10 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Đối với tỉnh Quảng Bình, cây cao su được xem là cây đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người trồng cao su. Cơ cấu giống có 12 giống, trong đó RRIM 600 có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất > 30%. Quy mô và chất lượng vườn cây được đánh giá qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 thì chất lượng vườn cây cao su được đánh tương đối tốt so với 3 giai đoạn trước đó. Đa số nông hộ trồng cao su giai đoạn KTCB đều trồng xen các loại cây ngắn ngày (Dưa hấu, Ngô, Lạc, ...) nhưng 100% nông hộ không bón chất giữ ẩm. Từ 96,67-100% nông hộ ở hai huyện bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới và trên 90% số nông hộ bón phân NPK thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá chiếm tỷ lệ cao cả ở 2 huyện (26,67-50,00%). Với cây cao su giai đoạn KTCB thì trồng xen là mô hình giúp cho nông hộ trồng cao su tăng thêm thu nhập và cây cao su đã khẳng định được giá trị kinh tế và đưa lại lợi nhuận cao cho người trồng cao su ở Quảng Bình.Từ khoá: Cao su, hiệu quả kinh tế, giống, phân chuồng hoai, trồng xen

    Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hòa tách bùn thải có chứa đồng của quá trình sản xuất bản mạch điện tử

    Get PDF
    Copper recovery from waste mud of printed circuit boards (PCBs) via a three steps (leaching, filtration and electrowinning) process was studied. The copper mud was leached by the sulphuric acid leachant to form a concentrated copper ion solution for electrolysis. X-Ray diffraction, EDX, UV-Vis spectrophotometer, and ICP-MS analyses were done to characterize the structure and the ingredient of the solid samples and also determine the concentration of the liquid samples. The influences of the leaching solution content, concentration, time, temperature, ratio of solid and liquid phase, stirring speed and size of waste mud on the efficiency of waste mud leaching by sulfuric acid media were studied. The copper leaching was optimized done in the 1 M sulphuric acid solutions at room temperature for one hour. The solid/liquid phase ratio is 14 %, the copper mud grain size is 0.1 mm and the stirring speed is 600 rpm. The obtained results from this study are planning in the actual deployment of the Hanoi Urban Environment One Member Limited Company in Viet Nam. Keywords. Copper muds, leaching, PCBs fabrication

    Khảo sát đặc tính đối kháng của Bacillus licheniformis (B1) đối với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh teo gan tụy cấp tính trên tôm (AHPND) trong điều kiện thí nghiệm

    Get PDF
    Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm EMS (early mortality syndrome) được phát hiện là bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ravà gây thiệt hại lớn đối với mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis (B1) được phân lập từ ruột cá Đối (Mugil cephalus) trong tự nhiên có khả năng đối kháng tốt với vi khuẩn V. parahaemolytics với vòng kháng khuẩn 15 mm trong thời gian 24 giờ. Ngoài ra, khả năng kháng V. parahaemolytics được thử nghiệm bằng phương pháp đồng nuôi cấy (co- culture) cho thấy chủng B1 (nồng độ 105 CFU/mL, 106 CFU/mL, 107 CFU/mL) có khả năng ức chế hoàn toàn V. parahaemolytics (104, 105, 106, 107 CFU/mL) sau thời gian chín giờ và đặc tính này ổn định trong 24 giờ khảo sát

    CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ TRONG KINH THÀNH HUẾ

    No full text
    Kênh Ngự Hà và 8 hồ trong Kinh thành Huế được lựa chọn để lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng nước: nhiệt độ, pH, SS, EC, DO, COD, amoni, NO3-, NO2-, PO43-, TN, TP, chlorophyll- a và tổng coliform trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011. Các kết quả cho thấy, các nguồn nước khảo sát đều bị ô nhiễm hữu cơ: COD trung bình theo thời gian (tháng) là 23 - 31 mg/L, theo không gian (hồ-kênh) là 18 - 38 mg/L và không đạt loại B1 theo QCVN08:2008/BTNMT. Về mức ô nhiễm hữu cơ, có thể chia các hồ-kênh thành 2 nhóm - nhóm 1 gồm các hồ Đoài (Đ), Tiền Bảo (TB), Tịnh Tâm (TT), Kim Thủy ngoài (KTN), Xã Tắc (XT), Thành Hoàng (TH) có cùng mức ô nhiễm (p > 0,05) và nhóm 2 gồm hồ Cây Mưng (CM), Tân Miếu (TM), kênh Ngự Hà (NH) có cùng mức ô nhiễm, nhưng cao hơn so với các hồ nhóm 1 (p < 0,05). Các hồ-kênh bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng: nồng độ N-NO2- khoảng 0,01 - 0,21 mg/L và không thỏa mãn loại B2; nồng độ N-amoni khoảng 0,02 - 3,86 mg/L và đa số không thỏa mãn loại B1; nồng độ P-PO43- khoảng 0,03 - 2,21 mg/L, TN và TP tương ứng khoảng 0,55 - 4,86 mg/L và 0,04 ¸ 2,97 mg/L. Về mức ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, có thể chia thành 3 nhóm hồ-kênh với mức ô nhiễm TN tăng dần (p < 0,05) theo thứ tự: nhóm 1 (hồ Đ, TB, TT, TM, XT, TH), nhóm 2 (hồ KTN và kênh NH – vị trí NH1) và nhóm 3 (hồ CM và kênh NH – vị trí NH2). Hầu hết các hồ-kênh khảo sát đều ở mức siêu phú dưỡng khi đánh giá qua Chỉ số dinh dưỡng Carlson (TSI) và chỉ số dinh dưỡng Wollenweider (TRIX). Vào đầu mùa khô (tháng 3, 4), đối với đa số các hồ-kênh, P là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng, nhưng vào giữa và gần cuối mùa khô (tháng 5, 6, 7), N lại là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng. Giữa TSI và TRIX có tương quan tuyến tính với hệ số tương quan R = 0,63 (p < 0,05)
    corecore