30 research outputs found

    CÔNG NGHỆ ADENOVIRUS VECTOR VÀ ỨNG DỤNG TRONG KÍCH ỨNG MIỂN DỊCH GIA CẦM

    Get PDF
    Adenoviruses  tái  tổ  hợp  là  những  công  cụ  đa năng  để  vận  chuyển  và  biểu  hiện  gen. Ad vector đã được thử nghiệm như hệ chuyển vaccine trong một số nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng cho các bệnh truyền nhiễm như sởi, viêm gan B, bệnh dại, bệnh than, Ebola, SARS, HIV-1, sốt rét, lao và cúm. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật di truyền, các vectors adenovirus thế hệ 1, 2, 3 lần lượt ra đời, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của một vector biểu hiện gen. Adenovirus vector có thể được sử dụng (i) trong lĩnh vực liệu pháp gen chữa ung thư như chuyển các gen ức chế  khối  u  p53,  và  p16,  antisense  DNA,  các  kháng  thể  đơn  chuỗi,  herpes  simplex  virus thymidine  kinase  và  cytosine  deaminase;  (ii)  liệu  pháp  gen  cho  các  bệnh  di  truyền  như  chữa bệnh xơ nang, các bệnh về phổi; (iii) liệu pháp hỗ trợ; và (iv) các ứng dụng khác như sản xuất proteins cho những phân tích phân tử sâu hơn. Adenovirus vectors được biết hoạt hóa cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Sự hoạt hóa hệ thống miễn dịch bẩm sinh được kích thích bởi các hạt virus và vì vậy, không phụ thuộc vào sự sao chép DNA virus. Adenovirus tác động lên cả các tế bào trong hệ thống miễn dịch và các tế bào không thuộc hệ thống miễn dịch như tế bào biểu mô và tế bào màng trong, thúc đẩy một loạt các tín hiệu xảy ra trong các tế bào và bằng cách đó hệ thống miễn dịch của vật chủ được  tăng cường. Adenovirus vector dựa  trên loại  adenovirus  type 5  của người đã được nghiên  cứu  sử dụng  làm vaccine  cho gia  cầm. Các nghiên cứu đã chứng minh liều tiêm chủng đơn in ovo hoặc trong cơ (i.m) loại vaccine cúm gia cầm dựa  trên Ad vector  type 5 của người mang gen kháng nguyên đặc hiệu cúm gia cầm  tạo miễn dịch bảo vệ cho gà kháng lại virus cúm gia cầm

    Bào chế và khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của hệ vi hạt từ fibroin tơ tằm chứa dịch chiết hoa Wedelia trilobata L.

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tải các hợp chất polyphenol từ dịch chiết hoa sài đất ba thùy (Wedelia trilobata L. - WT) vào vi hạt fibroin tơ tằm và khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của các sản phẩm, sử dụng phương pháp DPPH (2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl). Dịch chiết được nạp vào vi hạt bằng phương pháp đồng ngưng tụ. Hệ vi hạt fibroin chứa dịch chiết có kích thước trung bình là 7,11 µm, hiệu suất tải dịch chiết khá cao (74,13%) và có khả năng kiểm soát quá trình giải phóng polyphenol trong hệ đệm pH 7,4. Hơn nữa, dịch chiết WT có hoạt tính kháng oxy hóa rất cao (IC50=8,67 µg/mL) và vi hạt sau khi được tải dịch chiết cũng giữ được khả năng kháng oxy hóa (ở các mốc thời gian 30, 90, 180 phút, lần lượt là 27,89%, 44,75%, 52,61%). Do hệ vi hạt có khả năng giải phóng hoạt chất có kiểm soát, dẫn đến khả năng kháng oxy hóa của hệ phụ thuộc vào thời gian. Tóm lại, hệ vi hạt chứa cao WT là một ứng dụng tiềm năng cho các dạng thuốc phóng thích có kiểm soát

    PHÂN LẬP VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG MỘT SỐ NGUỒN BỆNH NẤM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CỦA CHÚNG IN VITRO VÀ IN VIVO

    Get PDF
    Hiện nay, có khoảng hơn 80.000 loài nấm được biết có khả năng gây bệnh cho cây trồng, trong đó F.oxysporum, F.solani, Phytophthora sp là những loài gây thiệt hại lớn nhất , chúng có thể phá hủy toàn bộ vụ thu hoạch của các cây trồng quan trọng như: tiêu, cà phê, cà chua... Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học để phòng chống dịch hại, sử dụng khả năng đối kháng của một số loại nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn để trừ bệnh hại cây trồng. Trong nghiên cứu này, 37 chủng vi khuẩn và 10 chủng xạ khuẩn được phân lập từ đất và rễ tiêu bị bệnh ở Quảng Trị và được đánh giá hoạt tính ức chế sinh trưởng một số nguồn bệnh nấm thực vật bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả nhận được cho thấy 31 chủng vi khuẩn và 5 chủng xạ khuẩn phân lập đối kháng nấm F.oxysporum, tất cả 37 chủng vi khuẩn và 2 chủng xạ khuẩn ức chế sinh trưởng của F.sonali, 10 chủng vi khuẩn và 6 chủng xạ khuẩn đối kháng với Phytophthora sp. Đã định danh 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng xạ khuẩn phân lập có hoạt tính đối kháng cao nhất bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA hoặc bằng KIT API gồm: Paenibacillus sp; Paenibacillus xylanilyticus; Bacillus subtilis; Burkholderia cepacia; Pseudomonas luteola; Streptomyces diastatochromogenes; Streptomyces antimycoticus. Đã tiến hành xác định hoạt tính đối kháng F.oxysporum in vivo trong điều kiện phòng thí nghiệm trên mô hình cây cà chua của một số chủng tuyển chọn. Kết quả nhận được cho thấy các chủng tuyển chọn không những có khả năng ức chế sinh trưởng của F.oxysporum, mà còn kích thích sinh trưởng của cây cà chua trong điều kiện phòng thí nghiệm

    VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT TRONG ĐIỀU TRỊ KHỐI U CỦA VACCINIA VIRUS GLV-1h68

    Get PDF
    GLV-1h68 là một vaccinia virus tái tổ hợp nhược độc mang ba gen ngoại lai mã hóa cho Renilla luciferase–GFP protein dung hợp (ruc-gfp), b-galactosidase (lacZ), và b-glucuronidase (gusA) được lần lượt được chèn vào các vị trí F14.5L, J2R (mã hóa cho thymidine kinase) và A56R (mã hóa cho hemagglutinin) của hệ gen vaccinia virus LIVP. GLV-1h68 đã chứng minh là một tác nhân sinh học có khả năng đặc hiệu định hướng khối u, nhân lên và phá hủy nhiều dòng tế bào ung thư của người. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết hợp 4 loại kháng sinh kháng sinh để tạm thời loại bỏ hầu hết vi sinh vật đường ruột của những lô chuột được gây u thực nghiệm với dòng tế bào ung thư phổi của người (A549), tiếp đó chuột mang khối u được chữa trị bằng GLV-1h68. Kết quả cho thấy ở khối u của những lô chuột được dùng kháng sinh, kích thước khối u nhỏ hơn, đồng thời số lượng virus nhân lên nhiều hơn so với lô đối chứng không sử dụng kháng sinh. Phát hiện này mở ra một hướng nghiên cứu mới trong việc sử dụng kháng sinh kết hợp với virus để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư

    TẠO ADENOVIRUS TÁI TỔ HỢP MANG ĐOẠN GEN chIL-6

    Get PDF
    Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch nhóm nghiên cứu đã tạo ra adenovirus tái tổ hợp mang đoạn gen interleukin6 của gà, nhằm làm nguyên liệu tạo chế phẩm gây kích ứng miễn dịch cho gia cầm

    NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA INDIRUBIN-3'-OXIME VÀ VIÊN NANG VINDOXIM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ

    Get PDF
    Indirubin-3'-oxime, là sản phẩm bán tổng hợp trực tiếp từ bột chàm giàu indirubin, có khả năng ức chế enzym cyclin-dependent kinases (CDKs) và gây ra quá trình tự chết của một số dòng tế bào ung thư ở người. Từ indirubin-3'-oxime, thực phẩm chức năng VINDOXIM đã được bào chế để loại bỏ các tác nhân gây ung thư, thúc đẩy sự tự chết của các tế bào ung thư và sử dụng cho việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Nghiên cứu độc tính cấp của indirubin-3'-oxim trên chuột nhắt trắng chủng Swiss qua đường uống đã xác định hoạt chất indirubin-3'-oxime gần như không độc với LD50 liều gây chết 50 % chuột thí nghiệm) có giá trị 12,0 g mẫu thử/kg chuột. Liều dưới liều chết (LD0) được xác định là 10,0 g/kg chuột. Thử độc tính bán trường diễn, sau khi cho thỏ uống hỗn dịch thuốc VINDOXIM liên tục trong 28 ngày với mức liều 7,2 mg hoạt chất (0,036 viên)/kg thỏ/ngày và 21,6 mg (0,108 viên)/kg thỏ/ngày, toàn bộ thỏ thí nghiệm ở nhóm chứng và 2 nhóm thử tăng cân đều và không có sự khác biệt về mức độ gia tăng trọng lượng, về chỉ sinh hóa và huyết học thỏ giữa nhóm chứng và các nhóm uống thuốc (p 0,05). Trong 4 tuần liên tục, tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt rõ rệt so với nhóm chứng. Quan sát đại thể, không nhận thấy sự bất thường về màu sắc và hình dạng bên ngoài của các tổ chức tim, gan, thận, phổi và hệ tiêu hóa giữa các thỏ nhóm chứng và 2 nhóm thử sau thí nghiệm
    corecore