218 research outputs found

    CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

    Get PDF
    The concept and importance of a company’s brand have always been widely acknowledged. However, in modern Vietnam, many Vietnamese companies are still unaware of the importance of building their brand. Particularly in the pharmaceutical industry where products are directly related to human health, buying products of famous pharmaceutical brands to help ensure the lowest risk is gradually becoming a habit of consumers. The purpose of this paper is to find out factors affecting consumer-based brand equity of Vietnamese pharmaceutical companies. The study provides a conceptual framework in which brand awareness, brand associations, perceived quality and brand loyalty are related to brand equity. The survey was conducted on a sample of 328 customers at pharmacies and hospitals in Vietnam who have basic knowledge on some of Vietnamese pharmaceutical companies’ brands. The research instruments included an 18-item questionnaire on brand equity, plus demographic questions. Results show that there are four factors affecting the brand equity of Vietnamese pharmaceutical companies, including brand awareness, brand associations, perceived quality, brand loyalty and the correlation between them.Khái niệm và tầm quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp luôn được công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn không ý thức được về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt trong ngành dược phẩm nơi mà sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người, thì việc mua sản phẩm của các thương hiệu dược nổi tiếng giúp đảm bảo nguy cơ thấp nhất đang dần trở thành thói quen của người tiêu dùng. Mục đích của bài báo này là tìm ra các yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu dựa trên người tiêu dùng của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. Nghiên cứu cung cấp khuôn khổ khái niệm trong đó nhận thức thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành của thương hiệu có liên quan đến giá trị thương hiệu. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 328 khách hàng tại các nhà thuốc và bệnh viện ở Việt Nam có kiến thức cơ bản về thương hiệu của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. Công cụ nghiên cứu bao gồm 18 mục hỏi về giá trị thương hiệu, cộng với việc khảo sát nhân khẩu học. Kết quả tìm ra bốn yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam, bao gồm nhận thức thương hiệu, liên tưởng thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng trung thành thương hiệu và sự tương quan giữa chúng

    KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CẮT ĐẾN ĐỘ NHÁM BỀ MẶT KHI PHAY CAO TỐC TRÊN MÁY 5 TRỤC CP600I

    Get PDF
    Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến chất lượng bề mặt chi tiết khi phay cao tốc trên máy phay cao tốc CNC khi phay phẳng vật liệu SKD 11 bằng dao phay mặt đầu của hãng Sandvik. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi phay phẳng với tốc độ cắt càng cao thì độ nhám của bề mặt chi tiết càng nhỏ. Kết quả tương tự cũng thu được khi phay với bước tiến dao nhỏ và chiều sâu cắt bé. Với chế độ gia công phù hợp có thể được độ nhám bề mặt Ra=0,16mm khi phay có làm má

    MẠNG LƯỚI CÁC TÁC NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG ĐẦM SAM CHUỒN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    TÓM TẮTTóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định mạng lưới các tác nhân và tiềm năng của các tác nhân trong hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được thu thập qua khảo sát 70 hộ thuỷ sản, phỏng vấn sâu 27 tác nhân cung cấp thông tin, 5 chuyên gia thuỷ sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để phân tích tiềm năng của các tác nhân trong mạng lưới. Kết quả cho thấy mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thủy sản (NTTS) gồm có 3 hợp phần: (1) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân cung ứng vật tư NTTS gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, cơ sở giống thủy sản; (2) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ tác nhân tiêu thụ sản phẩm NTTS gồm người bán buôn và thu gom (3) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân hỗ trợ NTTS gồm cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, cán bộ cấp xã, người am hiểu cộng đồng và người NTTS khác. Trong đó, các tác nhân có mức tiềm năng cao gồm cán bộ huyện, cán bộ xã, người am hiểu cộng đồng; mức tiềm năng trung bình gồm người thu gom, cán bộ tỉnh và người NTTS; các tác nhân khác có mức tiềm năng thấp và rất thấp.Từ khoá: nuôi trồng thuỷ sản, thông tin thị trường, mạng lướ

    Quick Test on Methanol in Petrol by Acid Chromotropic

    Get PDF
    According to calculations by Vietnam Institute of Economic Management, with the development and growth of domestic economy in the next 5 years, the total petroleum demand in the whole country from 2018 to 2022 reaches 6.5 million tons of petrol and 8.5 million tons of diesel oil, on average. Domestic production meets about 92% of A92 gasoline demand, and 82% of A95. An average of 0.8 million tons of petrol per year will be imported from countries into the region such as Singapore, Malaysia, Thailand, South Korea and China to Vietnam. Because A83, A92 gasoline is cheaper than A95, many traders mix methanol with the cheaper, to convert into A95 to increase gasoline octane, changing gasoline quality in Vietnam market [1,2,3]. The authors has successfully developed a reagent capable of detecting methanol in gasoline by the complexing reaction of formaldehyde with chromotropic acid for pinkish purple in acidic medium. By simple analysis, faster time and lower cost, This method helps the authorities to improve the gas quality management in Vietnam. This reseach assess the analytical procedures on determination of methanol in petrol and A92, A95 petrol by the reaction of formaldehyde with chromotropic acid complexes produce purple pink in an acid environment, give results: analytical methods simple, faster analysis time, cost saving. This method hepls to manage quality gasoline in VietNam [3,4]

    Tổng hợp và biểu hiện gen caf1 mã hóa kháng nguyên F1 của vi khuẩn Yersinia pestis

    Get PDF
    Yersinia pestis is the etiologic agent of plague, one of the most deadly infectious diseases described in the history of humanity. It was responsible for millions of deaths all over the world. Yersinia pestis also can be used as a highly lethal biological potential weapon. For plague diagnosis in humans as well as to detect Y. pestis in the environment, fraction 1 capsular antigen (F1) of the bacteria was usually used as a good marker. The aim of this study is to produce Y. pestis F1 antigen to serve as a material for development of immunochromatographic test strips for rapid detection of Y. pestis. Because of the difficulty in Y. pestis culture for DNA extraction as well as F1 antigen production, we artificially synthesized the target caf1 coding for F1 antigen for expression in Escherichia coli. After the codon optimization step, caf1 was synthesized by “gapless” PCR using 22 overlaping oligonucleotides cover the complete sequence of this gene. The sequencing result showed that we successfully synthesized the target gene. In total 6 clones sequence, there are 2 clones sequence which were 100% identity with reference sequence. The target sequence was then introduced into pET-52b(+) vector and expressed in E. coli BL21 (DE3) in the form of (His)10 affinity tag fusion. As the result of SDS-PAGE, the recombinant protein Caf1 of 18 kDa was highly expressed in E. coli as inclusion body form and was purified by His-tag affinity chromatography. The recombinant Caf1 was then confirmed by Western blot with His-tag antibody.Vi khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh dịch hạch, một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất được biết cho đến nay đã gây ra hàng triệu ca tử vong trên thế giới và có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học có tính hủy diệt cao. Để chẩn đoán bệnh dịch hạch ở người cũng như phát hiện Y. pestis trong môi trường, người ta thường dựa trên việc phát hiện kháng nguyên nang F1 của loại vi khuẩn này. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tạo kháng nguyên F1 của Y. pestis để làm nguyên liệu cho que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Y. pestis. Do việc nuôi cấy Y. pestis để thu nhận kháng nguyên F1 hoặc DNA của vi khuẩn này rất khó khăn nên chúng tôi đã tiến hành tổng hợp nhân tạo gen mục tiêu caf1, mã hóa kháng nguyên F1, nhằm biểu hiện trong tế bào Escherichia coli. Sau khi tối ưu hóa mã bộ ba mã hóa amino acid (codon) cho E. coli, gen caf1 đã được tổng hợp bằng phương pháp “gapless” PCR. Kết quả giải trình tự cho thấy phương pháp này cho phép tổng hợp được trình tự gen mục tiêu với độ chính xác là 2/6 dòng plasmid. Tiếp đó, trình tự gen này đã được đưa vào vector pET-52b(+) và biểu hiện trong tế bào E. coli BL21 (DE3) ở dạng dung hợp với đuôi ái lực (His)10. Các kết quả điện di protein SDS-PAGE, tinh sạch protein bằng sắc ký ái lực Ni và Western blot cho thấy kháng nguyên tái tổ hợp F1 đã được tạo ra thành công với hiệu suất lớn ở dạng thể vùi trong tế bào E. coli

    KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊT LỢN AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng tiếp cận thịt lợn an toàn của người tiêu dùng, tạo cơ sở xác định giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 100 người tiêu dùng ở 4 phường của thành phố Huế được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 8 cán bộ các ban ngành liên quan và tiểu thương để thu thập thông tin về tình hình quản lý thịt lợn trên địa bàn thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 100 % người tiêu dùng mong muốn được sử dụng thịt lợn an toàn và sẵn sàng chi trả thêm, nhưng chỉ 27 % số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm trên 20 % giá thường. Khả năng tiếp cận đến thịt lợn an toàn của người tiêu dùng rất thấp, yếu tố chính cản trở đến khả năng tiếp cận là sự sẵn có của thịt an toàn và lòng tin đối với thịt an toàn. Để đẩy mạnh khả năng tiếp cận thịt an toàn cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về thịt lợn an toàn, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát từ sản xuất đến cung ứng nhằm củng cố lòng tin cho người tiêu dùng, cũng như tạo ra được sản phẩm sẵn có trên thị trường.Từ khóa: sự sẵn sàng chi trả, khả năng tiếp cận, thịt lợn an toà

    Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lý của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 pha tạp Cr3+

    Get PDF
    Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo và tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 (viết tắt PZT 82,5/17,5) pha tạp Cr3+. Mẫu được chế tạo bằng công nghệ gốm truyền thống kết hợp nghiền lần một trên máy nghiền hành tinh PM 400/2  các oxýt ban đầu và bột PZT sau khi nung sơ bộ với các nồng độ khác nhau của Cr2O3 cùng với xử lý bằng sóng siêu âm công suất ở môi trường ethanol thay nghiền lần hai. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hợp gốm bằng cải tiến như trên là có hiệu quả và chỉ tốn một nửa thời gian. Các mẫu thu được đều có cấu trúc perovskite thuần túy và pha mặt thoi; mật độ gốm ρ= 7.22-7,48 g/cm3; hệ số phẩm chất cơ học Qm = 32- 306; hằng số điện môi tỉ đối e/e0 = 343-690; hệ số liên kết điện cơ theo dao động bán kính kp = 0,11- 0,22; hệ số liên kết điện cơ dao động theo chiều dày kt = 0,11- 0,23; hệ số tổn hao điện môi tgd ≤ 0,21

    Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2)

    Get PDF
    Chế phẩm oligochitosan – nano silica có khối lượng phân tử (Mw) từ 4-6 kDa, hạt nano silica có kích thước từ 20-30 nm được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.). Kết quả khảo sát hiệu lực kháng nấm C. gloeosporioides trong điều kiện in vitro cho thấy trong khoảng nồng độ bổ sung chế phẩm từ 20 đến 80 ppm đều có tác dụng ức chế sự phát triển của tản nấm tương ứng 15,6 đến 67,2%. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của oligochitosan – nano silica in vivo lên hàm lượng chlorophyll của cây ớt trồng trong điều kiện nhà màng ở nồng độ từ 20 đến 80 ppm đều cho kết quả vượt trội so với đối chứng và đạt kết quả tốt nhất ở nồng độ 60 ppm. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy khi xử lý ở nồng độ 60 ppm không những có tác dụng gia tăng khả năng kháng bệnh của cây ớt từ 37,8 lên 88,8% mà còn làm giảm chỉ số bệnh từ 39,2 đến 13,7%. Chế phẩm oligochitosan – nano silica hứa hẹn sẽ là một sản phẩm công nghệ cao, an toàn và hiệu quả trong phòng trừ bệnh thán thư trên cây ớt do nấm C. gloeosporioides gây ra
    corecore