127 research outputs found

    Tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ và Nhật Bản đến TTCK các nước mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam

    Get PDF
    Cuộc khủng hoảng 2007-2008 nổ ra ở Hoa Kỳ kéo theo sự lao dốc của các thị trường chứng khoán các nước cho thấy tồn tại tác động lan truyền từ thị trường này sang thị trường khác. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm kiểm tra mức độ lan truyền trong tỷ suất lợi nhuận và độ biến động tỷ suất lợi nhuận từ các thị trường chứng khoán phát triển (Hoa Kỳ và Nhật Bản) đến tám thị trường các nước mới nổi (Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Lan) và Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các biến ngoại sinh là cú sốc từ thị trường Mỹ và Nhật Bản và hiệu ứng ngày trong mô hình ARMA(1,1)-GARCH(1,1) trên dữ liệu của các nước mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam nhằm đánh giá tác động lan truyền. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả như sau. Thứ nhất, hiệu ứng ngày tồn tại trên sáu trong số chín thị trường chứng khoán được nghiên cứu, ngoại trừ Ấn Độ, Đài Loan và Philippines. Thứ hai, tồn tại tác động lan truyền trong tỷ suất lợi nhuận giữa các thị trường với mức độ khác nhau, trong đó, Hoa Kỳ có tác động mạnh hơn đến thị trường Malaysia, Philippines và Việt Nam; ngược lại, Nhật Bản có hiệu ứng lan truyền cao hơn đến thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan; đối với thị trường Indonesia, hiệu ứng lan truyền từ Hoa Kỳ và Nhật Bản là tương đương. Cuối cùng, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng lan truyền trong độ biến động từ thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản đến các thị trường mới nổi khu vực châu Á và Việt Nam..

    KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM VÀ HẠN CHẾ BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG LẠC (Sclerotium rolfsii) CỦA DUNG DỊCH NANO BẠC

    Get PDF
    Tóm tắt: Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra là một bệnh nguy hiểm trên cây lạc. Để hạn chế bệnh hại, cần áp dụng một hệ thống quản lý tổng hợp bao gồm sử dụng thuốc hóa học, sử dụng các tác nhân phòng trừ sinh học và sử dụng biện pháp canh tác. Trong những năm gần đây, nano bạc đã được nghiên cứu và ứng dụng phòng trừ một số bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu trong hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc. Trong nghiên cứu này, hiệu quả kháng nấm và hạn chế bệnh hại của nano bạc được thực hiện trong điều kiện in vitro và trong điều kiện nhà lưới. Kết quả nghiên cứu cho thấy nano bạc hạn chế nấm S. rolfsii cả trên môi trường đặc (Potato Dextrose Agar – PDA) và môi trường lỏng (Potato Dextrose Broth – PDB). Tuy nhiên, trong môi trường lỏng, nano bạc thể hiện khả năng kháng nấm cao hơn trên môi trường đặc. Trong điều kiện nhà lưới, nano bạc hạn chế tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và tỷ lệ cây chết đối với bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc.Keywords: héo rũ gốc mốc trắng, cây lạc, nano bạc, Sclerotium rolfsi

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp ở Tp. Cần Thơ. Thông qua số liệu điều tra 115 doanh nghiệp ở Tp.Cần Thơ về tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu, đồng thời ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, ba nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, đó là: ?Khả năng quản lý của ban lãnh đạo?, ?Nâng cao năng lực cạnh tranh? và ?Chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng thương hiệu?. Trong đó, biến ?Chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng thương hiệu? là nhân tố chi phối nhiều nhất đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp

    So sánh hiệu quả tài chính giữa chăn nuôi sinh thái và chăn nuôi truyền thống: Trường hợp nghiên cứu nông hộ chăn nuôi ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính giữa hình thức chăn nuôi theo hướng sinh thái và hình thức chăn nuôi theo truyền thống của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ 223 nông hộ có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện với hình thức phỏng vấn trực tiếp. Thông qua các phương pháp phân tích như: thống kê mô tả, so sánh tỷ số tài chính, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hình thức chăn nuôi sinh thái mang lại lợi ích cao hơn so với hình thức chăn nuôi truyền thống, cụ thể: các tỷ số phản ảnh khả năng sinh lợi của nhóm hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái hầu như cao hơn nhóm hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống

    ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VI KHUẨN LAM TIỀM NĂNG SINH HOẠT CHẤT KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM TỪ ĐẤT RUỘNG LÚA HUYỆN PHÚ VANG THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Với mục đích tìm kiếm các loài vi khuẩn lam có tiềm năng sản sinh các hợp chất hoạt tính sinh học, chúng tôi trình bày kết quả phân lập, xác định thành phần loài vi khuẩn lam (VKL) từ đất ruộng lúa huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế và thăm dò khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chúng. Đã thu thập được 22 loài vi khuẩn lam thuộc 2 bộ (Nostocales và Oscillatoriales), 3 họ (Nostocaceae, Rivulariaceae và Oscillatoriaceae) và 6 chi (Anabaena, Cylindrospermum, Nostoc, Calothrix, Oscillatoria và Phormidium). 20 chủng VKL được phân lập và duy trì ổn định trong môi trường nhân tạo.  12 chủng được làm sạch khuẩn và xác định hoạt tính kháng vi sinh vật của dịch chiết của chúng đối với Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Candida albicans, trong số đó 9 chủng kháng Bacillus subtilis, 9 chủng kháng Staphylococcus aureus, 5 chủng kháng Escherichia coli, 5 chủng kháng nấm Candida albicans. Chủng có hoạt tính cao nhất và cũng là chủng kháng được cả 3 loại VSV kiểm định là chủng HN42 của loài Nostoc muscorum với đường kính vòng kháng từ 4,5 đến 9,0 mm.Từ khóa: vi khuẩn lam, đa dạng, kháng khuẩn, kháng nấm, dịch chiế

    NHẬN THỨC VỀ ĐẠO VĂN CỦA SINH VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Bài viết này nghiên cứu nhận thức về hành vi đạo văn của sinh viên và giảng viên trẻ Khoa Du lịch, Đại học Huế. Mục đích của bài viết là tìm hiểu cách nhận thức về khái niệm đạo văn cũng như quan điểm của họ về lý do dẫn đến hành vi đạo văn – vốn đang được cảnh báo nghiêm trọng trong xã hội Việt Nam. Nghiên cứu đã được thực hiện bằng bảng hỏi online khảo sát sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư và giảng viên trẻ (có dưới 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu) của Khoa Du lịch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số sinh viên và giảng viên Khoa Du lịch có nhận thức rất rõ về các hình thức đạo văn. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận đã từng thực hiện một trong các hình thức đạo văn. Nguyên nhân dẫn đến hành vi đạo văn của họ được chia thành hai nhóm bao gồm nguyên nhân bên trong (do thiếu và yếu về kỹ năng nghiên cứu khoa học/ thiếu nhận thức về việc trích dẫn công trình/ công việc của người khác) và nguyên nhân bên ngoài (áp lực, phương tiện Internet, thiếu khuyến cáo từ môi trường/ tổ chức làm việc hay nhà trường). Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi đạo văn trong nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng học thuật tại KDL – ĐHH

    CHUẨN HÓA QUI TRÌNH MPCR PHÁT HIỆN ĐỒNG THỜI VI KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI, AEROMONAS HYDROPHILA VÀ FLAVOBACTERIUM COLUMNARE TỪ MÁU CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Qui trình mPCR phát hiện đồng thời vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila và Flavobacterium columnare từ máu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus được chuẩn hóa. Sản phẩm PCR hiện đồng thời ba vạch ở ba vị trí 407 bp (E. ictaluri), 209 bp (A. hydrophila) và 504 bp (F. columnare). Giới hạn phát hiện thấp nhất của qui trình đối với E. ictaluri và F. columnare là 1.5x105 CFU/ml, đối với là A.hydrophila  là 1.5x106 CFU/ml trong 100 àl máu cá. Tính đặc hiệu của qui trình được kiểm tra với vi khuẩn Vibrio harveyi, V. alginolyticus, V. cholerae, Aeromonas sorbia; A. carviae, Pseudomonas putida, Eschericchia coli, Bacillus subtilis. Qui trình được sử dụng để phát hiện các vi khuẩn tương ứng trong mẫu máu cá cảm nhiễm vi khuẩn. Kết quả cho thấy qui trình có thể phát hiện nhanh, nhạy và đặc hiệu mẫu máu cá tra nhiễm khuẩn nhưng vẫn giữ sống mẫu xét nghiệm

    Tính chất vận chuyển của khí điện tử hai chiều trong giếng thế SiGe/Si/SiGe dưới ảnh hưởng của nhiệt độ và từ trường

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát độ linh động của khí điện tử hai chiều trong một giếng lượng tử SiGe/Si/SiGe tại nhiệt độ bất kỳ khi không có từ trường và khi bị phân cực bởi từ trường, xem xét tới hai cơ chế tán xạ: tán xạ tạp chất xa và tán xạ giao diện nhám có tính tới hiệu ứng tương quan–trao đổi và hiệu chỉnh trường cục bộ. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc của mật độ tới hạn vào mật độ hạt tải, bề rộng giếng thế, khoảng cách lớp tạp chất, nhiệt độ và từ trường cũng được nghiên cứu. Tại nhiệt độ dưới 2 K, kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả đi trước. Các kết quả này có thể sử dụng để định hướng thực nghiệm trong việc nuôi cấy mẫu và kiểm soát nhiệt độ của hệ khi đo đạc mật độ tới hạn và thông tin về các cơ chế tán xạ trong giếng lượng tử SiGe/Si/SiGe

    Phân tích ảnh hưởng của lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với hiệu quả sử dụng đất thương mại, dịch vụ ở quận Cái Răng, thành phố cần Thơ

    Get PDF
    Trong bài nghiên cứu, những ảnh hưởng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đến hiệu quả sử dụng đất thương mại, dịch vụ tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ được phân tích. Thống kê mô tả và phân tích SWOT được sử dụng trong nghiên cứu. Các ý kiến chuyên gia nhận định khả năng tài chính của chủ đầu tư; việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư và vị trí phù hợp có ảnh hưởng đến khai thác và quản lý đất (66,67%; 51,52% và 93,94%). Đối với chủ đầu tư, vị trí phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, phù hợp pháp lý có ảnh hưởng đáng kể đến thực hiện ĐTM và quản lý đất. Việc lập ĐTM ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất (63% đối với chuyên gia và 85% đối với chủ đầu tư). Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm là khó khăn lớn nhất (63,64%) đối với quản lý và sử dụng đất. Ngoài ra, ĐTM góp phần bảo vệ môi trường cũng được nhận định trong nghiên cứu này. Thêm vào đó, những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được đề xuất

    Sự phát triển và ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens trong môi trường nuôi Artemia ở độ mặn cao

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ở điều kiện độ mặn cao và ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn này trong môi trường nuôi Artemia franciscana. Trong thí nghiệm 1, vi khuẩn B. amyloliquefaciens được nuôi ở các độ mặn 15‰ (đối chứng), 80‰, 85‰, 90‰, 95‰ và 100‰ với mật độ 106 CFU/mL. Kết quả sau 10 ngày nuôi cho thấy vi khuẩn B. amyloliquefaciens có khả năng sinh trưởng và phát triển ở độ mặn cao nhất là 90‰ (3,02±0,01 log CFU/mL). Thí nghiệm 2 nghiên cứu khả năng cải thiện các yếu tố môi trường nước và nền đáy của vi khuẩn B. amyloliquefaciens trong điều kiện nuôi Artemia ở độ mặn 90‰, có nền đáy bùn hoặc không có nền đáy bùn. Artemia được nuôi với mật độ 100 con/L và cho ăn bằng thức ăn tôm sú số 0. Sau 15 ngày nuôi, tỉ lệ sống của Artemia (74,8%) và tỉ lệ bắt cặp (83,3%) ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. amyloliquefaciens và không có nền đáy bùn cao hơn (
    corecore