8 research outputs found

    Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện  quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ  1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết

    Tác động của các biến số vĩ mô đến dấu chân sinh thái ở các nước ASEAN: thực nghiệm bằng phương pháp hồi quy không gian

    No full text
    Tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, toàn cầu hóa đến dấu chân sinh thái ít được quan tâm ở các nước đang phát triển. Do vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá tác động lan tỏa theo không gian cho 10 nước Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2016. Bằng việc áp dụng ba mô hình hồi quy không gian, kết quả thực nghiệm của nghiên cứu khẳng định được ba điểm mới. Thứ nhất, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến dấu chân sinh thái là không rõ ràng. Thứ hai, tồn tại tác động lan tỏa dương từ tăng trưởng kinh tế đến dấu chân sinh thái ở cả nước sở tại và các quốc gia láng giềng. Thứ ba, toàn cầu hóa có lan tỏa âm đến dấu chân sinh thái. Kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng trong hoạch định các chính sách kinh tế chung của cả khu vực và củng cố niềm tin cho các chính phủ trong việc thúc đẩy các giải pháp duy trì sự cân bằng sinh thái

    Đánh giá và ứng dụng dịch thủy phân bã men bia trong sản xuất acid lactic sử dụng Lactobacillus casei

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích một số thành phần chính và đánh giá hiệu quả của dịch thủy phân bã men bia như một nguồn nitơ có giá trị kinh tế hơn để thay thế chiết xuất nấm men thương mại trong môi trường lên men lactic. Kết quả phân tích thành phần cơ bản trong dịch thủy phân từ bã men bia với hàm lượng protein 74,45% (tính theo vật chất khô) nhưng carbohydrate và chất béo không được phát hiện. Hàm lượng polyphenol tổng hiện diện trong dịch thủy phân nấm men là 0,32 mg GAE/mL và khả năng kháng oxy hóa ở nồng độ 100 μL/mL có khả năng khử 34,51% gốc tự do của 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH). Nguồn đạm của môi trường De Man, Rogosa và Sharpe (MRS) được thay thế bằng 10% (v/v) dịch thủy phân cho thấy khả năng làm tăng mật số vi khuẩn lactic đạt 8,09 CFU/mL và khác biệt không có ý nghĩa so với môi trường MRS thương mại. Hàm lượng acid lactic sinh ra đạt 66,52% so với lượng acid sinh ra từ môi trường MRS. Nghiên cứu bước đầu cho thấy dịch thủy phân từ men bia có tiềm năng ứng dụng như nguồn đạm bổ sung trong các quá trình lên men vi sinh vật
    corecore