lớp điện môi,tương tác với từ trường ngoài tạo ra độ từ thẩm âm (µ0). Bằng cách mở rộng bán kính của đĩa cho đến khi các đĩa chạm vào nhau, tính chiết suất âm có thể thu được (n0). Kết quả này mở ra khả năng có thể điều chỉnh tính chất của vật liệu bằng tác động ngoại vi khi thay thế kim loại bằng vật liệu thích hợp. Cấu trúc tối ưu tạo ra chiết suất âm không phụ thuộc vào phân cực của sóng tới tìm kiếm được gồm các đĩa liên tiếp chạm vào nhau dọc theo cả hai trục x(H) và y(E). Kết quả này là một bước quan trọng để tiến gần đến các ứng dụng thực tế của hiện tượng chiết suất âm khi không phụ thuộc phân cực. Các kết quả nghiên cứu sử dụng mô phỏng, thực nghiệm và tính toán trong nghiên cứu trùng khớp với nhau

    Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng phân giải tinh bột

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các dòng vi khuẩn có năng phân giải tinh bột. Các mẫu tinh bột nấu chín từ gạo ST25 được đặt ở nhiều vị trí khác nhau ở thành phố Cần Thơ để thu hút vi khuẩn. Sau 3 ngày, mẫu được phân lập bằng môi trường Amylolytic Bacteria. Các dòng vi khuẩn được định tính khả năng phân giải tinh bột bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và được định lượng bằng phương pháp dinitrosalicylic acid. Kết quả phân lập được 20 dòng có khả năng phân giải tinh bột gồm 10 dòng có tế bào hình que, 10 dòng có tế bào bình cầu và tất cả đều Gram dương. Kết quả ghi nhận dòng vi khuẩn KTXA1, VB-34 và VB-42 có khả năng phân giải tinh bột cao, với đường kính phân giải từ 14,33 mm – 18,33 mm. Dòng KTXA1 có khả năng phân giải cao nhất với hàm lượng đường khử từ 2,9 đến 3,07 mg/mL tại thời điểm 24 đến 96 giờ. Kết quả định danh dòng KTXA1 có độ tương đồng với vi khuẩn Bacillus sp. dựa vào trình tự gene 16S rRNA
    corecore