97 research outputs found

    ĐIỂM LẠI CÁC NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT BIỂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2012

    Get PDF
    Nghiên cứu về hoá học các hợp chất  thiên nhiên biển ở Việt Nam được coi  là một  trong những hướng nghiên cứu quan  trọng  trong  thế kỉ  thứ 21.Tổng quan này đề cập đến những kết quả nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số nhóm sinh vật biển ở Việt Nam bao gồm: nhóm hải miên, nhóm san hô mềm và nhóm da gai. Các hợp chất thuộc lớp saponin, steroid, diterpene, glycolipid, và một số hợp chất khác đã được phân lập và xác định cấu trúc. Trong số các hợp chất thu được, có những hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm, kháng sinh. Ngoài ra, một số hợp chất còn được đánh giá khả năng kháng viêm, chống  loãng xương và chống ô xy hóa. Những  thành  quả  nghiên  cứu  này  đóng  góp  rất  lớn  vào  kho  tàng  hóa học  các hợp  chất  thiên nhiên biển trên thế giới. Trên cơ sở những kết quả thu được, một số sản phẩm đã được triển khai phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

    PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ GEN GIẢ ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

    Get PDF
    Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Giải trình tự và phân tích hệ phiên mã tôm sú sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng cho công tác chọn giống tôm sú. Trong nghiên cứu này, từ gói dữ liệu giải trình tự thế hệ mới mô cơ và mô gan tụy tôm sú thu nhận từ vùng biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi đã đánh giá, tiền xử l. và lắp ráp de novo hệ phiên mã, tinh sạch và thu được 17.406 unigene với kích thước trung bình là 403,06 bp, N50 là 402 bp. Toàn bộ các unigene trong hệ phiên mã tinh sạch được chú giải với 4 cơ sở dữ liệu khác nhau và đã sàng lọc được 51 unigene liên quan đến tính trạng tăng trưởng. Phân tích biểu hiện cho thấy 16.148 unigene có sự biểu hiện khác biệt giữa mô cơ và mô gan tụy. Những kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích về hệ phiên mã tôm sú và có thể được áp dụng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo đặc biệt trong việc sàng lọc các chỉ thị phân tử liên kết với những tính trạng có . nghĩa kinh tế quan trọng ở tôm sú

    KHẢO SÁT HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC NHÂN TẠO TÍCH HỢP 3 GIAI ĐOẠN (VF-HF-FWS)

    No full text
    Mô hình thí nghiệm đất ngập nước nhân tạo kết hợp (HCW) gồm: dòng chảy đứng (VF) - dòng chảy ngang (HF) – chảy tự do bề mặt (FWS) với cây chuối hoa (Canna hybrids), môn nước (Colocasia esculenta), môn đốm (Caladium bicolor), phát lộc (Dracaena sanderiana) và hoa súng (Nymphaea) để xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Hệ thống vận hành với 2 tải lượng thủy lực (HLR) là 5cm/ng và 10cm/ng. Hiệu quả xử lý (E) BOD5 trung bình 85,2%, TSS 75,8%, NH4-N 91,2%, PO4-P 30,9% và coliform 95,3%. Khi tải lượng tăng từ 5cm/ng đến 10cm/ng, E của BOD5 giảm từ 86,9% xuống 83,5%, TSS từ 82,4% xuống 69,2%, NH4-N giảm từ 92,1% xuống 90,2%, Coliform tăng từ 91,4% lên 99,2%. Giá trị thông số ô nhiễm đầu ra ở cả 2 mức tải lượng thủy lực đều thấp hơn giá trị Cmax của QCVN 14:2008/BTNMT
    corecore