15 research outputs found

    Nghiên cứu phức hợp của curcumin với hydroxypropyl-β-cyclodextrin có sinh khả dụng cao

    Get PDF
    Hoạt tính sinh học của curcumin trong nghệ rất được quan tâm bởi giá trị hữu ích của nó trong thực phẩm, mỹ phẩm cũng như trong điều trị bệnh ở người. Tuy nhiên, tiềm năng sinh học của curcumin vẫn chưa được khai thác hết do độ hòa tan thấp, dẫn đến sự hấp thu kém, chuyển hóa và đào thải nhanh khỏi cơ thể. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần cải thiện sinh khả dụng của curcuminoid thông qua cải thiện độ hòa tan bằng cách tạo phức hợp curcuminoid với tinh dầu nghệ và hydroxylpropyl-beta-cyclodextrin (HP-β-CD), một chất được cho là làm tăng độ hòa tan và ổn định dược phẩm. Thành phần hóa học chính của tinh dầu nghệ và curcuminoid được ly trích từ bột nghệ tương ứng là ar-turmerone (40,8%) và curcumin (76,4%). Kết quả phân tích bằng quang phổ hồng ngoại chuyển đổi (FTIR) cho thấy curcumin kết hợp với polymer trong phức hợp curcumin - HP-β-CD và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu. Độ hòa tan của curcumin trong phức hợp curcumin - HP-β-CD và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu trong nước lần lượt cao gấp 159 và 229 so với curcumin thô trong nước. Chuột được cho uống phức hợp curcumin - HP-β-CD có nồng độ curcumin trong máu cao khoảng 5 lần so với chuột được uống curcumin thô và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu ở thời điểm 8 h sau khi uống

    Vật lí phân tử và nhiệt học

    No full text
    216 tr. ; 24 c

    Nghiên cứu tương tác của vorinostat với enzyme HDAC8 (1T67) bằng Autodock

    Get PDF
    Vorinostat là thuốc có khả năng ức chế enzyme HDAC, được FDA Hoa Kỳ phê duyệt năm 2006 điều trị u lympho tế bào T ở da. Trong số 18 loại enzyme HDAC, vorinostat ức chế mạnh hoạt động của enzyme HDAC1, HDAC2, HDAC3 và HDAC6. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tài liệu công bố về khả năng ức chế của vorinostat về HDAC8 (1T67). Trong nghiên cứu này, các tương tác của vorinostat với enzyme HDAC8 (1T67) được thực hiện và mô tả bằng việc docking vorinostat vào vùng hoạt động của enzyme HDAC8 thông qua Autodock. HDAC8 là HDAC loại I được coi là mục tiêu điều trị trong các bệnh khác nhau bao gồm: ung thư, nhiễm ký sinh trùng và hội chứng Cornelia de Lange. Trong các tế bào khối u vú xâm lấn, HDAC8 là một trong ba thành viên nhóm các HDAC được điều hòa và điều trị xâm lấn. Phân tích kết quả docking cho thấy vorinostat tương tác mạnh với ion Zn+2, Gly151, Gly304, Asp178, Tyr306, Phe207, Met274 và các amino acid khác. Do đó, kết quả là tiền đề giúp thiết kế các chất ức chế chọn lọc HDAC8 mới

    Ảnh hưởng của chất chiết lựu và riềng lên một số chỉ tiêu miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự ảnh hưởng của bổ sung chất chiết riềng (Alpinia officinarum) và lựu (Punica granatum) vào thức ăn lên hệ miễn dịch của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần gồm đối chứng, bổ sung 1% và 2% chất chiết lựu/kg thức ăn, bổ sung 1% và 2% chất chiết riềng/kg thức ăn. Mẫu máu cá được thu sau 2 và 4 tuần sau khi cho ăn thức ăn có bổ sung có chứa chất chiết lựu và riềng. Mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính của nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng đều gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó nghiệm thức bổ sung 2% riềng tăng cao nhất. Hoạt tính đại thực bào và lysozyme ở nghiệm thức bổ sung chất chiết lựu và riềng cũng gia tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu huyết học, hoạt tính bổ thể và lysozyme ở các nghiệm thức bổ sung thức ăn sau 4 tuần không gia tăng cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với sau 2 tuần cho ăn

    Hoạt tính kháng khuẩn của một số chất chiết thảo dược kháng Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi gây bệnh ở tôm biển

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết thảo dược trên vi khuẩn gây bệnh tôm - Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi. Hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của các chất chiết xuất với vi khuẩn gây bệnh được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và phương pháp pha loãng đa nồng độ. Kết quả ghi nhận: (i) chất chiết diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria), lựu (Punica granatum) và trà xanh (Camellia sinensis) có khả năng ức chế đồng thời V. parahaemolyticus và V. harveyi; (ii) chất chiết hồng ri (Cleome spinosa) và hoa ngũ sắc (Agerantun conyzoides) chỉ có hoạt tính kháng khuẩn V. harveyi. Bên cạnh đó, chất chiết tra (Thespesia populnea), tía tô (Perilla frutescens), cỏ lào (Chromlacna odorata), đu đủ (Carica papaya) và chùm ngây (Moringa oleifera) không có hoạt tính kháng V. parahaemolyticus. (iii) Chất chiết diệp hạ châu thân đỏ được xác định có chứa alkaloids, flavonoids, steroid và triterpenoids, đường khử, tanins và sesquiterpene lactones. Trong đó, hàm lượng polyphenols tổng là 28,6±0,9 mg GAE/g và flavonoids tổng là 341±2,4 mg QE/g
    corecore