17 research outputs found

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÀNG BAO SINH HỌC TỪ DỊCH CHIẾT VI KHUẨN Pseudomonas putida 199B ĐẾN KHÁNG NẤM Aspergilus flavus T1 TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN HẠT GIỐNG NGÔ

    Get PDF
    Chủng T1 phân lập từ các mẫu ngô nếp NK66 nhiễm nấm mốc tự nhiên được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida 199B. Đặc điểm hình thái của chủng T1 đã được quan sát đại thể (màu sắc, hình dáng, kích thước khuẩn lạc) trên môi trường PDA và vi thể (hình dáng bào tử) trên kính hiển vi kết hợp so sánh với loài Aspergilus flavus đối chứng. Kết quả phân tích trình tự gen mã hóa 28S rRNA của chủng T1 cho thấy sự tương đồng trình tự cao với các trình tự tương ứng của loài Aspergilus flavus trên ngân hàng gen. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết vi khuẩn P. putida lên sự phát triển của nấm A.  flavus gây bệnh trên hạt ngô sau thu hoạch và bảo quản ở điều kiện in vitro cho thấy, ở nồng độ P. putida 24% đã ức chế 74,50% sự phát triển đường kính tản nấm sau 10 ngày nuôi cấy, ức chế 79,63% sự hình thành sinh khối sợi nấm sau 7 ngày nuôi cấy. Ở điều kiện in vivo, sự nảy mầm của hạt giống ngô sau 30 ngày được tạo màng bao sinh học bằng dịch chiết vi khuẩn P. putida nồng độ 18% đạt 97,91%, tỉ lệ hạt nhiễm nấm mốc giảm còn 20% so với 72% ở mẫu đối chứng

    Thí nghiệm công nghệ sinh học. t.I, Thí nghiệm hoá sinh học

    No full text
    183 tr. : minh hoạ ; 27 cm

    Thí nghiệm công nghệ sinh học. t.I, Thí nghiệm hoá sinh học

    No full text
    183 tr. : minh hoạ ; 27 cm

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thì việc xây dựng các nghĩa trang nhân dân là một vấn đề cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chôn cất, mai táng của người dân. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất nghĩa trang hiện nay đang còn nhiều bất cập, với nhiều nguyên nhân như do lịch sử quá trình hình thành và phân bố các khu vực nghĩa trang được để lại từ nhiều đời trước; việc quản lý, sử dụng quỹ đất lỏng lẻo, không có quy định; nhận thức của chính quyền và người dân về ô nhiễm môi trường chưa đầy đủ. Kết quả nghiên cứu của bài báo này nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa  trên địa bàn thành phố Đông Hà, đóng góp vào nỗ lực chung trong việc đặt ra các quy định về quản lý, sử dụng hệ thống nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng, bảo đảm tiết kiệm đất, kinh phí xây dựng và hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường, nguồn nước, các yêu cầu về cảnh quan và thuận tiện cho công tác quản lý, sử dụng đất sau này
    corecore