80 research outputs found

    Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng thiết bị điện gia dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng - Một nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố và xem xét tác động của các yếu tố này đến ý định mua thiết bị Điện Gia Dụng (ĐGD) tốt cho sức khỏe người tiêu dùng thông qua vai trò trung gian của Thái độ. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 329 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả từ mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (SEM) bằng cách sử dụng chương trình Amos 20 chỉ ra rằng Mối quan tâm sức khỏe, Mối quan tâm môi trường, Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi và Niềm tin có tác động trực tiếp đến Ý định mua thiết bị ĐGD tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Kết quả từ phương pháp Process Macro được thực hiện trong phần mềm SPSS 25 cũng đã xác định vai trò trung gian của Thái độ của người tiêu dùng trong mối quan hệ từ Mối quan tâm sức khỏe và Mối quan tâm môi trường đến Ý định mua thiết bị ĐGD tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Cuối cùng, một vài hàm ý về việc đề cao thái độ tích cực, gia tăng niềm tin, nâng tầm mối quan tâm của người tiêu dùng về sức khỏe và môi trường sẽ giúp cho các nhà sản xuất kinh doanh thiết bị điện gia dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng trong việc phát triển các chiến lược hướng tới khách hàng mục tiêu

    VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHƯƠNG TRÌNH CẤU TRÚC TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Năng lực cạnh tranh điểm đến là phạm trù đa diện được cấu thành bởi tổ hợp các yếu tố gồm điều kiện tài nguyên, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ chế chính sách quản lý điểm đến du lịch... Sử dụng số liệu điều tra với 696 chuyên gia gồm các nhà quản lý và doanh nghiệp, và mô hình phương trình cấu trúc, nghiên cứu này đã xác định 7 nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Kết quả cho thấy các nhân tố: hoạt động quản lý điểm đến, đảm bảo an ninh an toàn và các tài nguyên du lịch tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế. Các nhân tố giá cả, tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch không giải thích một cách có ý nghĩa đối với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Do vậy, các nỗ lực cải thiện hoạt động quản lý điểm đến theo hướng định vị và củng cố thương hiệu điểm đến dựa trên các lợi thế tài nguyên, khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ du lịch và các dịch vụ bổ sung sẽ là giải pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, điểm đến du lịch, tài nguyên du lịch, quản lý điểm đến, mô hình phương trình cấu trúc Abstract: Tourist destination competitiveness is a multidimensional concept consisting of many factors such as tourism resources, tourism infrastructure, management strategies, etc. Using survey data with 696 tourism experts, government officers, and practitioners, and applying structural equation modeling, this study identifies 7 factors of Thua Thien Hue tourism destination competitiveness. The results indicate that three factors: management activities, safety and security, and tourism natural resources have statistically significant influence on the competitiveness. The other factors including cultural tourism, tourism services, and its price level are not statistically significant. This indicates that the efforts of Thua Thien Hue tourism management should aim at destination positioning and branding based on the province’s tourism comparative advantages and differentiating tourism products and value-added services. These are the strategic solutions to enhance Thua Thien Hue tourist destination competitiveness.Keywords: competitiveness, tourist destination, tourism resources, destination management, structural equation modeling

    THIẾT KẾ CẤU TRÚC NHẰM TĂNG CƯỜNG BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA PEROXIDASE Ở CÂY DỪA CẠN (CATHARANTHUS ROSEUS (L.) G. Don) CHUYỂN GEN

    Get PDF
    Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) là loài cây dược liệu qu. có khả năng sản xuất alkaloid có giá trị dược liệu cao, trong đó vinblastine và vincristine có tác dụng điều trị ung thư máu, tuy nhiên hàm lượng vinblastine và vincristine trong cây dừa cạn rất thấp. Peroxidase là enzyme chìa khóa trong con đường sinh tổng hợp các terpenoid alkaloid indole (TIA) ở cây dừa cạn, có chức năng xúc tác trong phản ứng tạo tiền chất cho sự tổng hợp vinblastine và vincristine. Nghiên cứu biểu hiện mạnh gen mã hóa peroxidase (CrPrx) để tăng cường hoạt động của peroxidase nhằm cải thiện hàm lượng vinblastine và vincristine trong cây dừa cạn được chúng tôi quan tâm. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả thiết kế vector chuyển gen chứa cấu trúc mang gen CrPrx phân lập từ cây dừa cạn. Vector chuyển gen pBI121-CrPrx được thiết kế từ kỹ thuật thu nhận gen CrPrx từ vector tái tổ hợp pBT-CrPrx, tạo vector tái tổ hợp pRTRA7/3-CrPrx, thu nhận cấu trúc CrPrxcmyc- KDEL, ghép nối tạo vector chuyển gen pBI121-CrPrx. Vector chuyển gen pBI121-CrPrx được dòng hóa trong A. tumefaciens và lây nhiễm vào dừa cạn qua nách lá mầm. Trong 666 mẫu biến nạp có 197 mẫu tạo chồi, 65 mẫu có chồi kéo dài trên môi trường chọn lọc bằng kháng sinh kanamycin, thu được 15 cây T0 phát triển trên giá thể và 7 cây dừa cạn chuyển gen ở thế hệ T0 cho kết quả PCR nhân bản đoạn promoter 35S. Kết quả thiết kế cấu trúc mang gen chuyển hoàn chỉnh (cassette) và tăng cường biểu hiện gen mã hóa enzyme chìa khóa sẽ quyết định sự thành công của kỹ thuật tạo cây dừa cạn biến đổi gen có hàm lượng alkaloid cao

    Tổng quan: Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng nấm men chịu nhiệt trong lên men rượu vang trái giác

    Get PDF
    Trái giác (Cayratia trifolia) đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxy hóa, giảm sự tăng trưởng của khối u. Ở Việt Nam, trái giác là một loại trái mọc hoang dại, phổ biến với người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên các nghiên cứu về nó còn hạn chế. Bài viết nhằm cung cấp những kết quả về phân lập nấm men trong tự nhiên, tuyển chọn những chủng nấm men có khả năng chịu nhiệt để ứng dụng vào quá trình lên men rượu vang đáp ứng với điều kiện ấm dần lên của trái đất hiện nay. Từ trái giác trong tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, có 151 chủng nấm men đã được phân lập thuộc bốn giống Saccharomyces, Hanseniaspora, Pichia, và Candida, trong đó có đến 64/151 chủng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 37ºC và chịu được độ cồn đến 9-12% v/v. Rượu vang trái giác lên men từ các chủng nấm men chịu nhiệt được tuyển chọn cho giá trị cảm quan tốt cũng như có sự hiện diện của thành phần polyphenol khá cao góp phần tạo nên đặc tính kháng oxy hóa của sản phẩm

    Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện  quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ  1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết

    ĐÁNH GIÁ LẠI TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT ĐIỆN, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

    No full text
    Nghiên cứu sử dụng chỉ số năng lực sinh thái để phân tích phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-2019. Trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt với kỹ thuật ước lượng tự hồi quy phân phối trễ, các kết luận trong nghiên cứu cho thấy (i) Tăng sản lượng điện và cải thiện thu nhập bình quân đầu người sẽ ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn, nhưng ảnh hưởng tích cực trong dài hạn đến phát triển bền vững; (ii) Tỉ lệ đô thị hóa có tương quan thuận chiều với năng lực sinh thái cả trong ngắn hạn và dài hạn; và (iii) Kết quả kiểm định nhân quả cho thấy chỉ có đô thị hóa là có tác động một chiều đến năng lực sinh thái. Những phát hiện của nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ tăng cường niềm tin cho Chính phủ và các cơ quan quản lý trong quá trình kiên định theo đuổi các chiến lược phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam
    corecore