120 research outputs found
Tác động của yếu tố xã hội đến phản ứng của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân trong khủng hoảng: Bằng chứng từ Trung Quốc và Việt Nam
Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu liệu các nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư có ảnh hưởng đến sự sợ hãi của họ khi khủng hoảng xảy ra hay không? Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích Bayesian Mindsponge Framework (BMF) trên bộ dữ liệu từ 1,526 nhà đầu tư Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhà đầu tư tiếp cận các loại thông tin khác nhau khi đưa ra quyết định đầu tư sẽ ảnh hưởng đến tần suất phản ứng sợ hãi khác nhau. Cụ thể, các nhà đầu tư tham khảo thông tin từ chuyên gia hoặc tự phân tích khi đưa ra quyết định đầu tư ít bị đóng băng (biểu hiện của tâm lý sợ hãi) hơn trong thời kỳ thị trường sụt giảm. Ngược lại, những người đưa ra quyết định đầu tư dựa trên thông tin từ người quen hay bạn bè và trực giác sẽ bị đóng băng thường xuyên hơn.
[English Abstract]
This study was conducted to explore whether the sources of information priority during decision-making contribute to their fear reactions during crises. The research utilized the Bayesian Mindsponge Framework (BMF) analytics on data collected from 1,526 investors in China and Vietnam. The study results indicated that investors prioritizing different types of information when making investment decisions would have different frequency of fear reactions. Specifically, investors who prioritized information from experts or conducted self-analysis when making investment decisions experienced less freezing (an expression of psychological fear) during market downturns. Conversely, those who based their investment decisions on information from acquaintances, friends, and intuition tended to experience freezing more frequently
Hiệu quả của phân urea Cà Mau có bổ sung vi lượng trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa
Đề tài được thực hiện ở nhà lưới (Đại học Cần Thơ) và đồng ruộng tại xã Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long vào vụ Thu Đông 2013 nhằm so sánh hiệu quả của phân urea có bổ sung vi lượng (TE) với phân urea thông thường (hạt đục, hạt trong) trên hiệu quả sử dụng đạm (NUE), sinh trưởng, và năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (0N, 100%N hạt đục, 100%N hạt trong, 100%N+TE và 90%N+TE) với 5 lặp lại trong thí nghiệm nhà lưới, và 4 lặp lại trong thí nghiệm đồng ruộng. Kết quả cho thấy, việc bổ sung TE vào urea hạt đục chưa góp phần nâng cao hiệu quả nông học (AE) và N hấp thu từ phân bón (ANR) trong thí nghiệm nhà lưới và đồng ruộng, mặc dù ANR của các nghiệm thức urea bổ sung TE có khuynh hướng cao hơn urea hạt đục trong thí nghiệm đồng ruộng. Ngoài ra, bổ sung TE vào phân urea chưa có ý nghĩa trong việc gia tăng năng suất, tuy nhiên khi bón giảm lượng N ở mức 90%N bổ sung TE vẫn duy trì năng suất lúa trong cả hai thí nghiệm. Cần so sánh hiệu quả của việc giảm liều lượng phân N bón không có TE và có TE để thấy rõ hơn hiệu quả của bổ sung TE trong duy trì năng suất cây trồng ở điều kiện bón giảm phân đạm
Tác động của yếu tố xã hội đến phản ứng của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân trong khủng hoảng: bằng chứng từ Trung Quốc và Việt Nam
Cảm xúc là yếu tố cơ bản thúc đẩy con người đưa ra quyết định và xử lý thông tin. Sợ hãi là một trong những cảm xúc phổ biến nhất ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khám phá tác động của nỗi sợ hãi đối với hiệu quả đầu tư và hành vi giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, nhưng vẫn còn rất ít thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến nỗi sợ hãi của nhà đầu tư cá nhân trong thời kỳ thị trường sụt giảm (hoặc những giai đoạn cực kỳ biến động). Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu liệu các nguồn thông tin ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư có ảnh hưởng đến sự sợ hãi của họ khi khủng hoảng xảy ra hay không. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích Bayesian Mindsponge Framework (BMF) trên bộ dữ liệu từ 1526 nhà đầu tư Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà đầu tư tiếp cận các loại thông tin khác nhau khi đưa ra quyết định đầu tư sẽ ảnh hưởng đến tần suất phản ứng sợ hãi khác nhau. Cụ thể, các nhà đầu tư tham khảo thông tin từ chuyên gia hoặc tự phân tích khi đưa ra quyết định đầu tư ít bị đóng băng (biểu hiện của tâm lý sợ hãi) hơn trong thời kỳ thị trường sụt giảm. Ngược lại, những người đưa ra quyết định đầu tư dựa trên thông tin từ người quen hay bạn bè và trực giác sẽ bị đóng băng thường xuyên hơn. Kết quả nghiên cứu này giúp gợi ý nhà đầu tư cá nhân nên trang bị cho mình các kiến thức về tài chính cũng như tham khảo các ý kiến chuyên gia trên thị trường, hoặc những nguồn thông tin đáng tin cậy, khi đưa ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thị trường cần có hoạt động phổ cập kiến thức về thị trường chứng khoán, hạn chế ảnh hưởng của các kênh thông tin không chính thống, và khuyến khích nhà đầu tư ít kinh nghiệm mua chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư
Effect of boron on fruit set of Cherry tomato(Lycopersicon esculentumvar. cerasiforme)
The aim of this study was to examine the effect of boron (B) microfertilizer on fruit set and yield of Cherry tomato (Lycopersicon esculentumvar. cerasiforme). The experiment was carried out at Binh Duong Campus, Ho Chi Minh City OpenUniversity, from October 2014 to May 2015. The experiment was carried out under randomized complete block design (RCBD) and five replicates. The treatments were comprised of four levels of foliar application of boric acid (1, 2, 3, 4 g/L) and control (water foliar application). Plants were sprayed 3 times at full bloom and other two were given at an interval of 7 days. The results showed that foliar application of boric acid at concentration of 3 g/L or 4 g/L gave the best result in increasing percentage of fruit set, total fruits per plant and plant yield. No significant differences were observed in flesh thickness and total soluble solids (TSS) between the treatments and the control
Phân tích vấn đề và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu năng trong mạng ad-hoc đa chặng
.} IEEE 802.11 protocol is the de facto standard for medium access control in wireless ad hoc network. However, IEEE 802.11 protocol faces a lot of network performance problems in terms of delay, throughput and specially per-flow unfairness in multi-hop ad hoc networks. In this paper, we will present some reasons which affect to network performance due to both the Medium Access Control (MAC) and Logical Link Control (LLC) layers contentions. The paper also briefs some solutions which are researched to improve network performance then points out the strong and weak points of those solutions. Thenceforth, we propose a new method to control packets in queue in order to improve network performance, especially, ensure per-flow fairness in multi-hop ad hoc network. The proposed method will be evaluated by Network Simulator (NS-2) software.Giao thức IEEE 802.11 đã trở thành chuẩn thực tế (de facto) trong việc điều khiển truy cập kênh truyền thông trong mạng không dây ad hoc. Tuy vậy giao thức IEEE 802.11 gặp khá nhiều vấn đề hiệu năng như độ trễ, thông lượng và đặc biệt là vấn đề mất cân bằng thông lượng giữa các luồng dữ liệu trong mạng ad hoc đa chặng. Trong bài báo, chúng tôi sẽ trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu năng mạng do sự tương tranh giữa các gói tin và các luồng dữ liệu tại tầng điều khiển truy nhập (MAC) và tầng điều khiển liên kết logic (LLC). Bài báo cũng giới thiệu sơ lược một số giải pháp đã được nghiên cứu nhằm cải tiến hiệu năng mạng và chỉ ra các điểm mạnh, yếu của của các giải pháp này. Từ đó chúng tôi đề xuất một phương pháp mới điều khiển gói tin trong hàng đợi để nâng cao hiệu năng mạng, đặc biệt là đảm bảo cân bằng thông lượng giữa các luồng dữ liệu trong mạng ad hoc đa chặng. Giải pháp đề xuất sẽ được kiểm chứng thông qua phần mềm mô phỏng mạng NS-2
Chọn lọc mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 chống chịu mặn bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro tế bào mô sẹo trên môi trường có chứa tác nhân chọn lọc là muối NaCl có thể giúp tạo nên các giống cây trồng chống chịu mặn. Mô sẹo giống đậu nành MTĐ 760-4 được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung muối NaCl với các nồng độ 0; 2,5; 5; 7,5 và 10 g/L. Mô sẹo sống sót trên môi trường mặn được cấy chuyền trên cùng môi trường trong 4 chu kỳ với mỗi chu kỳ là 5 tuần. Kết quả đã chọn lọc được các mẫu mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 có thể chống chịu mặn đến nồng độ muối NaCl 5 g/L với tỷ lệ sống trên 90% và khả năng chịu mặn khá ổn định sau 4 lần chọn lọc. Hàm lượng proline tích lũy cao trong mô sẹo ở nồng độ muối 5 g/L
BIỂU HIỆN GEN XBXS14 MÃ HÓA XYLAN 1,4-Β-XYLOSIDASE CÓ NGUỒN GỐC TỪ VI KHUẨN RUỘT MỐI COPTOTERMES GESTROI TRONG TẾ BÀO ESCHERICHIA COLI ROSETTA (DE3)
Khung đọc mở GL0112518 gồm 1077 nucleotide (còn gọi là Xbxs14) mã hóa xylan 1,4-β-xylosidase kiềm đã được khai thác từ dữ liệu giải trình tự DNA metagenome của vi sinh trong ruột mối. Gen được tổng hợp nhân tạo và gắn vào vector pET22b(+) để tiến hành biểu hiện enzyme dạng tái tổ hợp cho đánh giá tính chất nzyme. Kết quả cho thấy gen được biểu hiện tốt trong ba chủng E. coli BL21, Rosetta (DE3) và JM109 (DE3), trong đó hai chủng E. coli BL21, Rosetta (DE3) thu được sinh khối lớn nhưng hầu hết enzyme nằm ở pha không tan. Bằng cách thay đổi điều kiện biểu hiện bao gồm nồng độ chất cảm ứng IPTG, nhiệt độ nuôi cấy biểu hiện gen và thời gian thu mẫu, một phần nhỏ enzyme đã được biểu hiện ở dạng tan. Điều kiện thích hợp cho việc biểu hiện Xbxs14 trong chủng E. coli Rosetta (DE3) là nuôi cấy lắc trong môi trường LB, cảm ứng ở IPTG 0,05 mM, nhiệt độ 20oC trong 2 ngày. Enzyme tái tổ hợp được biểu hiện ở pha tan (soluble fraction) có hoạt tính của xylosidase, phân cắt liên kết β(1→4) glycoside ở cơ chất pNPX tạo màu vàng đặc trưng của nitrophenyl. Trong 1 lít môi trường nuôi cấy thu được 3,15 U enzyme
XÂY DỰNG PROBE ĐỂ KHAI THÁC VÀ CHỌN GEN MÃ HÓA XYLAN 1-4 BETA XYLOSIDASE TỪ DỮ LIỆU GIẢI TRÌNH TỰ DNA METAGENOME
Theo phân loại của CAZy, xylan 1-4 beta xylosidase thuộc họ glycoside hydrolase (GH) 1, 3, 31, 39, 43,51, 52, 54, 116, 120. Trong nghiên cứu này, probe được xây dựng dựa trên các trình tự axit amin của enzyme này từ mỗi họ GH đã được nghiên cứu trong thực nghiệm. Các trình tự thu thập để xây dựng probe đảm bảo cùng có nguồn gốc từ vi khuẩn, có các thông tin chi tiết về hoạt tính enzyme, nhiệt độ và pH hoạt động tối ưu. Kết quả các họ GH1, GH3 chỉ tìm được duy nhất 01 trình tự, GH52 tìm được 3 trình tự và GH43 tìm được 11 trình tự đáp ứng các tiêu chí thu thập. Với kết quả tìm kiếm này, chỉ có duy nhấthọ GH43 có đủ số lượng trình tự đáng tin cậy để xây dựng probe. Probe của họ GH43 có độ dài là 507 amino acid, trong đó chứa toàn bộ 7 amino acid hoàn toàn giống nhau ở các trình tự, 32 vị trí giống nhau ở đa số các trình tự và có 30 vị trí giống nhau ở một số trình tự, với độ bao phủ thấp nhất là 60% và độ tương đồng thấp nhất là 30%, điểm tối đa là 17. Sử dụng probe này đã khai thác được 25 trình tự mã hóa xylan 1-4 beta xylosidase từ dữ liệu giải trình tự DNA metagenome của vi sinh vật sống tự do trong ruột mối. So sánh với kết quả chú giải gen dựa trên dữ liệu KEGG của BGI chỉ có 20 trình tự trùng nhau. Kết quả ước đoán cấu trúc bậc ba của các trình tự cho thấy tất cả các trình tự có chỉ số điểm tối đa khi so sánh với probe bằng BLASTP cao trên 100 đều có cấu trúc giống với cấu trúc của xylosidase đã được nghiên cứu. Như vậy, probe này có thể sử dụng để khai thác gen beta - xylosidase từ dữ liệu metagenome khi sử dụng chỉ số điểm tối đa trên 10
Tác động thay đổi lượng mưa đến biến động bổ cập nước dưới đất tầng nông - trường hợp nghiên cứu tỉnh Hậu Giang
Việc đánh giá tiềm năng bổ cập nước dưới đất (NDĐ) hiện nay vẫn còn hạn chế tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện để ước tính lượng bổ cập tự nhiên cho nguồn NDĐ và các động thái của nó đối với sự thay đổi lượng mưa trong tương lai ở tỉnh Hậu Giang. Dựa vào phương pháp tiếp cận các dữ liệu được ghi nhận trong 10 năm tại 8 giếng quan trắc, nghiên cứu đã ước lượng tiềm năng bổ cập NDĐ tại địa phương và lập bản đồ tiềm năng bổ cập tại tầng chứa nước nông. Sau đó, bằng phân tích số liệu mô phỏng lượng mưa trong tương lai từ Mô hình khí hậu toàn cầu tại khu vực dựa trên kịch bản báo cáo tổng hợp lần 4 (AR4), phương trình tương quan và phương pháp Kriging đã được áp dụng để xây dựng các bản đồ bổ cập tiềm năng nguồn NDĐ trong tương lai tại các năm 2020 và 2050. Nghiên cứu trình bày cách tiếp cận ứng dụng trong phân tích số liệu và thiết lập một công cụ để ước tính và lập bản đồ bổ cập nước ngầm. Kết quả đề tài đã chỉ rõ mức chênh lệch, mất cần bằng giữa lượng bổ cập (trữ lượng cung cấp) và mức khai thác (trữ lượng ra) hỗ trợ công tác quy hoạch nhằm hướng tới quản lý nguồn tài nguyên này một cách bền vững tại tỉnh Hậu Giang
Phát triển các thuộc tính cảm quan trong đánh giá độ tươi sản phẩm phi lê cá lóc (Channa striata) bằng phương pháp QIM và Torry
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phát triển các thuộc tính cảm quan cho đánh giá độ tươi của sản phẩm phi lê cá lóc bằng phương pháp QIM (quality index method) và Torry, đồng thời áp dụng đánh giá độ tươi của sản phẩm phi lê cá lóc bao gói chân không bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-4°C. Bảng mô tả cảm quan theo phương pháp QIM đã được phát triển gồm 5 thuộc tính: màu sắc mặt da, màu sắc mặt thịt, trạng thái cấu trúc, mùi và độ dính của mặt thịt với tổng số điểm chỉ số chất lượng QI (quality index) là 12. Kết quả áp dụng bảng mô tả chỉ số chất lượng QI vào đánh giá độ tươi của sản phẩm phi lê cá lóc bao gói chân không bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-4°C cho thấy, điểm QI tương quan tuyến tính với thời gian bảo quản (QI =0,799*thời gian bảo quản + 0,6241, R2=0,9605). Điểm cảm quan Torry của thịt cá lóc nấu chín tương quan tuyến tính với thời gian bảo quản. Căn cứ vào điểm Torry thì thời hạn sử dụng của sản phẩm phi lê cá lóc là 13 ngày, tương ứng với chỉ số chất lượng QI là 11. Kết quả thu được cho thấy bảng mô tả cảm quan theo phương pháp QIM xây dựng được có thể áp dụng để đánh giá độ tươi,..
- …