139 research outputs found

    Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung chitosan lên một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu bổ sung chitosan vào thức ăn cá tra nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của chitosan lên một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu của cá tra. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (0, 1, 5, 10 g/kg thức ăn), ba lần lặp lại. Tiến hành thu mẫu sau 2 và 4 tuần cho cá ăn thức ăn có bổ sung chitosan. Sau đó, tiến hành cảm nhiễm cá thí nghiệm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Hiệu quả của chitosan tác động lên đáp ứng miễn dịch của cá được đánh giá thông qua: (i) các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch bao gồm mật độ tế bào hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, lympho và tiểu cầu; hoạt tính của lysozyme trong huyết thanh cá; (ii) tỉ lệ chết của cá sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu huyết học hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức được bổ sung chitosan tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng ở các lần thu mẫu. Sau khi cảm nhiễm với E. ictaluri, tỉ lệ chết của cá ở các nghiệm thức có bổ sung chitosan thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (60%), nghiệm thức bổ sung 1 g chitosan/kg thức ăn có tỉ lệ chết thấp nhất (40%). Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung chitosan ở mức 1 g/kg thức ăn làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch cá tra và tăng khả năng kháng vi khuẩn ở cá

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Đối với tỉnh Quảng Bình, cây cao su được xem là cây đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người trồng cao su. Cơ cấu giống có 12 giống, trong đó RRIM 600 có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất > 30%. Quy mô và chất lượng vườn cây được đánh giá qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 thì chất lượng vườn cây cao su được đánh tương đối tốt so với 3 giai đoạn trước đó. Đa số nông hộ trồng cao su giai đoạn KTCB đều trồng xen các loại cây ngắn ngày (Dưa hấu, Ngô, Lạc, ...) nhưng 100% nông hộ không bón chất giữ ẩm. Từ 96,67-100% nông hộ ở hai huyện bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới và trên 90% số nông hộ bón phân NPK thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá chiếm tỷ lệ cao cả ở 2 huyện (26,67-50,00%). Với cây cao su giai đoạn KTCB thì trồng xen là mô hình giúp cho nông hộ trồng cao su tăng thêm thu nhập và cây cao su đã khẳng định được giá trị kinh tế và đưa lại lợi nhuận cao cho người trồng cao su ở Quảng Bình.Từ khoá: Cao su, hiệu quả kinh tế, giống, phân chuồng hoai, trồng xen

    Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hòa tách bùn thải có chứa đồng của quá trình sản xuất bản mạch điện tử

    Get PDF
    Copper recovery from waste mud of printed circuit boards (PCBs) via a three steps (leaching, filtration and electrowinning) process was studied. The copper mud was leached by the sulphuric acid leachant to form a concentrated copper ion solution for electrolysis. X-Ray diffraction, EDX, UV-Vis spectrophotometer, and ICP-MS analyses were done to characterize the structure and the ingredient of the solid samples and also determine the concentration of the liquid samples. The influences of the leaching solution content, concentration, time, temperature, ratio of solid and liquid phase, stirring speed and size of waste mud on the efficiency of waste mud leaching by sulfuric acid media were studied. The copper leaching was optimized done in the 1 M sulphuric acid solutions at room temperature for one hour. The solid/liquid phase ratio is 14 %, the copper mud grain size is 0.1 mm and the stirring speed is 600 rpm. The obtained results from this study are planning in the actual deployment of the Hanoi Urban Environment One Member Limited Company in Viet Nam. Keywords. Copper muds, leaching, PCBs fabrication

    Đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy saponin của rễ bất định và rễ tơ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

    Get PDF
    In this study, adventitious and hairy roots of Vietnamese ginseng were used to assess the ability of growth and saponin accumulation. Adventitious roots were derived from leaf samples in vitro (1.0 x 1.0 cm of size) cultured on SH medium supplemented with 5.0 mg.l-1 IBA, 30 g.l-1 sucrose, 8 g.l-1 agar, pH 5.8, and subcultured on the same medium for multiplication. Hairy roots were derived from callus infected with Agrobacterium rhizogenes strain ATCC 15834, then these roots were cultured on plant growth regulators-free SH medium supplemented with 50 g.l-1 sucrose, 8 g.l-1 agar, pH 5.8. During the early culture of two months, the results showed that the growth rate of hairy roots was lower than that of adventitious roots. However, in the later period of culture, the growth rate of hairy roots was higher than that of adventitious roots. After 5 months of culture, the growth rate of hairy roots was 20.87 times and they kept growing as well as branching, while the growth rate of adventitious roots was only 13.52 times and they did not grow further after three months of culture. Analytical results showed that the total saponins of total dry matter of hairy roots (0.101 mg) were higher than that of adventitious roots (0.0681 mg). The main ginsenoside of hairy roots (MR2) was also higher than that of adventitious roots 3.03 fold. In addition, the hairy roots grew on plant growth regulators-free medium while adventitious roots grew on medium supplemented with auxin. Therefore, hairy roots proved to be suitable source material for Vietnamese ginseng root biomass production in the bioreactor systems.Trong nghiên cứu này, rễ bất định sâm Ngọc Linh (có nguồn gốc từ nuôi cấy mẫu lá in vitro trên môi trường thạch có bổ sung 5 mg/l IBA) và rễ tơ chuyển gen (được hình thành bằng cách lây nhiễm mẫu mô sẹo in vitro với vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes chủng ATCC 15834) được sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy saponin. Kết quả cho thấy, trong thời gian đầu nuôi cấy (2 tháng) tốc độ tăng sinh của rễ tơ sâm Ngọc Linh thấp hơn so với rễ bất định. Tuy nhiên, ở các khoảng thời gian nuôi cấy tiếp theo, tốc độ tăng sinh của rễ tơ lại cao hơn rễ bất định. Sau 5 tháng nuôi cấy, tỷ lệ tăng sinh của rễ tơ là 20,87 lần và rễ tơ vẫn còn tiếp tục sinh trưởng; trong khi tỷ lệ tăng sinh của rễ bất định là 13,52 lần và hầu như đã ngừng tăng sinh từ sau tháng thứ 3. Kết quả phân tích hàm lượng saponin cho thấy, hàm lượng saponin tổng thu được trên toàn bộ chất khô (thu được từ nuôi cấy 10 mg khối lượng tươi sau 5 tháng) của rễ tơ (0,1010 mg) cao hơn rễ bất định (0,0681 mg). Ngoài ra, rễ tơ sinh trưởng ở môi trường không bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thực vật. Vì vậy, rễ tơ là nguồn vật liệu thích hợp cho nuôi cấy sinh khối rễ sâm Ngọc Linh trong các hệ thống bioreactor

    Xác định nguồn gen kháng rầy nâu ở một số giống lúa bằng chỉ thị phân tử

    Get PDF
    Brown plant hopper (Nilaparvata lugens Stal.) is the one of dangerous pests for rice that were reported in most of rice growing countries. Twenty seven BPH resistance genes have been detected in cultivated and wild rice. However, each resistance gene is able to resist with only strain or certain biotype. Besides, many studies indicated that the toxicity of BPH strains tend to change and loss the resistance of rice lines. The breeding of rice varieties that resist to many BPH biotypes is being the breeders towards. With helping of the development of molecular markers and genetic engineering, the breeders are hopping to identify the molecular markers that linked tightly with BPH resistance genes and develop the rice varieties can gather many resistance genes in a well genomic platform. In this study, we assessed the resistance of rice lines of Vietnam and imported rice lines. The resistance was ditermined by using assessement method in the galvanized box and molecular markers linkage with resistance genes (Bph1, bph2, Bph3, Bph9 and Bph17). The results showed that there was a high affinity between the two methods with 70.59% and 86.27% of lines that have the resistance (respectively). Among of 51 surveyed rice lines, 44 lines (86.27%) were determined to have at least one marker linkage with resistance genes. 19 lines (37.25%) harbored two or three markers linkage with resistance genes. These lines will be a good genetic resource for screening and breeding the resistant rice varieties.Rầy nâu Nilaparvata lugens, là một trong các loại sâu hại nguy hiểm đối với cây lúa đã được ghi nhận tại hầu hết các nước có trồng lúa. Cho đến nay đã xác định được 27 gen kháng rầy nâu ở các giống lúa trồng và lúa hoang dại. Tuy nhiên, mỗi gen kháng chỉ có khả năng kháng với những chủng hoặc biotype rầy nâu nhất định. Việc chọn tạo các giống lúa có khả năng kháng với nhiều biotype rầy nâu đang được các nhà chọn tạo giống hướng đến. Với sự phát triển của chỉ thị phân tử và các kỹ thuật di truyền, các nhà chọn giống đã có thể xác định được các chỉ thị liên kết chặt với các gen kháng rầy nâu, từ đó chọn tạo được giống lúa có thể quy tụ nhiều gen kháng trên một nền di truyền ưu việt nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng kháng rầy nâu của một số dòng giống lúa của Việt Nam và nhập nội bằng phương pháp đánh giá nhân tạo của IRRI và bằng chỉ thị phân tử SSR và STS liên kết với gen kháng rầy nâu Bph1, bph2, Bph3, Bph9, Bph17. Kết quả đánh giá cho thấy có sự tương đồng cao giữa hai phương pháp, trong số 51 dòng/giống lúa khảo sát có 70,59% và 86,27% (đánh giá theo từng phương pháp) dòng có khả năng kháng, 37,25% số dòng mang từ hai đến ba chỉ thị liên kết với gen kháng. Đây là nguồn nguyên liệu tốt cho các nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy

    NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN CELLULOSE TÁCH TỪ RƠM RẠ THÀNH ĐƯỜNG TAN CỦA NÂM MỐC ASPERGILLUS TERRIUS ĐỂ SẢN XUẤT ETHANOL - NHIÊN LIỆU SINH HỌC

    Get PDF
    SUMMARY OPTIMIZATION OF THE CELLULOSE (FROM RICE STUBBLE/STRAW) HYDROLYSIS INTO GLUCOSE USING FUNGI ASPERGILLUS TERRIUS IN ETHANOL-BIOFUEL PRODUCTION The cellulose hydrolysis into glucose using Aspergillus terrius AF67 in ethanol-biofuel production was studied. By using the design of experiments with main factors (the concentrations of cellulose and enzyme) a regression equation was found. Based on this equation, the influent evaluation of two above factors on hydrolysis yield was implemented and with some supplementary experiments, the maximal yield was found:  ymax = 15.876 mg/ml. Keywords. Aspergillus terrius AF6

    NGHIÊN CỨU TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GENE eltA CỦA E. COLI GÂY TIÊU CHẢY Ở LỢN

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tạo dòng và biểu hiện thành công gene eltA mã hóa cho tiểu đơn vị A độc tố LT của vi khuẩn E. coli trong tế bào khả biến E. coli BL21 (DE3). Đoạn gene eltA phân lập từ ADN tổng số của E. coli thu được từ mẫu phân lợn tiêu chảy có kích thước 798 bp, tương đồng 99 %  với trình tự gene được công bố trên ngân hàng Gene (mã số: K01995.1), trong đó phần gene mã hóa cho tiểu đơn vị A của độc tố LT (LT-A) có kích thước 777 bp, mã hóa chuỗi polypeptide dài 258 amino aicd, tương đồng 98 % với chuỗi polypeptide được công bố trên GenBank (mã số: AAA24685.1). Phân tích điện di SDS cho thấy protein dung hợp 6xHis-LT-A có khối lượng phân tử khoảng 30 kDa.Từ khóa: eltA, LT, độc tố không chịu  nhiệt, E. col

    Khảo sát đặc tính đối kháng của Bacillus licheniformis (B1) đối với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh teo gan tụy cấp tính trên tôm (AHPND) trong điều kiện thí nghiệm

    Get PDF
    Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm EMS (early mortality syndrome) được phát hiện là bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ravà gây thiệt hại lớn đối với mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis (B1) được phân lập từ ruột cá Đối (Mugil cephalus) trong tự nhiên có khả năng đối kháng tốt với vi khuẩn V. parahaemolytics với vòng kháng khuẩn 15 mm trong thời gian 24 giờ. Ngoài ra, khả năng kháng V. parahaemolytics được thử nghiệm bằng phương pháp đồng nuôi cấy (co- culture) cho thấy chủng B1 (nồng độ 105 CFU/mL, 106 CFU/mL, 107 CFU/mL) có khả năng ức chế hoàn toàn V. parahaemolytics (104, 105, 106, 107 CFU/mL) sau thời gian chín giờ và đặc tính này ổn định trong 24 giờ khảo sát

    Tác động của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh

    Get PDF
    Nano Silver has been proven to be effectively applied in the field of biotechnology. In the area of ​​plant biotechnology, nanoparticles have positive and negative effect on the growth of plants. The impact of nanoparticles on plant depends on the composition, content, size, chemical and physical propreties of nanoparticles as well as the plant species. The impact of silver nanoparticles on the problem of infection during culturing, the growth of plants in microponic systems and acclimatization of the plant in greenhouse were studied. In this work, the microponic medium supplemented with of 7.5 ppm silver nanoparticles showed the highest growth rate of Chrysanthemum after 2 weeks in culture. Results of qualitative and quantitative microbial content in microponic culture medium by 4 testing methods including Bergey's Manual of Determinative Bacteriology, ISO 16266, ISO 21527-1 for bacteria and NHS-F15 for fulgi also showed that concentration of 7.5 ppm nanoparticles reduces the microbial content of the 8 species of bacteria (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Bacillus sp. and Micrococcus sp.) and three species of fungi (Aspergillus sp., Fusarium sp. and Alterneria sp.). The growth of Chrysanthemum plant in a concentration of nanoparticles is better than the other levels after 4 weeks in the greenhouse such as high survival rate (100%), plant height (13.3 cm), number of leaves per plant (14.67 leaves), number of roots per plant (26.67 roots), leaf length (4.03 cm), leaf width (3.77 cm), fresh weight (3816 mg) and dry weight (216 mg).Nano bạc được chứng minh là có hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, hạt nano có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự tăng trưởng của thực vật. Tác động của các hạt nano lên cây trồng phụ thuộc vào thành phần, hàm lượng, kích thước, tính chất hóa học và vật lý của hạt nano cũng như các loài thực vật. Nghiên cứu này đánh giá tác động của hạt nano bạc lên vấn đề nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy, sự tăng trưởng của cây nuôi cấy trong hệ thống vi thủy canh và thích nghi của cây trồng ở giai đoạn vườn ươm. Trong nghiên cứu này, bổ sung 7,5 ppm nano bạc vào môi trường nuôi cấy vi thủy canh cho thấy gia tăng sự tăng trưởng của cây Cúc là cao hơn so với các nồng độ khác sau 2 tuần nuôi cấy. Kết quả định danh và định lượng hàm lượng vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy vi thủy canh bằng 4 phương pháp thử, trong đó định lượng cho vi khuẩn là phương pháp Bergey, ISO 16266 và NHS-F15;  định lượng cho nấm là phương pháp ISO 21527-1. Tất cả các phương pháp cho thấy ở nồng độ 7,5 ppm nano bạc thì làm giảm hàm lượng vi sinh vật của 8 loài vi khuẩn (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Micrococcus sp. và Bacillus sp.) và 3 loài nấm mốc (Aspergillus sp., Fusarium sp. và Alterneria sp.). Khi chuyển ra giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần, cây Cúc cho tỷ lệ sống sót cao (100%) và sự tăng trưởng tốt hơn so với các nghiệm thức khác thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu như chiều cao cây (13,3 cm), số lá/cây (14,67 lá), số rễ/cây (26,67 rễ), chiều dài lá (4,03 cm), chiều rộng lá (3,77 cm), khối lượng tươi (3816 mg) và khối lượng khô (216 mg)

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở cây mô hình thuốc lá thông qua việc chuyển gen mã hóa ADP glucose pyrophosphorylase của vi khuẩn

    Get PDF
    Starch is the primary storage polysaccharide in plants.  It not only plays a role as the most important nutritional component in the diet of humans and many animal species, but is also a raw material in the food processing industry or material industry. Therefore, a current research direction is the improvement of crops by increasing starch yields based on enhancing the activity of key enzymes involved in starch biosynthesis by genetic engineering. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) is an important regulatory enzyme for synthesis of glycogen in bacteria and starch in plants. In this paper, the 1.5 kb synthetic mutant of AGPopt gene derived from E. coli AGPase was inserted into the plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficiency of this construct was tested in transgenic Nicotiana tabacum. The integration of AGPopt into the plant genome was confirmed by PCR and Southern hybridization, and the expression of bacterial AGPase in transgenic lines was detected by Western hybridization. Interestingly, starch assays in 7 tobacco transgenic lines resulted in 5 lines displaying an increase in the levels of starch accumulated in the leaves, approximately 18%–56% higher than those of WT plants. These results indicate that the expression of AGPopt is one of effective strategies for enhanced starch production in plant.Tinh bột là polysaccaride dự trữ của thực vật, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của con người cũng như nhiều loài động vật, đồng thời là nguyên liệu thô trong công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Do đó, một trong các hướng nghiên cứu được quan tâm hiện nay là làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây trồng trên cơ sở tăng cường hoạt động của một số gen mã hóa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp và tích lũy tinh bột. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) đã được chứng minh là enzyme điều hòa quan trọng, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Trong nghiên cứu này, gen nhân tạo đã tối ưu mã AGPopt với kích thước 1,5 kb có nguồn gốc từ gen glgC mã hóa cho enzyme AGPase của vi khuẩn E. coli mang đột biến thay thế glycine bằng aspartic acid ở vị trí 393 nhằm giảm ái lực với các chất ức chế đã được nối ghép với vector chuyển gen thực vật và chuyển vào cây mô hình thuốc lá, hoạt động dưới sự điều khiển của promoter 35S. Sự tích hợp của gen AGPopt vào genome thực vật được khẳng định bằng kỹ thuật PCR và Southern blot, đồng thời phương pháp lai Western blot đã phát hiện sự biểu hiện của AGPase trong các dòng thuốc lá chuyển gen . Đặc biệt, phép đo hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá ở 7 dòng chuyển gen cho thấy có 5 dòng chứa lượng tinh bột trong lá cao hơn dòng đối chứng không chuyển gen, trong đó 1 dòng có mức tăng cao nhất là 56%, 4 dòng còn lại có mức tăng từ 18%-44%. Những bằng chứng này bước đầu cho thấy việc biểu hiện gen AGPopt là một chiến lược hiệu quả giúp tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở thực vật
    corecore