27 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang NTTS ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS mang lại hiệu quả kinh tế rất cao; trong đó hiệu quả kinh tế NTTS của nhóm hộ khá cao hơn đáng kể so với nhóm hộ nghèo – trung bình ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, diện tích NTTS và phương thức nuôi của hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ từ NTTS. Để nâng cao thu nhập NTTS cho người dân ở vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương nên khuyến khích nông dân áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh; nông hộ được khuyến cáo mở rộng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS cần phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương; cần tiến hành thêm các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của hoạt động chuyển đổi này.Từ khoá: chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả kinh t

    Đánh giá thực trạng lao động và hiệu quả công tác đào tạo nghề nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Trong tiến trình phát triển nông thôn, vấn đề lao động, đào tạo nghề và cải thiện thu nhập là các vấn đề đã và đang được quan tâm. Vì vậy, phân tích đánh giá thực trạng lao động và hiệu quả đào tạo nghề nông thôn nhằm tổng kết kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông thôn. Số liệu sơ cấp từ phỏng vấn các chuyên gia, lãnh đạo ban điều phối dự án đào tạo nghề nông thôn, cùng với 1.540 người lao động tham gia và chưa tham gia các lớp đào tạo nghề nông thôn của 11/13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 3 năm 2017-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hơn 75% học viên đánh giá công tác đào tạo nghề có hiệu quả, thu nhập sau học nghề của học viên được nâng lên. Qua phân tích đã xác định được các yếu tố tác động tích cực, hạn chế đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ĐBSCL..

    Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tỉnh An Giang, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp chưa cao, chỉ có 55% HTXNN được xếp loại mạnh, trung bình/yếu (45%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra khó khăn của HTXNN là thiếu vốn (do số góp vốn của các thành viên HTX thấp, bình quân 100.000 đồng/thành viên HTX); và quy mô diện tích đất do HTXNN quản lý thấp (do thành viên HTX tham gia vào HTXNN có diện tích đất sản xuất ít, thấp nhất 0,2 ha). Đồng thời, qua phân tích kết quả hồi quy cho thấy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN bị tác động bởi các yếu tố: năm thành lập HTXNN, nguồn vốn, trình độ quản lý của ban giám đốc và hình thức hoạt động dịch vụ của HTXNN

    Ảnh hưởng của tính chất hóa học và sinh học đất lên sự hiện diện và sự xâm nhiễm của nấm rễ nội cộng sinh trong mẫu đất vùng rễ và rễ bắp trồng tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát thành phần hóa học và sinh học đất ảnh hưởng lên sự hiện diện và xâm nhiễm của nấm rễ vesicular arbuscular mycorrhiza (VAM) trong đất vùng rễ và rễ của bắp (Zea maize L.) được trồng tại ba quận và hai huyện thuộc thành phố Cần Thơ. Hai mươi mẫu rễ và  hai mươi mẫu đất vùng rễ bắp được thu để phân tích và đánh giá sự tương quan của tỉ lệ xâm nhiễm, số lượng bào tử nấm VAM với mật số vi sinh vật và các chỉ tiêu hóa học đất. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ xâm nhiễm của nấm rễ trong rễ bắp trên 50%, bốn chi bào tử hiện diện trong đất là Acaulospora, Glomus, Entrophospora, Gigaspora và ba chi bào tử chưa định danh được. Tổng số bào tử nấm VAM có mối tương quan âm với tổng mật số nấm trong đất (r= -0,71*), có tương quan dương với mật số bào tử chi Glomus (r= 0,86*) và với pH đất (r= 0,77*). Tỉ lệ xâm nhiễm của nấm VAM có tương quan dương với mật số vi khuẩn (r = 0,76*), tương quan âm với Pts (r= -0,71*) và Pdt trong đất (r = -0,78*). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiện diện và xâm nhiễm của nấm rễ VAM trên bắp bị ảnh hưởng bởi mật số vi sinh vật, giá trị pH và hàm lượng lân trong đất

    ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÂY HÀNH TĂM (Allium schoenoprasum L.) Ở VÙNG CÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm với các tác nhân trong chuỗi giá trị hành tăm (ném). Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng ném cả tỉnh năm 2017 đạt 250 ha, trong đó 90% diện tích tập trung ở vùng cát của hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Năng suất trung bình năm đạt 5 tấn/ha (ném lá) và 3 tấn/ha      ( ném củ); thu nhập đạt 150,59 triệu đồng/ha/năm. Chuỗi cung sản phẩm ném theo kênh chính gồm người sản xuất – thu gom –bán buôn – bán lẻ: 95% (ném lá) và 55% (ném củ). Trong đó, 55% ném lá và 30% ném củ được bán ra ngoài tỉnh và bán sang Lào. Phần còn lại, 5% ném lá tự tiêu dùng được bán tại chợ địa phương và 40% ném củ để lại làm giống. Về thu nhập, 58% giá trị toàn chuỗi đem lại từ ném lá và 69,9% ném củ thuộc về người sản xuất, phần còn lại 42% (ném lá) và 30,1% (ném củ) thuộc về các tác nhân tham gia phân phối. Trong sản xuất, sự liên liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu chặt chẽ. Cần tổ chức qui hoạch, xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất an toàn, tăng cường vai trò của Hợp tác xã và quảng bá sản phẩm nhằm góp phần cải thiện chuỗi giá trị của cây ném ở Thừa Thiên Huế.Từ khóa: chuỗi giá trị, đặc điểm, hành tăm, sản phẩm, sản xuấ

    Đặc điểm đột biến gene kháng thuốc Rifampicin và Isoniazide của vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) ở tỉnh Đồng Tháp

    Get PDF
    Sự xuất hiện của bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) đã gây khó khăn trong kiểm soát bệnh lao, và việc chẩn đoán kịp thời MDR-TB là một thách thức đáng chú ý. Mục tiêu nghiên cứu là xác định đặc điểm phân tử của đột biến gen rpoB, katG, inhA liên quan đến khả năng kháng Rifampicin (RIF) và Isoniazid (INH) ở vi khuẩn lao kháng thuốc được phân lập ở tỉnh Đồng Tháp. Tổng cộng có 29 mẫu vi khuẩn lao kháng thuốc (n=29) đã được ly trích DNA bộ gen bằng kỹ thuật NGS từ đó xác định các đột biến trên gen rpoB, katG và inhA. Kết quả cho thấy đột biến Ser450Leu là phổ biến nhất (58,6%) trên gen rpoB. Ngoài ra, một đột biến mới, Ser254Pro, đã được xác định ở 3,4% số mẫu. Nghiên cứu cũng ghi nhận 7 đột biến khác trên gen rpoB: Gln432Lys, Asp435Tyr, Asp435Val, His445Tyr, His445Leu, Ser450Cys và Leu452Pro. Trên gen katG, hai đột biến đã được ghi nhận: Ser315Thr, với tỷ lệ phổ biến là 82,8% và Arg463Leu, được quan sát thấy ở 96,6% các chủng phân lập. Ngoài ra, gen inhA biểu hiện một đột biến đơn lẻ, Ile194Thr (chiếm 3,4%), có liên quan đến khả năng kháng Isoniazid (INH)

    Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân sau thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của khu công nghiệp (KCN) đến thay đổi thu nhập của hộ dân bị thu hồi đất. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 126 hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ xây dựng KCN Hoà Phú và Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Các phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi qui đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi đáng kể về các nguồn lực sinh kế của cộng đồng sau khi bị thu hồi đất. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của hộ dân bị thu hồi đất là tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động đang làm việc trong khu công nghiệp, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, tỷ lệ bị thu hồi đất, diện tích đất hiện tại. Nghiên cứu còn đề xuất một số khuyến nghị nhằm ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư bị thu hồi đất

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    No full text
    Tóm tắt: Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang NTTS ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS mang lại hiệu quả kinh tế rất cao; trong đó hiệu quả kinh tế NTTS của nhóm hộ khá cao hơn đáng kể so với nhóm hộ nghèo – trung bình ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, diện tích NTTS và phương thức nuôi của hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ từ NTTS. Để nâng cao thu nhập NTTS cho người dân ở vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương nên khuyến khích nông dân áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh; nông hộ được khuyến cáo mở rộng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS cần phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương; cần tiến hành thêm các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của hoạt động chuyển đổi này.Từ khoá: chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả kinh t

    Sự chuyển dịch về quy mô và sử dụng đất đai của nông hộ tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ

    No full text
    Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về qui mô và sử dụng đất đai của nông hộ cũng như thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015, bao gồm: sự thay đổi về sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất; sự chuyển dịch nghề và qui mô đất đai của nông hộ trong nông thôn. Các thông tin và số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu thứ cấp, thực hiện khảo sát PRA và phỏng vấn KIP tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về cơ cấu sử dụng đất theo các loại hình sử dụng đất từ năm 2010-2015 của huyện Thới Lai cho thấy nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, có xu thế giảm (89,5% năm 2015 so với 91,8% năm 2010), trong khi đất phi nông nghiệp tăng (9,0% năm 2015 so với 7,2% năm 2010). Số hộ nông nghiệp đã giảm trong 5 năm (2010 - 2015) vì có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác do quá trình đô thị hóa của thành phố đang diễn ra mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự phân tầng rõ rệt về qui mô sở hữu đất đai của nông hộ, nhóm hộ có diện tích trung bình 0,8 - 1,5 ha chiếm đa số

    Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về sinh kế của hộ dân sau thu hồi đất tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về sinh kế hộ dân sau thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu quan sát là 180 hộ dân bị thu hồi đất và nhận bồi hoàn từ 2 – 3 năm trở lên. Kết quả nghiên cứu có năm nhân tố chính ảnh hưởng bao gồm: Môi trường sống, việc làm và thu nhập, chính quyền địa phương, việc thu hồi đất, dịch vụ công cộng và hai nhân tố phụ là tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ tác động đến mức độ hài lòng về sinh kế hộ dân sau khi thu hồi đất. Trong đó, có 3 nhân tố: việc làm và thu nhập, dịch vụ công cộng và thu hồi đất tác động mạnh đến mức độ hài lòng về sinh kế hộ dân. Từ những kết quả nghiên cứu trên, năm giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao thu nhập, ổn định sinh kế cho người dân sau thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
    corecore