102 research outputs found

    The contribution of rural women in socio-economic development: A case study in Chau Phu District, An Giang Province, Vietnam

    Get PDF
    The study aims to quantify the extent of the contribution of rural women in socioeconomic development in Chau Phu District, An Giang Province, Vietnam. The contribution in terms of money was measured by time spent performing paid and unpaid activities converted into money. Women’s economic empowerment framework was employed to analyze aspects of participation, outcome, and role in decision making intra-household issues. Data were collected from purposively selected 147 respondents, in 03 villages, via a structured questionnaire, in October 2020. Pearson’s correlation coefficient (r) was computed to examine the possible relationships between the selected characteristics and the contribution. The indexes of participation, barriers, and benefits archived in economic activities, as well as intra-household decision making role highlighted the status of women’s economic empowerment progress. The findings indicate a high unpaid working time, low wage, perceived low productivity, a sum of 9.30 working hours daily, and a contribution computed approximately at 90 million VND yearly

    CHUYỂN BIẾN AUSFFERIT TRONG CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO GANG CẦU TÔI ĐẲNG NHIỆT (ADI)

    Get PDF
    Gang cầu truyền thống chỉ có thể đạt được các chỉ tiêu cơ tính như : độ bền kéo 700 - 750 MPa; độ giãn dài: 2 – 5 %. Để đạt được các cơ tính cao hơn, tất nhiên là độ tin cậy của sản phẩm cũng cao hơn, cần phải kiểm soát các thông số như: thành phần hóa học của hợp kim, chất lượng vật đúc, cấu trúc graphit và quá trình nhiệt luyện. Bài báo này giới thiệu một phương pháp chế tạo gang cầu tôi đẳng nhiệt (ADI). Cấu trúc gang cầu ADI bao gồm  pherit hình kim và austenit dư còn gọi là tổ chức ausferit. Cấu trúc này thể hiện sự kết hợp tuyệt vời về cơ tính: độ bền kéo 1200 MPa; độ giãn dài 7 – 8 %. Bài báo cũng sử dụng kết quả đo độ giãn nở nhiệt khi chuyển biến để tính toán các hệ số n và k trong phương trình Johnson–Mehl–Avrami và qua đó xây dựng giản đồ chuyển biến- nhiệt độ-thời gian. Cửa sổ quá trình trong trường hợp này được xác định là: tôi đẳng nhiệt ở 380 oC trong thời gian 2 giờ.

    KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NH4+, PO43- AND BOD TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO CÓ TRỒNG THỦY CANH CỎ VETIVER (VETIVER ZIZANIODES L.) VÀ LỤC BÌNH (EICHHORNIA CRASSIPES)

    Get PDF
    Thí nghiệm so sánh khả năng xử lý nước thải ô nhiễm từ trại chăn nuôi bằng phương pháp trồng thủy canh cỏ Vetiver (Vetiver zizanioides L.) và cây Lục Bình (Eichhornia crassipes).  Kết quả ghi nhận cây Lục Bình không sống được sau 8 ngày trồng  trong môi trường nước ô nhiễm hữu cơ với chỉ tiêu BOD bằng 245.8mg/L.  Ngược lại Vetiver phát triển tốt trong điều kiện nước ô nhiễm và làm giảm các chỉ số BOD, Nitrat và Lân hữu cơ.  Các chỉ tiêu theo dõi đặc tính sinh học như phần trăm gia tăng trọng lượng chất tươi, chất khô ở thân, sự hình thành hệ thống rễ và chiều dài rễ cũng gia tăng một cách có nghĩa

    ƯỚC TÍNH HỆ SỐ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA BÒ THỊT Ở CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ TẠI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm ước tính hệ số phát thải khí mêtan (CH4) từ đường tiêu hóa của bò trong các hệ thống chăn nuôi khác nhau tại tỉnh Quảng Nam. Tổng cộng có 90 hộ nuôi bò thuộc ba hệ thống (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh, 30 hộ/hệ thống) được tiến hành khảo sát. Khí CH4 phát thải từ đường tiêu hóa được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 qua mô hình Ruminant. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi hộ nuôi bò ở các hệ thống thâm canh, bán thâm canh và quảng canh có tổng diện tích đất lần lượt là 0,61; 0,86 và 2,27 ha/hộ, trong đó tỷ lệ đất trồng cỏ lần lượt 16,4 %; 9,3 % và 0 %; Quy mô đàn bò lần lượt là 4,73; 4,23 và 6,03 con/hộ. Hệ số phát thải khí CH4 từ đường tiêu hóa trung bình mỗi con bò ở hệ thống thâm canh, bán thâm canh và quảng canh tương ứng 31,45 ; 30,00 và 23,48 kg CH4/con/năm. Tổng lượng khí CH4 phát thải từ đường tiêu hóa ở đàn bò tỉnh Quảng Nam năm 2015 ước đạt 4.512,5 tấn, tương đương tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính là 112.812,5 tấn CO2eq.Từ khóa: nuôi bò thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, phát thải khí mêta

    VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG TRÊN ĐẤT PHA CÁT CHỦ ĐỘNG TƯỚI TIÊU TẠI BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của 5 giống cỏ được trồng trên vùng đất pha cát chủ động tưới tiêu ở tỉnh Bình Định, gồm: TD58 (Panicum maximum cv. TD58); Mulato II (Brachiaria x cv. Mulato II); VA06 (Pennisetum purureum x glaucum cv. VA06); Paspalum (Paspalum atratum cv. Ubon) và Ruzi (Brachiaria ruzizensis cv). Cỏ được trồng vào tháng 2/2015, thu cắt lứa đầu tiên vào tháng 4/2015 và theo dõi đến tháng 3/2016, tổng cộng gồm 12 lứa cắt. Ở lứa cắt thứ 12, mẫu cỏ được phân tích để xác định giá trị dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung 5 giống cỏ cho năng suất chất khô cao từ tháng 7 đến tháng 9 và thấp nhất ở tháng 10 đến tháng 12. Tổng năng suất chất khô thu được từ cỏ TD58 là cao nhất (37,94 tấn/ha/năm), tiếp đến là Paspalum, Mulato II, Ruzi tương ứng 31,54; 31,24; 31,72 (tấn/ha/năm) và thấp nhất là VA06 (23,52 tấn/ha/năm). Tỷ lệ protein thô của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum lần lượt là: 7,28; 11,8; 9,54; 7,86 và 8,10 (%/kgDM) (p > 0,05). Ước tính tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum tương ứng là 43,30; 49,36; 48,14; 47,17 và 40,38 % (p < 0,05).Từ khóa: Bình Định, cỏ, giá trị dinh dưỡng, năng suấ

    HIỆN TRẠNG VÀ KỊCH BẢN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ HỆ THỐNG NUÔI BÒ THỊT BÁN THÂM CANH QUY MÔ NÔNG HỘ Ở TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm ước tính hệ số khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ và xây dựng kịch bản về khẩu phần thức ăn để nâng cao năng suất, đồng thời giảm phát thải khí mêtan từ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ. Số liệu được thu thập trên đàn bò của 30 hộ ở các huyện (Chợ Mới 10 hộ, Châu Thành 10 hộ và thành phố Long Xuyên 10 hộ) của tỉnh An Giang. Khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 qua mô hình RUMINANT. Kết quả cho thấy hệ số phát thải khí mêtan trung bình là 31,78 kg/con/năm. Tăng mức thức ăn tinh trong khẩu phần từ 8 % (hiện trạng) lên 18 và 28 % (theo vật chất khô) có thể làm tăng khối lượng từ 90 % đến 165 % và giảm từ   50 % đến 64 % tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng; sử dụng kết hợp 50 % thân lá ngô ủ chua và 50 % cỏ voi tươi, hoặc 50 % cỏ voi ủ chua và 50 % cỏ voi tươi trong tổng lượng thức ăn thô đã cải thiện tăng khối lượng (35 % đến 70 %) và giảm tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng (28 % đến 36 %) của bò so với khẩu phần hiện tại gồm cỏ voi, thân lá cây ngô và cỏ mồm (Hymenachne acutigluma).Từ khóa: Hệ thống bò bán thâm canh, khí mêtan, kịch bản nuôi dưỡn

    Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2)

    Get PDF
    Chế phẩm oligochitosan – nano silica có khối lượng phân tử (Mw) từ 4-6 kDa, hạt nano silica có kích thước từ 20-30 nm được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.). Kết quả khảo sát hiệu lực kháng nấm C. gloeosporioides trong điều kiện in vitro cho thấy trong khoảng nồng độ bổ sung chế phẩm từ 20 đến 80 ppm đều có tác dụng ức chế sự phát triển của tản nấm tương ứng 15,6 đến 67,2%. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của oligochitosan – nano silica in vivo lên hàm lượng chlorophyll của cây ớt trồng trong điều kiện nhà màng ở nồng độ từ 20 đến 80 ppm đều cho kết quả vượt trội so với đối chứng và đạt kết quả tốt nhất ở nồng độ 60 ppm. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy khi xử lý ở nồng độ 60 ppm không những có tác dụng gia tăng khả năng kháng bệnh của cây ớt từ 37,8 lên 88,8% mà còn làm giảm chỉ số bệnh từ 39,2 đến 13,7%. Chế phẩm oligochitosan – nano silica hứa hẹn sẽ là một sản phẩm công nghệ cao, an toàn và hiệu quả trong phòng trừ bệnh thán thư trên cây ớt do nấm C. gloeosporioides gây ra

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi
    corecore