3 research outputs found

    THỬ NGHIỆM CHUYỂN GEN KHÁNG SÂU TRÊN CÂY CÀ CHUA (LYCOPERSICON ESCULENTUM MILL.) IN VITRO BẰNG VI KHUẨN AGROBACTERIUM TUMEFACIENS

    Get PDF
    Môi trường tái sinh chồi cây cà chua in vitro từ lá mầm là MS có bổ sung 0,5 mg/l BA, 0,5 mg/l kinetin, 0,1 mg/l IAA, 8,4 g/l agar và pH 5,8; ngưỡng gây chết của kanamycin sulphate đối với lá mầm đối chứng là 100 mg/l. Việc biến nạp plasmid pCAMBIA 2301 ? Cry1Ab vào Agrobacterium tumafaciens dòng LBA 4404 và kiểm tra gen Cry1Ab đã được thực hiện thành công với sản phẩm khuếch đại của gen Cry1Ab là 559 bp. Mật độ OD600nm = 1 và 100 àM acetosyringone cho tỷ lệ biểu hiện GUS cao nhất với 45,6 ± 5,1%.  Kết quả PCR cho thấy có sự hiện diện của gen Cry1Ab ở một số lá mầm chuyển gen 2 tuần tuổi và lá cà chua 3 tháng tuổi.

    Xây dựng quy trình nhân nhanh cây đinh lăng có hàm lượng saponin cao bằng phương pháp in vitro

    Get PDF
    Đinh lăng (Polyscias spp.) là cây trồng chứa saponin thường sử dụng trong y học cổ truyền. Hợp chất saponin trong cây có tác dụng chống oxy hóa, chống stress và các triệu chứng trầm cảm. Do nguồn nguyên liệu còn khá hạn chế nên nhân giống cây Đinh lăng (có hàm lượng saponin cao) bằng phương pháp in vitro nhằm cung cấp nguồn cây giống phong phú và ổn định. Kết quả cho thấy, trong cây Đinh lăng lá nhỏ (P. fruticosa (L.) có sự hiện diện của saponin triterpen và hàm lượng oleanolic acid trung bình đạt 77,17 µg/g đã được sử dụng làm nguồn nguyên liệu ban đầu. Môi trường tái sinh chồi tốt nhất là MS + 2 mg/l BAP + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Môi trường tăng sinh chồi tốt nhất là MS + 2 mg/l BAP + 0,5 mg/l IBA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Sự phát triển chồi thành cây hoàn chỉnh thích hợp trên môi trường MS + 1 mg/l NAA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Sau khi cây đủ tiêu chuẩn (chiều cao 4 ÷ 5 cm, số rễ 2 ÷ 3 rễ, chiều dài rễ đạt 2 ÷ 3 cm) được trồng trong điều kiện vườn ươm, theo dõi sau 4 tuần, cây có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường tự nhiên, có tỷ lệ sống trên 90% và có sự hiện diện của oleanolic acid trong cây Đinh lăng in vitro
    corecore