23 research outputs found

    PHÂN LẬP VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG MỘT SỐ NGUỒN BỆNH NẤM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CỦA CHÚNG IN VITRO VÀ IN VIVO

    Get PDF
    Hiện nay, có khoảng hơn 80.000 loài nấm được biết có khả năng gây bệnh cho cây trồng, trong đó F.oxysporum, F.solani, Phytophthora sp là những loài gây thiệt hại lớn nhất , chúng có thể phá hủy toàn bộ vụ thu hoạch của các cây trồng quan trọng như: tiêu, cà phê, cà chua... Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học để phòng chống dịch hại, sử dụng khả năng đối kháng của một số loại nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn để trừ bệnh hại cây trồng. Trong nghiên cứu này, 37 chủng vi khuẩn và 10 chủng xạ khuẩn được phân lập từ đất và rễ tiêu bị bệnh ở Quảng Trị và được đánh giá hoạt tính ức chế sinh trưởng một số nguồn bệnh nấm thực vật bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả nhận được cho thấy 31 chủng vi khuẩn và 5 chủng xạ khuẩn phân lập đối kháng nấm F.oxysporum, tất cả 37 chủng vi khuẩn và 2 chủng xạ khuẩn ức chế sinh trưởng của F.sonali, 10 chủng vi khuẩn và 6 chủng xạ khuẩn đối kháng với Phytophthora sp. Đã định danh 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng xạ khuẩn phân lập có hoạt tính đối kháng cao nhất bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA hoặc bằng KIT API gồm: Paenibacillus sp; Paenibacillus xylanilyticus; Bacillus subtilis; Burkholderia cepacia; Pseudomonas luteola; Streptomyces diastatochromogenes; Streptomyces antimycoticus. Đã tiến hành xác định hoạt tính đối kháng F.oxysporum in vivo trong điều kiện phòng thí nghiệm trên mô hình cây cà chua của một số chủng tuyển chọn. Kết quả nhận được cho thấy các chủng tuyển chọn không những có khả năng ức chế sinh trưởng của F.oxysporum, mà còn kích thích sinh trưởng của cây cà chua trong điều kiện phòng thí nghiệm

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ CHÙM NGÂY ĐẾN CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ TRONG VỤ XUÂN 2019

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.  Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.Từ khóa: phân bón lá, chùm ngây (Moringa oleifera), xà lách, cải xanh, mồng tơi lá to 33

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHITOSAN OLIGOSACCHARIDE LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC GIỐNG LẠC L14

    No full text
    Chitosan oligosaccharid (COS) có tác dụng kích thích sinh trưởng của lạc, tăng khả năng hình thành nốt sần, kích thích sự ra hoa và tăng năng suất của lạc, đặc biệt ở nồng độ COS 100-150 ppm. Số lượng và trọng lượng nốt sần của lạc tăng đạt cao nhất (146,5 nốt sần/cây và 1,19g/cây) ở nồng độ COS 100-150 ppm. Đặc tính ra hoa của lạc (thời gian ra hoa, số lượng hoa...) cũng có sự thay đổi ở các lô có xử lý COS. Các yếu tố cấu thành năng suất của lạc tăng ở nồng độ COS 100-200 ppm. Ở giai đoạn thu hoạch, các lô có xử lý COS đều có hàm lượng chất khô cao hơn so với đối chứng và COS có nồng độ 100-150 ppm có hiệu quả nhất đối với khả năng tích lũy chất khô của cây lạc với hàm lượng 26,18-27,06%. Năng suất đạt cao nhất là 32,82 tạ/ha khi xử lý COS nồng độ 100 ppm, tăng 20,70%
    corecore