21 research outputs found
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN CAO SU VÀ CÀ PHÊ TẠI TỈNH KON TUM
The study aimed to assess the physical and economic land suitability for perennial agricultural crops (rubber and coffee) in Kontum province using the maximum limitation method of the FAO, cost-benefit analysis and Geographic Information System (GIS). Based on the ecological requirements of each crop and the natural conditions in the study area, the selected land factors were soil type, soil depth, soil texture, elevation, slope, irrigation, rainfall, air humidity, air temperature, the number of dry months, and sunshine hours. The results of the physical land evaluation showed that large parts (> 85%) of the study area were not suitable for rubber and coffee crops. The marginally suitable region for the cultivation of rubber, Robusta coffee, and Arabica coffee were 13%, 10% and 13% of the total evaluation area, respectively. However, the economic land evaluation results showed that most of the marginally physical regions (> 95%) were highly suitable (B/C > 2) for rubber and Robusta coffee, and moderately suitable (1 ≤ B/C ≤ 2) for Arabica coffee. Comparing the land evaluation results with the 2005 current land use map and the coffee/rubber development master plan through 2020 showed that the potential zones for expanding rubber and coffee production in the province are relatively large. Thus, it can be seen that integration of the maximum limitation method of the FAO, cost-benefit analysis and GIS could be useful in quickly and accurately evaluating land for perennial agricultural crops, providing a scientific basis for the rational spatial planning of these crops and acting as a reference to land policy makers and land use planners.Nghiên cứu nhằm thành lập bản đồ thích nghi tự nhiên, kinh tế, và đề xuất vùng phát triển cho cây cao su và cà phê tại tỉnh Kon Tum sử dụng phương pháp hạn chế lớn nhất của FAO, phân tích lợi ích chi phí và Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS). Dựa trên yêu cầu sinh thái của từng loại cây và điều kiện tự nhiên tại vùng nghiên cứu, các yếu tố được lựa chọn đánh giá gồm loại đất, tầng dày, độ cao, độ dốc, thành phần cơ giới, khả năng tưới, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, số tháng khô hạn, và số giờ nắng. Kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên đối với cao su và cà phê cho thấy, trên 85% diện tích của tỉnh không thích nghi (do hạn chế về thổ nhưỡng, địa hình, và khí hậu), diện tích thích nghi kém chiếm dưới 15%, phân bố dọc theo các con sông lớn. Tuy nhiên, về khía cạnh kinh tế, trên 95% diện tích thích nghi tự nhiên có mức thích nghi kinh tế cao (B/C > 2) đối với cao su, cà phê vối và trung bình (1 ≤ B/C ≤ 2) đối với cà phê chè (Benefit/Cost - B/C). Đối chiếu với bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và định hướng phát triển cao su và cà phê đến năm 2020, nhận thấy tiềm năng mở rộng diện tích hai loại cây này trên địa bàn tỉnh còn khá lớn. Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy việc tích hợp phương pháp đánh giá đất đai của FAO, phân tích lợi íchchi phí và GIS giúp xác định nhanh chóng, chính xác vùng thích hợp phát triển nhóm cây công nghiệp lâu năm, qua đó hỗ trợ công tác quy hoạch không gian phát triển nhóm cây này theo đúng định hướng đã đề ra của tỉnh
Lai tạo và tuyển chọn các dòng lúa chịu mặn từ tổ hợp lai hồi giao OM238/Pokkali
Việc lai tạo và tuyển chọn các giống lúa chịu mặn và có phẩm chất tốt là tiêu chí quan trọng trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, nghiên cứu đã đưa gen chịu mặn của giống Pokkali vào giống lúa chất lượng cao OM238 nhằm tìm ra các dòng lúa vừa có khả năng chịu mặn vừa có phẩm chất tốt. Nghiên cứu bao gồm: (1) đánh giá kiểu hình tính chống chịu mặn bằng phương pháp thanh lọc mặn nhân tạo giai đoạn mạ, (2) kiểm tra gen chống chịu mặn bằng dấu SSR (Simple Sequence Repeat), (3) đánh giá đặc tính nông học và phẩm chất hạt theo phương pháp của International Rice Research Institute (IRRI). Kết quả lai và tuyển chọn đến thế hệ BC3F3, sau đó trồng vùng sinh thái thử nghiệm thế hệ BC3F4 và BC3F5. Kết quả đã tuyển chọn được 2 dòng lúa thế hệ BC3F6 vừa có gen chịu mặn của giống bố là Pokkali qua phân tích bằng cặp mồi RM1287, vừa có hàm lượng sắt trong gạo cao và amylose thấp £ 20%, độ bền gel nhóm 1, tỷ lệ bạc bụng thấp £ 8%, dạng hạt gạo thon, dài để phát triển thành giống lúa chịu mặn và có phẩm chất tốt
Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống
Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống. Tổng số 655 mẫu cá tra được thu tại 14 ao ương giống ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm cao nhất ở cá giống (22,8%), kế đến là cá bột (20,5%) và thấp nhất ở cá hương (16,9%) . Vi nấm nhiễm trên da ở cá bột, cá hương và cá giống với tỉ lệ lần lượt là 40,3%, 35,1% và 23,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở da cá tra cao hơn các cơ quan khác như mang, gan, thận và bóng hơi. Bốn giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (43,9%), Aspergillus sp. (40,1%), Achlya sp. (11,5%) và Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp., Aspergillus sp. và Achlya sp. nhiễm trên các cơ quan. Mucor sp. chỉ phân lập được ở da và mang cá bột và không phát hiện ở cá hương và giống. Fusarium sp. được tìm thấy với tỉ lệ nhiễm cao ở bóng hơi, đặc biệt vào giai đoạn cá giống nhiễm bệnh trương bóng hơi
Đặc điểm gen kháng kháng sinh nhóm beta-lactam của vi khuẩn Escherichia coli phân lập trên cá ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Escherichia coli sinh enzyme beta-lactamases kháng thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam phổ rộng (ESBL-E. coli), là loài vi khuẩn gây nhiều bệnh nguy hiểm trên người. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm gen kháng kháng sinh nhóm beta-lactam của 40 chủng vi khuẩn ESBL-E. coli phân lập từ 18 mẫu cá tự nhiên (Pangasianodon bocourti, Pangasianodon conchophilus) và 54 mẫu cá nuôi (Pangasianodon hypophthalmus, Oreochromis sp.) ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Kết quả ghi nhận: (i) ESBL-E. coli phân lập từ các mẫu cá thu ở An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp mang các gen kháng thuốc kháng sinh phổ biến là blaTEM (6 chủng), blaCTX-M-1 (6 chủng), blaCTX-M-9 (7 chủng) và nhiều chủng mang cả hai gen là blaTEM+CTX-M-1 và blaTEM+CTX-M-9; (ii) ESBL-E. coli phân lập từ các mẫu cá thu ở An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp chủ yếu thuộc nhóm A (17 chủng) và B1 (17 chủng). Đặc biệt, trong 6 chủng còn lại, nghiên cứu đã phát hiện 3 chủng thuộc nhóm B2 và 3 chủng thuộc nhóm D, đây là các chủng vi khuẩn có độc lực cao
Cải thiện cảm biến sinh học nhận diện nhóm kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cải thiện độ nhạy của cảm biến sinh học nhận diện nhóm kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein trên nền giấy. Cảm biến sinh học nhận diện kháng sinh dựa trên cường độ phát quang của protein nanoluciferase (NanoLuc) được tổng hợp trên nền giấy đông khô có chứa hệ thống phiên mã dịch mã trong điều kiện phòng thí nghiệm. Khi nhỏ nước lên nền giấy, protein NanoLuc được tổng hợp và phát sáng khi kết hợp với cơ chất Furimazine. Ngược lại, khi có kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, sự tổng hợp protein NanoLuc bị cản trở dẫn đến cường độ phát sáng yếu. Cường độ phát sáng được ghi nhận bằng máy chụp ảnh kỹ thuật số và định lượng bằng phần mềm xử lý ảnh ImageJ. Giới hạn phát hiện kháng sinh được ghi nhận cho gentamicin, chloramphenicol, erythromycin và paromomycin lần lượt là 13,9; 0,23; 1,2 và 0,32 µg/mL. Độ nhạy của cảm biến sinh học được cải thiện 2 hoặc 3 lần tùy từng loại kháng sinh
Nghiên cứu tạo protein tín hiệu nanoluciferase: Ứng dụng tạo cảm biến sinh học nhận diện kháng sinh
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tổng hợp protein tín hiệu nanoluciferase trong điều kiện phòng thí nghiệm (in vitro), sử dụng hệ thống phiên mã dịch mã ngoài tế bào (cell-free synthesis) để ứng dụng tạo cảm biến sinh học nhận diện nhóm kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Mạch mã khuôn cho quá trình tổng hợp protein được chuẩn bị bằng cách khuếch đại và tinh sạch đoạn DNA mã hoá cho protein nanoluciferase (NanoLuc). Kết quả đã xác định protein NanoLuc được tổng hợp thành công thông qua sự hiện diện trên gel SDS page nhuộm CBB với kích thước 21 kDa và có khả năng phát sáng khi tác dụng với cơ chất Furimazine. Khả năng nhận diện nhóm kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn được xác định thông qua thử nghiệm nhận diện một số kháng sinh đại diện gồm oxytetracycline, chloramphenicol và erythromycin. Tính đặc hiệu của quá trình nhận diện được xác định. Mặc dù cần khảo sát thêm một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein NanoLuc trong điều kiện in vitro nhưng kết quả này cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc tạo ra cảm biến sinh học có khả năng nhận diện nhóm kháng sinh ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn
Khảo sát tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) tại Đồng bằng sông Cửu Long
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng, nhu cầu và hiệu quả của việc sử dụng thảo dược trong hệ thống nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) lồng bè tại Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang. Tổng cộng có 60 hộ tại 3 tỉnh được phỏng vấn về (i) đặc điểm hộ nuôi, (ii) tình hình sử dụng thảo dược và (iii) tiềm năng sử dụng thảo dược. Kết quả ghi nhận tỉ lệ hộ đang sử dụng thảo dược ở Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang lần lượt là 70%, 95%, 60%. Có 15 loại thảo dược đã được sử dụng trong quá trình nuôi cá điêu hồng, trong đó tỏi (Allium sativum), atiso (Cynara scolymus), trâm bầu (Combretum quadrangulare), mần ri (Cleome chelidonii) và dây vác (Cayratia trifolia) được sử dụng nhiều nhất. Công dụng của thảo dược được đa số hộ sử dụng là tăng cường khả năng miễn dịch, phòng, trị bệnh do kí sinh trùng và cải thiện chất lượng nước. Mặc dù nghiên cứu chưa đánh giá được chi phí và lợi nhuận giữa hộ có sử dụng và không sử dụng thảo dược, nghiên cứu đã cung cấp được những thông tin cơ bản về hiệu quả và tiềm năng sử dụng thảo dược trong quá trình nuôi cá điêu hồng
PHÁT HIỆN PROTEIN P74 TRÊN VI-RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG (WHITE SPOT SYNDROME VIRUS) Ở TÔM: PROTEIN TIỀM NĂNG TẠO VẮC-XIN
Vi-rút gâybệnh đốm trắng (WSSV) là một trong những vi-rút gây bệnh nguy hiểm trên tôm và là mối đe dọa lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản.Tuy nhiên, chưa có biện pháp hữu hiệu để điều trị bệnh đốm trắng. Hiện nay nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng protein VP28 và VP19 là những protein giúp tạo vắc-xin protein đề kháng lại sự xâm nhiễm của WSSV cho tôm. Phương thức lan truyền bệnh qua đường miệng (peroral infectivity) luôn luôn cần sự hiện diện của các nhân tố truyền bệnh qua đường miệng (peroral infectivity factor ? PIFs). Các nhân tố này không chỉ hiện diện ở Baculovirus mà hiện diện trên hầu hết các loài vi-rút có vật chất di truyền là ADN của động vật không xương sống. Những nhân tố truyền bệnh này có thể là những yếu tố thay thế tiềm năng trong quá trình can thiệp miễn dịch giúp động vật kháng lại sự nhiễm bệnh. Trong nghiên cứu này, protein tái tổ hợp được biểu hiện trong tế bào vi khuẩn E. coli bằng cách nối gen mã hóa cho protein P74 (WSSV ORF 72) trên WSSV với vector biểu hiện pET28?. Để thu được lượng protein nhiều nhất cho quá trình tinh sạch tiếp theo, mức độ biểu hiện của protein được chuẩn hóa qua các thông số khác nhau để đạt được mức độ cao nhất. Sau khi tinh sạch, protein P74 được gửi đi tạo kháng thể đa dòng kháng lại protein P74 của WSSV trên thỏ. Protein WSSV-P74 có kích thước là 108 kDa. Trong thời gian tạo kháng thể, WSSV được tăng sinh trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei (P. vannamei). Dịch chiết vi-rút được sử dụng cho các thí nghiệm nhận diện và xác định vị trí của protein P74 trên WSSV. Kết quả đã xác định sự hiện diện của protein P74 trên WSSV. Mặc dù vị trí và chức năng của protein cần nghiên cứu thêm nhưng kết quả này cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu kế tiếp trong việc tạo ra các loại vắc-xin protein hiệu quả trong việc phòng bệnh đốm trắng trên tôm
PHáT HIệN MONODON BACULOVIRUS NHIễM TRÊN TÔM CàNG XANH GIốNG (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) Ở ĐồNG THáP
Kết quả nhuộm nhanh phết kính tế bào gan tụy bằng 0.1% Malachite green cho thấy 3 trong tổng số 11 mẫu tôm càng xanh giống dương tính với Monodon baculovirus (MBV), tạo thể ẩn trong tế bào gan tụy của tôm và bắt màu xanh của thuốc nhuộm Malachite green. Các mẫu dương tính được kiểm tra bằng phương pháp mô bệnh học cho thấy tất cả đều thể hiện thể ẩn ở tế bào gan tụy, chưa phát hiện bất thường ở các cơ quan khác như mang, cơ quan tạo máu, dây thần kinh, cơ và lớp biểu bì ruột. Một mẫu bệnh còn phát hiện tế bào nhiễm MBV biểu hiện hai giai đoạn khác nhau. Tế bào thuộc giai đoạn 1 của quá trình nhiễm có nhân tế bào sưng nhẹ, các nhiễm sắc thể tan ra và di chuyển ra sát màng nhân. Tế bào ở giai đoạn 2 bắt đầu hình thành thể ẩn bắt màu hồng nhạt của eosin. Kết quả trên cho thấy MBV được tìm thấy trên tôm càng xanh giống ở Đồng Tháp; và ảnh hưởng trực tiếp lên cấu trúc mô của tế bào gan tụy tôm thông qua việc tạo một hay nhiều thể ẩn trên cùng một tế bào
Ảnh hưởng của chất chiết lựu và riềng lên một số chỉ tiêu miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)
Nghiên cứu này đánh giá sự ảnh hưởng của bổ sung chất chiết riềng (Alpinia officinarum) và lựu (Punica granatum) vào thức ăn lên hệ miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần gồm đối chứng, bổ sung 1% và 2% chất chiết lựu/kg thức ăn, bổ sung 1% và 2% chất chiết riềng/kg thức ăn. Mẫu máu cá được thu sau 2 và 4 tuần sau khi cho ăn thức ăn có bổ sung có chứa chất chiết lựu và riềng. Mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính của nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng đều gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức bổ sung 2% riềng tăng cao nhất. Hoạt tính đại thực bào và lysozyme ở nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng cũng gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu huyết học, hoạt tính bổ thể và lysozyme ở các nghiệm thức bổ sung thức ăn sau 4 tuần không gia tăng cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với sau 2 tuần cho ăn