11 research outputs found

    NGHIÊN CỨU BỆNH DO NẤM GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER) NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định giống nấm gây bệnh trên cá chẽm (Lates calcarifer) bị xuất huyết, lở loét và thử nghiệm khả năng trị bệnh do nấm gây ra trên cá của hydrogen peroxide và PVP iodine. Kết quả nuôi cấy phân lập đã xác định được giống nấm gây bệnh trên cá chẽm là Aphanomyces. Kết quả cảm nhiễm ngược Aphanomyces lên cá chẽm khỏe làm xuất hiện dấu hiệu bệnh lý giống với cá chẽm bị bệnh xuất huyết, lở loét thu ở các lồng nuôi. Cá có các dấu hiệu như bơi lờ đờ, tróc vảy, xuất huyết trên da, gốc vây, lở loét trên thân. Xoang bụng cá không xuất huyết, tích dịch. Gan, lách, thận không có biểu hiện bệnh lý. Kết quả thử nghiệm thuốc trên môi trường nuôi cấy nấm cho thấy hydrogen peroxide ở nồng độ 250 ppm, 300 ppm và PVP iodine nồng độ 0,9 ppm, 1 ppm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm. Sử dụng hydrogen peroxide nồng 300 ppm và PVP iodine nồng độ 1 ppm tắm cho cá bị bệnh do nấm Aphanomyces trong 30 phút có hiệu quả trị bệnh. Từ khóa: Cá chẽm, Aphanomyces, hydrogen peroxide, PVP iodin

    NGHIÊN CỨU BỆNH DO NẤM GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER) NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định giống nấm gây bệnh trên cá chẽm (Lates calcarifer) bị xuất huyết, lở loét và thử nghiệm khả năng trị bệnh do nấm gây ra trên cá của hydrogen peroxide và PVP iodine. Kết quả nuôi cấy phân lập đã xác định được giống nấm gây bệnh trên cá chẽm là Aphanomyces. Kết quả cảm nhiễm ngược Aphanomyces lên cá chẽm khỏe làm xuất hiện dấu hiệu bệnh lý giống với cá chẽm bị bệnh xuất huyết, lở loét thu ở các lồng nuôi. Cá có các dấu hiệu như bơi lờ đờ, tróc vảy, xuất huyết trên da, gốc vây, lở loét trên thân. Xoang bụng cá không xuất huyết, tích dịch. Gan, lách, thận không có biểu hiện bệnh lý. Kết quả thử nghiệm thuốc trên môi trường nuôi cấy nấm cho thấy hydrogen peroxide ở nồng độ 250 ppm, 300 ppm và PVP iodine nồng độ 0,9 ppm, 1 ppm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm. Sử dụng hydrogen peroxide nồng 300 ppm và PVP iodine nồng độ 1 ppm tắm cho cá bị bệnh do nấm Aphanomyces trong 30 phút có hiệu quả trị bệnh. Từ khóa: Cá chẽm, Aphanomyces, hydrogen peroxide, PVP iodin

    Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal Inhibitory Concentration - MIC) của một số loại kháng sinh đến vi khuẩn phân lập được từ cá dìa thương phẩm mắc bệnh lở loét (Siganus guttatus, Bloch, 1787)

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal Inhibitory Concentration - MIC) của một số loại kháng sinh đến vi khuẩn phân lập được từ cá dìa thương phẩm mắc bệnh lở loét (Siganus guttatus). Từ kết quả phân lập định danh cho thấy 2 chủng Vibrio parahaemolyticus VPMP22 và Vibrio tubiashii ATCC 19109 có mặt trên các vết lở loét ở cá dìa thương phẩm. Kết quả thử nghiệm MIC cho thấy các loại kháng sinh Cefuroxim, Cefotaxim, Tetracycline, Erythromicin, Rifamicin có nồng độ ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus VPMP22 tốt nhất dưới 0.21 µg/ml. Các kháng sinh có Cefuroxim, Cefotaxim, Oxytetraciline, Erythromicin, Trimethoprim nồng độ ức chế vi khuẩn Vibrio tubiashii ATCC 19109 tốt nhất dưới 1.25 µg/ml. Penicillin có nồng độ ức chế tối thiểu cao nhất đối với cả 2 chủng vi khuẩn trên (80 µg/ml), cho thấy 2 chủng vi khuẩn trên đã có sự kháng thuốc đối với loại kháng sinh này. Do đó, trong phòng trị bệnh lở loét trên cá dìa nên sử dụng Cefuroxim và Cefotaxim để có hiệu quả cao nhất trong phòng trị bệnh

    Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal Inhibitory Concentration - MIC) của một số loại kháng sinh đến vi khuẩn phân lập được từ cá dìa thương phẩm mắc bệnh lở loét (Siganus guttatus, Bloch, 1787)

    No full text
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal Inhibitory Concentration - MIC) của một số loại kháng sinh đến vi khuẩn phân lập được từ cá dìa thương phẩm mắc bệnh lở loét (Siganus guttatus). Từ kết quả phân lập định danh cho thấy 2 chủng Vibrio parahaemolyticus VPMP22 và Vibrio tubiashii ATCC 19109 có mặt trên các vết lở loét ở cá dìa thương phẩm. Kết quả thử nghiệm MIC cho thấy các loại kháng sinh Cefuroxim, Cefotaxim, Tetracycline, Erythromicin, Rifamicin có nồng độ ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus VPMP22 tốt nhất dưới 0.21 µg/ml. Các kháng sinh có Cefuroxim, Cefotaxim, Oxytetraciline, Erythromicin, Trimethoprim nồng độ ức chế vi khuẩn Vibrio tubiashii ATCC 19109 tốt nhất dưới 1.25 µg/ml. Penicillin có nồng độ ức chế tối thiểu cao nhất đối với cả 2 chủng vi khuẩn trên (80 µg/ml), cho thấy 2 chủng vi khuẩn trên đã có sự kháng thuốc đối với loại kháng sinh này. Do đó, trong phòng trị bệnh lở loét trên cá dìa nên sử dụng Cefuroxim và Cefotaxim để có hiệu quả cao nhất trong phòng trị bệnh

    Nghiên cứu đặc điểm sinh hoá vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam.

    No full text
    Trong nghiên cứu này, 36 chủng Streptococcus sp. được định danh bằng phương pháp xác định đặc điểm sinh hoá. Tất cả các chủng vi khuẩn được thu thập từ những dịch bệnh tự nhiên xuất hiện tại một số trang trại nuôi cá rô phi của 4 vùng nuôi khác nhau ở Việt Nam vào năm 2014. Các mẫu phân lập được định danh bằng cả phương pháp kiểm tra truyền thống, xác định đặc điểm sinh hóa vi khuẩn và bằng phương pháp PCR. Trong 36 mẫu Streptococcus sp. phân lập từ cá rô phi bị bệnh có 7 mẫu được định danh là S.iniae và 29 mẫu được định danh là S.agalactiae. Kết quả thử khả năng kháng của kháng sinh cho thấy hầu hết các mẫu phân lập đều kháng lại 8 loại kháng sinh Ofloxacin, Nitrofuran, Tetracyline, Oxaciline, Bacitracin, Ampiciline, Amocilline và Streptomycine. Từ khóa: Cá rô phi, Streptococcus, kháng thuố

    Nghiên cứu đặc điểm sinh hoá vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam.

    No full text
    Trong nghiên cứu này, 36 chủng Streptococcus sp. được định danh bằng phương pháp xác định đặc điểm sinh hoá. Tất cả các chủng vi khuẩn được thu thập từ những dịch bệnh tự nhiên xuất hiện tại một số trang trại nuôi cá rô phi của 4 vùng nuôi khác nhau ở Việt Nam vào năm 2014. Các mẫu phân lập được định danh bằng cả phương pháp kiểm tra truyền thống, xác định đặc điểm sinh hóa vi khuẩn và bằng phương pháp PCR. Trong 36 mẫu Streptococcus sp. phân lập từ cá rô phi bị bệnh có 7 mẫu được định danh là S.iniae và 29 mẫu được định danh là S.agalactiae. Kết quả thử khả năng kháng của kháng sinh cho thấy hầu hết các mẫu phân lập đều kháng lại 8 loại kháng sinh Ofloxacin, Nitrofuran, Tetracyline, Oxaciline, Bacitracin, Ampiciline, Amocilline và Streptomycine. Từ khóa: Cá rô phi, Streptococcus, kháng thuố
    corecore