7 research outputs found

    Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất và thành phần hóa học của lá so đũa (Sesbania grandiflora)

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên trên 48 cây so đũa Thái trắng từ 3 đến 6 tháng tuổi để đánh giá ảnh hưởng của các mức độ phân bón lên năng suất và thành phần dưỡng chất của lá cây. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT), tương ứng với 4 công thức phân (P): NT đối chứng sử dụng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm (P1), NT P2 dùng phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm, NT P3 dùng phân vô cơ 0,8 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm, và NT P4 dùng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm. Kết quả cho thấy NT P4 cho năng suất chất xanh và chất khô cao hơn các NT còn lại (P0,05). Kết quả cho thấy dùng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm giúp cây phát triển và đạt năng suất tốt nhất

    Khảo sát sinh trưởng và năng suất của hai giống so đũa (Sesbania grandiflora) làm thức ăn cho gia súc nhai lại

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 80 cây so đũa (SD) (40 cây SD bông trắng và 40 cây SD bông đỏ) 1 tháng tuổi. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức (SD bông trắng và SD bông đỏ) với 4 lần lặp lại để đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học của hai giống SD. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao cây SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ (P<0,001). Đường kính tán SD bông trắng lớn hơn SD bông đỏ (P<0,05) ở các tuần từ 8 đến 16. Điển hình ở tuần 14, đường kính tán của SD bông trắng lớn hơn SD bông đỏ 1,2 lần. Năng suất chất xanh của SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ, lượng lá và cọng SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ 41,6% (P<0,01). Năng suất chất khô của SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ 1,4 lần (P<0,001). Thành phần hóa học của lá và cọng hai giống SD không có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây SD bông trắng có tiềm năng cao để trồng làm thức ăn cho gia súc nhai lại

    Đặc điểm môi trường nhiệt và diễn biến đảo nhiệt đô thị bề mặt khu vực Bắc thành phố Hồ Chí Minh

    Get PDF
    Bài báo đề cập đến đặc trưng nhiệt độ bề mặt đất trích xuất từ ảnh vệ tinh Landsat, từ đó xem xét diễn biến sự hình thành đảo nhiệt đô thị bề mặt cho khu vực Bắc thành phố Hồ Chí Minh, không tính huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Thời gian khảo sát gồm 3 thời điểm thu nhận ảnh năm 1995, 2005 và 2015. Nghiên cứu đã xác định đảo nhiệt đô thị bề mặt từ các kênh hồng ngoại nhiệt theo khả năng phát xạ của bề mặt thực dựa trên đặc tính của chỉ số thực vật NDVI. Kết quả cho thấy, biến động nhiệt độ trên thành phố có xu hướng ngày càng tăng và mở rộng dần diện tích của những vùng có nhiệt độ cao hướng ra các vùng ngoại ô. Trong giai đoạn 1995-2015, xu hướng hình thành đảo nhiệt đô thị bề mặt với 4 vị trí điển hình cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa nhiệt độ bề mặt của khu vực đô thị và khu vực nông thôn, mở rộng không gian đảo nhiệt năm 2015 gấp 4 lần so với năm 1995. Từ đó, các giải pháp giảm thiểu tác động của đảo nhiệt đô thị đã được đề xuất nhằm bảo vệ môi trường đô thị và cuộc sống cư dân thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tốt hơn

    Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và thành phần dinh dưỡng của lá mít (Artocarpus heterophyllus L.)

    Get PDF
    Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát ảnh hưởng của 3 mức phân N-P-K lên khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng của lá mít. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng với 3 mức phân bón vô cơ, bao gồm P1 có tỷ lệ N-P-K 16-16-8, P2 có tỷ lệ N-P-K 24-16-8 và P3 có tỷ lệ N-P-K 16-24-8. Thí nghiệm được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại gồm 4 cây mít giống Changai từ 12-18 tháng tuổi, tổng số là 120 cây mít. Kết quả cho thấy cây mít sử dụng mức phân P3 cho chiều cao, đường kính tán, số chồi, năng suất lá và cọng cao nhất (P<0,05). Đối với thành phần hóa học thì DM của lá cao nhất ở P1 và P2, nhưng DM của cọng thì cao nhất ở P2 và P3 (P<0,05). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy để gia tăng lượng lá mít làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì nên sử dụng phân với tỷ lệ N-P-K là 16-24-8 bón cho cây mít giống Changai trong giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi

    Ảnh hưởng của lá mít và trái mít non phụ phẩm đến các thông số lên men dạ cỏ và sinh khí methane in vitro

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng lá mít (LM) và trái mít non phụ phẩm (TM) thay thế cho cỏ voi (CV) đến tỷ lệ tiêu hoá, lên men dạ cỏ và sinh khí methane (CH4) in vitro sử dụng dịch dạ cỏ từ 4 con dê đực lai Saanen F2 (♂ Saanen × ♀ Bách Thảo). Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại. Ở tất cả các NT, thức ăn hỗn hợp được cố định ở mức 40% DM. Năm NT thí nghiệm được xây dựng từ sự thay thế LM và/hoặc TM cho CV trong khẩu phần, cụ thể như sau: 60% CV (NT1), 30% CV + 30% TM (NT2), 30% CV + 30% LM (NT3), 30% CV + 15% TM + 15% LM (NT4), và 30% TM + 30% LM (NT5). Kết quả cho thấy acid béo bay hơi (VFA) tổng số thấp nhất ở NT1 (57,7%) và cao hơn ở NT3 (73,0%) và NT5 (74,8%) (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa thật in vitro cao nhất ở NT5 (78,5%) và thấp nhất ở NT1 (68,5%) (P<0,001). Tỷ lệ tiêu hóa xơ trung tính in vitro cao nhất ở NT5 (45,0%) và thấp nhất ở NT2 (42,0%) (P<0,001). Hàm lượng khí CH4 (mL/g DM) giảm 17,3% ở NT5 so với NT1 (P<0,01). Kết quả cho thấy NT5 là khẩu phần phù hợp cho việc cải thiện tỷ lệ tiêu hóa, VFA dạ cỏ và giảm sinh khí CH4 ở dê trong điều kiện in vitro
    corecore