4 research outputs found

    SỰ TÍCH TỤ HÀM LƯỢNG ĐẠM, LÂN VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ TRONG NƯỚC VÀ BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước từ nước thải của các ao nuôi cá tra thâm canh dựa vào khảo sát hàm lượng các dạng đạm (N), lân (P) vô cơ và hữu cơ tích lũy trong nước và đáy ao theo thời gian sinh trưởng của cá. Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng N và P vô cơ hòa tan trong 9 mẫu nước lấy từ các ao nuôi cá tra thâm canh ở các địa phương khác nhau ở Đồng bằng Sông Cửu Long đều ở mức cao, biến động trong khoa?ng 0,5 ? 11,6 ppm đối với N và 0,05 ?   7,7 ppm đối với P. So với các thành phần hữu cơ, thành phần N và P vô cơ chiếm tỷ lệ cao trong nước ao và đạt cao nhất vào giai đọan cá 3-4 tháng tuổi. Tỷ lệ N/P trong nước ao đạt giá tr

    KHẢ NĂNG XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẠM, LÂN HỮU CƠ HÒA TAN TRONG NUỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA CỦA LỤC BÌNH (EICHHORINA CRASSIPES) VÀ CỎ VETIVER (VETIVER ZIZANIOIDES)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng giúp xử lý ô nhiễm đạm (N) và lân (P) hữu cơ hòa tan trong nước thải ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh của lục bình (Eichhornia crassipes) và cỏ vetiver (Vetiver zizanioides). Lục bình và cỏ vetiver được trồng trong môi trường được cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khoa?ng. Tuy nhiên, N khoa?ng hoặc P khoa?ng được thay thế bằng hợp chất hữu cơ N-Glycine hoặc P-Glucose 1-phosphate. Khả năng giúp giảm thiểu N và P hữu cơ hòa tan của lục bình và cỏ vetiver được đánh giá dựa vào tốc độ giảm N và P hữu cơ hòa tan theo thời gian. Kết quả xử lý ô nhiễm N và P hữu cơ của lục bình và cỏ cũng được kiểm chứng bằng cách trồng các thực vật này trong nước thải được lấy trực tiếp từ ao nuôi cá tra. Kết quả thí nghiệm cho thấy cả hai thực vật này đều phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng được thay thế N khoa?ng bằng Glycine hoặc P khoa?ng bằng Glucose 1-phosphate. Sau 1 tháng trồng, nghiệm thức trồng lục bình giảm 88 % N hữu cơ và 100 % P hữu cơ. Tương tự, trồng cỏ vetiver giảm 85 % N hữu cơ và 99 % P hữu cơ. Khi trồng lục bình và cỏ vetiver trực tiếp trong nước được lấy từ các ao nuôi cá tra cho thấy hàm lượng N và P hữu cơ gần như giảm 100% sau 1 tháng trồng

    Đánh giá một số tính chất lý và hóa học của các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính chất lý và hóa học của các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đó xác định các trở ngại, đề xuất hướng cải tạo và quản lý đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát và lấy mẫu đất trên các nhóm đất chính phân bố trên địa bàn tỉnh An Giang. Có tất cả 55 vị trí được lấy mẫu để phân tích các đặc tính lý-hóa học đất. Kết quả khảo sát đã xếp loại đất canh tác nông nghiệp của tỉnh An Giang gồm 04 nhóm đất chính: đất phèn (Thionic), đất phù sa (Gleysols và Fluvisol), đất than bùn (Histosols), đất phù sa cổ (Plinthosols) với 10 đơn vị đất theo xếp loại của FAO (IUSS Working Group WRB, 2006). Tính chất lý, hóa học và hàm lượng dinh dưỡng trong đất phù hợp cho phát triển nhiều các loại cây trồng trong huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh An Giang. Tuy nhiên, một số trở ngại đất gồm pH thấp và lượng độc chất Al cao được tìm thấy ở nhóm đất phèn  canh tác nông nghiệp của tỉnh An Giang. Do đó, để cải thiện chất lượng đất và nâng cao năng suất cây trồng, nông dân cần bón vôi và phân hữu cơ để giúp tăng pH đất và tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất
    corecore