13 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA TÍCH TỤ DINH DƯỠNG (N, P) TRONG MÙA MƯA LÊN KẾT QUẢ SẢN XUẤT ARTEMIA MÙA KHÔ TRÊN RUỘNG MUỐI

    Get PDF
    Hoạt động nuôi tôm cá trong mùa mưa dẫn đến việc tích lũy vật chất hữu cơ trong ao xảy ra hàng năm trên ruộng muối. Khi mùa khô đến các ao này được sử dụng cho nuôi Artemia và do nền đáy bị nhiễm bẩn trong mùa mưa nên chất lượng nước trong các ao nuôi Artemia thường không ổn định và thường xuyên xuất hiện ?hoa nước? hoặc chất lượng nước giảm thấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền vững của nghề nuôi Artemia trên địa bàn. Thí nghiệm nuôi Artemia được thực hiện trên cùng các ao đã thả nuôi cá kèo và cua biển theo các hình thức quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC) của mùa mưa trước đó. Kết quả cho thấy cùng với yếu tố nền đáy (giàu hoặc nghèo dinh dưỡng) và dinh dưỡng tích tụ của mùa trước, các yếu tố N, P (mg/L) và Chlorophyll-a (mg/L) tăng cao ở ao có nền đáy giàu dinh dưỡng và đã canh tác với mô hình BTC. Kết quả cho thấy không có hiện tượng ?hoa nước? xảy ra và Artemia vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, kết quả thu trứng cho thấy ao có nền đáy nghèo cho năng suất thu trứng hơn hẳn so với ao có nền đáy giàu dinh dưỡng (68.59±8.82 đến 70.01±0.40 so với 32.60±10.02 đến 45.63±5.61). Sự tích lũy N, P cũng được ghi nhận vào cuối vụ nuôi và các giải pháp cho mô hình luân canh cũng được thảo luận

    Sự TíCH Tụ N, P TRONG AO NUÔI CUA - Cá KèO KếT HợP Ở MùA MƯA THEO CáC MÔ HìNH KHáC NHAU TRÊN RUộNG MUốI

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Vĩnh châu (Đại học Cần thơ) trên hai loại nền đáy khác nhau (giàu và nghèo chất hữu cơ) và theo hai phương thức nuôi khác nhau (quảng canh cải tiến (QCCT) và bán thâm canh (BTC)) cho mô hình nuôi kết hợp Cá kèo-Cua biển. Kết quả cho thấy ở mô hình quảng canh cải tiến trên nền đất nghèo chất hữu cơ, sử dụng ít thức ăn hơn nhưng vẫn cho năng suất (tổng cộng) tương tự với các mô hình khác (835±92,81 kg/ha/vụ so với 816,56±201,97 đến 1005,63±50,38 kg/ha/vụ). ở nền đáy giàu dinh dưỡng và áp dụng mô hình QCCT hay BTC sự tích tụ N có thể đạt 7,53±3,88 đến 10,24±5,87 kg N/ha/vụ trong khi ở nền đáy nghèo dinh dưỡng N tích tụ trung bình 3,54±0,12 kg N/ha/vụ

    ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT SỐ NẤM MEN, CHẤT KHÔ HÒA TAN VÀ PH CỦA DỊCH LÊN MEN ĐẾN CHẤT LƯỢNG RƯỢU VANG THỐT NỐT

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả lên men của dòng nấm men Saccharomyces đã được phân lập và tuyển chọn từ nước thốt nốt so với nấm men thương mại trong quá trình sản xuất rượu vang thốt nốt. ảnh hưởng của số lượng tế bào nấm men phân lập (101á106 CFU/ml), hàm lượng chất khô hoà tan (20á24oBx), pH (3,5á4,5) cùng với quá trình lên men từ 2 dòng nấm men được khảo sát. Sau 12 ngày lên men, kết quả cho thấy dòng nấm men thuần chủng Saccharomyces đã có tất cả các đặc tính mong muốn cho mục đích nghiên cứu này và rượu lên men tốt hơn so với nấm men thương mại. Hàm lượng ethanol cao (13,67% v/v) và hàm lượng đường sót thấp (2,57%) thể hiện với quá trình lên men từ dòng nấm men thuần chủng (với dịch lên men có số lượng tế bào nấm men 103 CFU/ml, hàm lượng chất khô hoà tan 24oBx và pH 4,0). Hàm lượng ethanol thấp hơn (12,33%) và hàm lượng đường sót cao hơn (3,42%) thể hiện với rượu lên men từ nấm men thương mại. Các chỉ tiêu hóa học khác của rượu (acid bay hơi, ester, SO2 và methanol) đều thấp hơn mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam (7045:2009)

    ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ HÀM LƯỢNG TANNIN BỔ SUNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG RƯỢU VANG SIM (RHODOMYRTUS TOMENTOSA WIGHT)

    Get PDF
    Với mục đích chọn lọc nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và các yếu tố tác động tốt đến quá trình sản xuất và ổn định chất lượng sản phẩm rượu vang sim rừng, nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của (i) loại trái đến hiệu suất trích ly và chất lượng của rượu vang sim và (ii) biện pháp bổ sung tannin kết hợp trước và sau lên men ở các nồng độ từ 0,05ữ0,2% và sau lên men ở các nồng độ từ 0,025ữ0,075% đến khả năng duy trì chất lượng và màu sắc rượu vang sim rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trái sim rừng ở Phú Quốc, Kiên Giang có thể được phân thành 4 nhóm theo độ chín và kích thước, trong đó nhóm sim chín đen tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Sử dụng biện pháp kết hợp bổ sung tannin trước và sau lên men ở nồng độ 0,15% và 0,075% (tương ứng) tạo mùi vị tốt và duy trì màu sắc của vang sim rừng trong thời gian dài
    corecore