58 research outputs found
ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tóm tắt: Sản xuất nông nghiệp là một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất do hạn hán. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, đánh giá hạn hán sử dụng chỉ số SPI. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạn hán không xảy ra liên tục mà xen kẽ nhau, khô hạn nặng xuất hiện nhiều hơn từ năm 2005 đến 2016. SPI trong vụ Hè Thu có xu hướng giảm từ 1997 đến 2016, dẫn đến thiếu nước tưới nghiêm trọng cho cây lúa, đặc biệt là vào tháng 6 và 7. Trung bình diện tích đất canh tác lúa/hộ trong vụ Hè Thu thấp hơn so với vụ Đông Xuân 23,3 %. Kết quả tính toán cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê của trung bình diện tích đất lúa canh tác và bị hạn giữa hai vụ (p < 0,05). Diện tích lúa của các xã vùng núi chỉ bị ảnh hưởng bởi hạn hán vào vụ Hè Thu, trong khi các xã vùng đồng bằng và trung du bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở cả hai vụ.Từ khóa: đất trồng lúa, hạn hán, huyện Hòa Vang, SP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng đô thị hóa (ĐTH) ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2005–2015 nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý đất đai trên cơ sở phân tích các chỉ số ĐTH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến động diện tích các mục đích sử dụng đất ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTH trung bình giai đoạn 2005–2010 thấp hơn so với trung bình chung cả nước 7,11% và vùng Đông Nam Bộ đến 34,61%; giai đoạn 2011–2015 cao hơn tỷ lệ ĐTH trung bình của vùng Đông Nam Bộ 31,69 % và cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (lên đến 61,79 %). Tốc độ ĐTH giai đoạn 2005–2010 có chiều hướng giảm dần từ năm 2006 đến 2010; từ năm 2011 đến 2015, tốc độ ĐTH có chiều hướng biến động không nhất quán, lúc tăng lúc giảm, trong đó, năm 2011 tốc độ ĐTH tăng đột biến do có 7/8 xã được chuyển thành phường. Trong giai đoạn 2005–2015, diện tích các mục đích sử dụng đất biến động theo hướng giảm diện tích của các loại đất thuộc nhóm nông nghiệp, tăng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng.Từ khóa: biến động, chỉ số đô thị hóa, , cơ cấu sử dụng đất, thị xã Thuận A
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại các khu công nghiệp (KCN) ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Nhơn Trạch đã tiến hành quy hoạch 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.342 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê là 2.278,87 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân trong 9 khu công nghiệp đạt 80 % (2016), tăng 13,1 % so với năm 2010; hiện đã có 434 dự án đã đi vào hoạt động (308 dự án FDI) với số vốn đầu tư đạt 8.060.919,8 tỷ đồng. Doanh thu của của các KCN đạt 3.838 tỷ đồng và nộp thuế cho địa phương 103,8 tỷ đồng vào năm 2016. Các doanh nghiệp nước ngoài có diện tích thuê đất cao hơn các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là diện tích thuê đất bình quân của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các KCN dao động từ 25 ha đến khoảng 130 ha, trong khi diện tích thuê đất bình quân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước dao động chỉ từ 10 đến 35 ha. Nhìn chung, mật độ sử dụng đất của KCN là đồng đều và hiệu quả sử dụng đất khá cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu này cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các KCN của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.Từ khóa: khu công nghiệp, hiệu quả sử dụng đất, Nhơn Trạch, Đồng Na
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính đến năm 2017, UBND huyện Hướng Hóa đã giao 38.847,16 ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức và 9.340,66 ha cho hộ gia đình; 53,80 ha rừng tự nhiên cho hộ gia đình và 6.286,01 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn huyện quản lý, bảo vệ và sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện vẫn còn những hạn chế như tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, thiếu kinh phí triển khai, sự phối hợp giữa các bên thiếu đồng bộ.Từ khóa: cá nhân, cộng đồng, giao đất, giao rừng, hộ gia đình, huyện Hướng Hó
GIẢI PHÁP TRUYỀN SỐ CẢI CHÍNH TRONG ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ĐO ĐỘNG THỜI GIAN THỰC (RTK) TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Tóm tắt: Công nghệ đo động thời gian thực (RTK – Real-time Kinematic) là một trong những kỹ thuật mới sử dụng để tăng độ chính xác trong hệ thống định vị toàn cầu và đang dần thay thế các công nghệ đo đạc truyền thống trong việc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, kết quả đo sử dụng công nghệ RTK lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng truyền dữ liệu giữa trạm base và máy rover. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá ba phương pháp truyền số cải chính sử dụng công nghệ đo RTK, bao gồm sử dụng thiết bị lặp sóng radio, sử dụng điện thoại và sử dụng Internet tại hai xã thuộc tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp đo RTK để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ 1/1000 đến 1/5000. Không có sự khác biệt quá lớn về độ chính xác giữa ba phương pháp. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng khi tiến hành bố trí thực nghiệm. Phương pháp sử dụng điện thoại di động được đề xuất cho tỉnh Lâm Đồng.Từ khóa: điện thoại, Internet, Lâm Đồng, RTK, radi
GIẢI PHÁP TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Tóm tắt: Với mục tiêu tìm ra các giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Quảng Bình trong những năm tới, bài viết đã thể hiện kết quả thực hiện cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất tại tỉnh trong giai đoạn 2015–2018 làm luận cứ khoa học và thực tiễn cho giai đoạn tiếp theo. Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình và số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát trực tiếp 30 cán bộ chuyên môn từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn theo thang đo Likert năm cấp độ. Sau đó, các số liệu này được đưa vào phần mềm MS Excel để tiến hành xử lý và phân tích. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2015–2018, tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích đất được khai thác là 398,55 ha trong 128 dự án với tổng mức đầu tư hơn 1.792 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Đồng Hới có diện tích quỹ đất được khai thác nhiều nhất và huyện Bố Trạch có số lượng dự án tạo quỹ đất lớn nhất toàn tỉnh. Nghiên cứu đã xác định được bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua, bao gồm chính sách, tài chính, quy hoạch và tổ chức thực hiện. Từ kết quả đánh giá thực trạng và xác định được các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.Từ khóa: giải pháp, phát triển kinh tế – xã hội, quỹ đất, tỉnh Quảng Bìn
ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS CÓ SỰ THAM GIA ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NGUỒN NƯỚC TƯỚI CHO ĐẤT TRỒNG LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tóm tắt: Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi hạn hán, nhu cầu nước tưới ngày càng tăng. Việc cung cấp các thông tin về phân bố không gian của hệ thống tưới tiêu cho hoạt động canh tác lúa là hết sức cần thiết cho công tác quản lý tài nguyên nước và lập kế hoạch sử dụng đất. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng bản đồ phân vùng nguồn nước tưới cho đất trồng lúa bằng cách ứng dụng kết hợp viễn thám với GIS có sự tham gia cho huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Phương pháp phân loại theo định hướng đối tượng được sử dụng để giải đoán ảnh Sentinel 2A và phương pháp khảo sát thực địa để xây dựng bản đồ lớp thực phủ và bản đồ hệ thống nguồn nước mặt năm 2018 với độ chính xác cao. Thông qua việc sử dụng kết hợp với phương pháp thu thập số liệu và phương pháp GIS có sự tham gia của các bên liên quan, đề tài đã xây dựng được bản đồ phân vùng nước tưới cho diện tích đất trồng lúa của 11 xã thuộc huyện Hòa Vang. Đây sẽ là cơ sở hỗ trợ cho các ban ngành trong việc ra quyết định liên quan đến quản lý nguồn nước và lập kế hoạch sử dụng đất trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu.Từ khóa: GIS có sự tham gia, đất trồng lúa, phân vùng nguồn nước tưới, phân bố không gian, viễn thá
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ TƯỚI CHO ĐẤT TRỒNG LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: thu thập số liệu, thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của các bên liên quan, và khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ, đập đều có quy mô vừa và nhỏ nên không đủ tưới cho vùng canh tác lúa, đặc biệt là vào vụ Hè Thu. Việc sử dụng các trạm bơm lưu động nhằm tưới cho diện tích đất trồng lúa bị hạn là chưa hiệu quả ở những vùng có địa hình cao. Nguồn nước mặt chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho diện tích lúa trên địa bàn huyện. Với thực trạng đó, nghiên cứu đã phân tích các giải pháp đã được áp dụng để từ đó đề xuất các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, giải pháp về phát triển thủy lợi và giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa phù hợp với thực tế địa phương.Từ khóa: đất trồng lúa, hạn hán, nguồn nước mặt, quản lý, Hòa Van
MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao
- …